Leader talk
Ngân hàng Thế giới gợi ý về quản trị dữ liệu TP.HCM
Theo đại diện Ngân hàng Thế giới (World Bank), TP.HCM cần phân bổ đủ kinh phí để tiếp tục tạo ra các tài sản dữ liệu cốt lõi, xây dựng hạ tầng số đảm bảo, từ đó giúp tăng hiệu quả của những cải cách chuyển đổi số.
Thực tế cho thấy nhiều chính phủ số hàng đầu hoặc các chính phủ số mới nổi đã lựa chọn định hướng mang tính chiến lược tập trung vào dữ liệu. Úc, Vương quốc Anh, Estonia, hoặc trong khu vực có Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, và mới đây thêm Indonesia là các ví dụ điển hình.
Cùng với đó, 7/10 công ty lớn nhất thế giới xét về giá trị vốn hóa thị trường đang hoạt động trong lĩnh vực dữ liệu. Thông tin này được bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia của World Bank tại Việt Nam đưa ra.
Báo cáo Phát triển thế giới 2021 cũng chỉ ra rằng, kể từ năm 1990, thương mại toàn cầu về các dịch vụ dựa trên dữ liệu đã phát triển theo cấp số nhân, và hiện chiếm một nửa kim ngạch thương mại dịch vụ của thế giới.
“Câu hỏi là TP.HCM làm thế nào để tận dụng giá trị từ dữ liệu của mình cho mục tiêu tăng năng suất và năng lực cạnh tranh?”, đại diện World Bank đặt vấn đề.
Theo bà, có 3 gợi ý cho Việt Nam để thực hiện chiến lược quản trị dữ liệu TP.HCM hiệu quả.
Thứ nhất là chứng minh giá trị của việc chia sẻ dữ liệu dùng chung, và đây cũng là một trong những mục tiêu của chiến lược dữ liệu. Theo đó, thành phố có thể phát triển một ứng dụng chung để cung cấp các dịch vụ công ích thuận tiện, lấy người dân làm trung tâm cho cư dân thành phố.
Thời gian qua, TP.HCM đã đưa vào sử dụng một số ứng dụng, như Cổng tiếp nhận và giải đáp thông tin, hay ứng dụng giao thông công cộng. Tuy nhiên, các ứng dụng này chưa tận dụng các tài sản dữ liệu sẵn có của thành phố như dữ liệu người dân, dữ liệu không gian, bao gồm dữ liệu điều tra dân số mã hóa theo địa lý, và dữ liệu ảnh ánh sáng LiDAR.
Vì vậy, các ứng dụng này chưa nâng cao được hiệu quả cung cấp dịch vụ của chính quyền thành phố, và cũng chưa tạo thêm tiện ích cho người dùng.
“Muốn làm được điều này, thành phố cần áp dụng các chính sách quản lý dữ liệu và chính sách chia sẻ dữ liệu để thí điểm chia sẻ dữ liệu có sẵn trong thành phố, nhằm mang lại lợi ích nhiều hơn cho người dân và doanh nghiệp”, bà Carolyn Turk khuyến nghị.
Việc tương tác với người dân thành phố, phối hợp với các quận/huyện tiên phong để xác định và ưu tiên một số dịch vụ có tác động lớn và có lượng giao dịch nhiều cũng sẽ hữu ích cho việc xây dựng và phát triển dần ứng dụng dịch vụ chung của TP.HCM, bà nói thêm.
Vấn đề thứ hai là TP.HCM cần đầu tư xây dựng thể chế phù hợp để quản lý tài sản dữ liệu một cách an toàn, và tối đa hóa giá trị của tài sản dữ liệu. Việc tạo ra một đơn vị chuyên trách về quản lý dữ liệu và chuyển đổi số sẽ rất quan trọng để đảm bảo chiến lược quản trị dữ liệu của TP.HCM, và các tài liệu chính sách quan trọng khác có liên quan được chuyển thành các hành động và kết quả cụ thể.
Hiệu quả của việc thành lập một đơn vị chuyên trách như trên đã được chứng minh ở nhiều chính phủ số tiên phong như Anh với Cơ quan Dịch vụ kỹ thuật số Vương quốc Anh, Úc với Cơ quan chuyển đổi số, hay Singapore với Cơ quan công nghệ số GovTech.
Thực tiễn ở các quốc gia này cho thấy một đơn vị chuyên trách như vậy cần có đủ nguồn lực và năng lực kỹ thuật cần thiết để thực hiện hiệu quả các chức năng.
Vấn đề cuối cùng là thành phố cần phân bổ đủ nguồn kinh phí để tiếp tục tạo ra các tài sản dữ liệu cốt lõi, và xây dựng hạ tầng số đảm bảo cho khả năng tương tác của các hệ thống dữ liệu và thông tin.
“Chỉ có như vậy, các hành động cải cách chuyển đổi số mới có thể thúc đẩy tăng năng suất, tăng năng lực cạnh tranh và phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM”, bà Carolyn Turk nhấn mạnh.
Về khía cạnh này, đại diện World Bank cho biết tổ chức này sẵn sàng cung cấp cho TP.HCM những kiến thức toàn cầu, ý kiến cố vấn chuyên gia hàng đầu thông qua hình thức dịch vụ tư vấn trả phí (RAS), hay cung cấp tài chính theo các phương thức vốn vay hiện hành khi TP.HCM cần nhằm xây dựng các mô hình vận hành khả thi của các sáng kiến chuyển đổi số, hay quản trị dữ liệu số của thành phố.
'Nỗi đau' của những thành phố không có dữ liệu
Dữ liệu - "Nhiên liệu" thúc đẩy kinh tế toàn cầu
Bạn ăn gì sáng nay? Bạn cao bao nhiêu? Lần cuối cùng bạn mua sắm trực tuyến là khi nào?... Dữ liệu xuất hiện trong mọi khía cạnh của cuộc sống của chúng ta, vậy chính phủ các nước cần làm gì để có thể điều chỉnh dữ liệu một cách phù hợp?
TP. HCM công khai dữ liệu giá đất lên mạng
Theo Sở Tài nguyên và môi trường TP. Hồ Chí Minh, dữ liệu về giá đất sẽ được chuyển tải lên nền tảng dữ liệu của thành phố để phục vụ người dân, doanh nghiệp cập nhật thông tin từng khu vực.
Tránh rủi ro pháp lý trong ngành dữ liệu và phân tích dữ liệu
Thực trạng thiếu vắng khuôn khổ pháp lý tại Việt Nam mang lại không ít khó khăn cho định hướng phát triển ngành công nghiệp dữ liệu và phân tích dữ liệu. Điều này cũng mang lại nhiều rủi ro pháp lý không lường trước cho các bên xử lý dữ liệu, mặt khác, cũng không đảm bảo được an toàn thông tin cho người dân trước những hoạt động lạm dụng, lừa đảo.
Doanh nghiệp cần tận dụng sức mạnh dữ liệu để tăng tốc chuyển đổi số!
Chuyển đổi số là lộ trình tất yếu mà mọi doanh nghiệp (DN) đều theo đuổi. Nhưng muốn đột phá trên hành trình này, DN cần nghiêm túc đầu tư cho hệ thống dữ liệu - tài nguyên vô giá của DN.
Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay
Đầu tư bền vững tương tự cách chúng ta chọn lọc, chỉ đánh bắt con cá đã đủ trưởng thành làm thực phẩm, để lại các con cá nhỏ để chúng tiếp tục sinh trưởng.
Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu
Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.
Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035
Xe buýt điện, năng lượng xanh sẽ thay thế toàn bộ xe buýt diezel để vận tải hành khách công cộng Thủ đô vào năm 2035.
Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội
Mục đích thương hiệu không chỉ giúp xây dựng niềm tin với khách hàng, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội và môi trường.
Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn
Từ năm 2022, sự góp mặt của cổ đông Uniben và đợt tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng đã đem tới "bước ngoặt" cho sự phát triển của Chứng khoán Kafi.
Nông dân Việt hưởng ứng mục tiêu phát thải ròng bằng 0
Phát thải ròng bằng 0 được đông đảo người nông dân hưởng ứng và xem như cơ hội để đổi mới mô hình sản xuất, nâng cao giá trị kinh tế.
Nam Long tiếp tục 'đảo nợ' 1.000 tỷ đồng trái phiếu
Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu tiên Nam Long phải phát hành trái phiếu để “đảo nợ” trong năm 2024.