Chương trình đào tạo quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tiên ở Việt Nam

Việt Hưng - 15:15, 26/05/2020

TheLEADERThời gian qua, số lượng các quỹ đầu tư trong và ngoài nước cho khởi nghiệp sáng tạo đang có xu hướng gia tăng sự hiện diện. Chỉ trong 10 tháng đầu năm 2019, lượng vốn thu hút được từ 29 thương vụ có công bố đã là 751 triệu USD.

Chương trình đào tạo quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tiên ở Việt Nam

Quỹ đầu tư mạo hiểm Nextrans vừa thành lập Chương trình Quỹ đầu tư mạo hiểm để đào tạo các quỹ đầu tư tiềm năng tại Việt Nam. Chương trình kéo dài 10 tuần nhằm thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam để bắt kịp các nước hàng đầu khu vực về cả quy mô và năng lực chuyên môn.

Chương trình sẽ cung cấp kiến ​​thức về lĩnh vực đầu tư mạo hiểm, phân tích các giao dịch mạo hiểm và các phiên với các công ty khởi nghiệp thành công và các quỹ nổi tiếng trong khu vực. Các ứng viên sẽ được giảng dạy bởi các chuyên gia từ Việt Nam, Hàn Quốc, các đối tác Nextrans tại Singapore, Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Chương trình VC foundation program đào tạo nhân sự mảng đầu tư mạo hiểm đầu tiên tại Việt Nam. Nội dung chính của chương trình đào tạo bao gồm các kiến thức chuyên ngành về lĩnh vực đầu tư, phân tích các tình huống điển hình và giao lưu với các startup thành công, cũng như các quỹ tên tuổi trong khu vực.

Nextrans đang tìm cách đạt mục tiêu trong tổng số 100 khoản đầu tư trong năm nay tại Việt Nam. Quỹ đã triển khai 4 triệu USD trên 17 giao dịch trong nước và thường đầu tư vào giai đoạn hạt giống trong các lĩnh vực fintech, hậu cần và chăm sóc sức khỏe.

Chương trình đào tạo quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tiên ở Việt Nam
Chương trình đào tạo quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tiên ở Việt Nam

Trước đó, Quỹ đầu tư mạo hiểm Nextrans cùng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp với mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp V-Startup từng tổ chức "Chương trình đào tạo và ươm tạo khởi nghiệp" tại Việt Nam. 

Chương trình được xây dựng với mục tiêu đóng góp vào hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam, hướng đến phát triển được những công ty khởi nghiệp có giá trị.

Các doanh nghiệp khởi nghiệp tham gia chương trình sẽ được cung cấp các thông tin và kiến thức cơ bản cho khởi nghiệp bởi lãnh đạo cấp cao của các tập đoàn công nghệ lớn và các sáng lập viên của các doanh nghiệp khởi nghiệp thành công (chính sách, đầu tư, gọi vốn, các mô hình kinh doanh, truyền thông, đưa sản phẩm ra thị trường…).

Giám đốc điều hành - Nhà sáng lập Eddy Hong cho biết: "Mục tiêu chính của chương trình là khuyến khích các doanh nhân khởi nghiệp tạo ra sản phẩm sáng tạo giúp phát triển kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. Đó không chỉ là một sản phẩm thực sự có ý nghĩa về mặt kỹ thuật mà còn tạo ra các sản phẩm sáng tạo có thể tác động mạnh mẽ đến cuộc sống con người.

Chúng tôi sẽ đầu tư 20.000 USD cho các doanh nghiệp khởi nghiệp có ý tưởng tháo gỡ được một vấn đề cấp thiết giúp thay đổi cuộc sống con người. Tối đa số doanh nghiệp khởi nghiệp nhận được đầu tư vốn mỗi năm có thể lên đến 100 doanh nghiệp".

Những tín hiệu tích cực nói trên là minh chứng cho thấy tiềm năng, cũng như cơ hội phát triển của các startup Việt Nam. Cụ thể, trong 10 tháng đầu năm 2019, lượng vốn thu hút được từ 29 thương vụ có công bố đã là 751 triệu USD.

Thời gian qua, số lượng các quỹ đầu tư trong và ngoài nước cho khởi nghiệp sáng tạo đang có xu hướng gia tăng sự hiện diện. Các quỹ ngoại như CyberAgent, 500 Startups, Golden Gate Ventures… hiện đã mở văn phòng tại Việt Nam.

Trong số các quỹ nội địa như VietCapital Ventures, Startup Viet Partners, Teko Ventures đang có những hoạt động tích cực. Song song với đó, nhiều tập đoàn lớn trong nước đã tham gia vào đầu tư mạo hiểm như FPT, Viettel, CMC, CenGroup...