Tiêu điểm
Chuyển động chậm của dự án nhiệt điện Sơn Mỹ
Dự kiến vận hành năm 2027-2029, hai dự án nhiệt điện BOT trị giá hơn 4 tỷ USD tại tỉnh Bình Thuận đang dừng ở khâu báo cáo khả thi.
Hiện tại, Bình Thuận ghi nhận hai dự án nhiệt điện BOT Sơn Mỹ I và nhiệt điện Sơn Mỹ II với tổng công suất 4.500 MW nằm trong khu công nghiệp Sơn Mỹ I, huyện Hàm Tân. Dự kiến tiến độ vận hành chính thức hai dự án vào giai đoạn 2027 - 2029.
Với công suất 2.250MW, BOT Sơn Mỹ I do tổ hợp Công ty Electricite de France SA (Pháp) - Công ty Kyushu Electric Power Co. Inc Nhật Bản, Sojizt Corporation Nhật Bàn và Công ty CP Tập đoàn Thái Bình Dương làm chủ đầu tư năm 2018 theo đồng ý chủ trương của Thủ tướng.
Dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2021, với tổng vốn đầu tư khoảng 2,2 tỷ USD.
Cùng công suất với BOT Sơn Mỹ I, dự án nhiệt điện Sơn Mỹ được trao cho Tập đoàn AES làm chủ đầu tư từ năm 2019 và được duyệt chủ trương theo phương thức đối tác công tư năm 2022, với tổng mức đầu tư khoảng 2,1 tỷ USD.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công thương, UBND tỉnh Bình Thuận đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện hai dự án nêu trên, đặc biệt là giải phóng mặt bằng dự án. Tuy nhiên, đến nay các dự án này vẫn đang trong quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi.
Từ đây, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải yêu cầu các Sở, ngành tiếp tục theo dõi quá trình triển khai thực hiện của các dự án và giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho chủ đầu tư.
Đặc biệt là giải quyết đối với các thỏa thuận, cam kết có liên quan về thuê lại đất trong khu công nghiệp Sơn Mỹ I và các điều kiện trong hợp đồng thuê lại đất giữa Công ty IPICO với các chủ đầu tư nhiệt điện BOT Sơn Mỹ I và II theo quy định pháp luật.
Đối với chủ đầu tư hai dự án nhiệt điện, UBND tỉnh khuyến nghị trực tiếp với các Bộ, ngành Trung ương để hoàn chỉnh hồ sơ, đáp ứng yêu cầu thẩm định và phê duyệt của Bộ Công thương.
Đồng thời, làm việc với chủ đầu tư dự án Kho cảng LNG Sơn Mỹ liên quan đến hợp đồng các dịch vụ tái hóa khí đối với dự án Kho cảng LNG Sơn Mỹ, đảm bảo đồng bộ với tiến độ triển khai dự án đưa vào hoạt động.
Khoảng năm trước, lối thoát cho chuỗi dự án khí điện Sơn Mỹ được cho là dần hé mở với việc UBND tỉnh Bình Thuận ký chấp thuận chủ trương đầu tư cho dự án kho cảng nhập LNG Sơn Mỹ quy mô hơn 1,3 tỷ USD. Theo đó, nằm trong chuỗi khí điện LNG Sơn Mỹ, dự án có công suất 3,6 triệu tấn/năm (cho giai đoạn 1 và lên 9 triệu tấn vào giai đoạn tiếp theo).
Do Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) làm chủ đầu tư, dự án kho cảng sẽ tiếp nhận, xử lý và cung cấp khí LNG tái hóa làm nhiên liệu cho hai nhà máy điện Sơn Mỹ I và Sơn Mỹ II, dự kiến đưa vào hoạt động từ cuối năm 2025.
Công ty TNHH Kho cảng LNG Sơn Mỹ là liên doanh giữa PV GAS (PV GAS giữ 61% vốn điều lệ) và Tập đoàn AES (39% vốn điều lệ). Theo báo cáo tài chính riêng năm 2022 của PV GAS, Công ty TNHH Kho cảng LNG Sơn Mỹ có vốn điều lệ 300 tỷ đồng.
Chuỗi khí điện LNG Sơn Mỹ gồm 2 thành phần: Kho cảng nhập LNG Sơn Mỹ (tổng mức đầu tư khoảng 1,3 tỷ USD) và nhà máy nhiệt điện BOT Sơn Mỹ II (tổng mức đầu tư khoảng 1,8 tỷ USD, sẽ sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng từ kho cảng LNG Sơn Mỹ).
Là một trong các dự án trọng điểm quốc gia về dầu khí, từng được đưa vào quy hoạch điện VI, chuỗi khí điện LNG Sơn Mỹ hơn 10 năm qua vẫn chưa thể triển khai vì nhiều lý do.
Về nhiệt điện BOT Sơn Mỹ II, dự án được đưa vào Quy hoạch điện VI, sử dụng nhiên liệu than, tiến độ đưa vào vận hành từ năm 2012 - 2015. Tháng 5/2010, Bộ Công thương ra quyết định phê duyệt quy hoạch địa điểm xây dựng Trung tâm điện lực Sơn Mỹ (tỉnh Bình Thuận), nhiên liệu sử dụng khí hoặc than.
Khoảng 1 năm sau đó, Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch điện VII, trong đó quyết định: dự án Sơn Mỹ II chưa xác định chủ đầu tư, điều chỉnh tiến độ vận hành năm 2021-2022.
Năm 2013, chủ trương phát triển chuỗi dự án khí – điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) tại Sơn Mỹ được Thủ tướng thông qua. Tới khi đề án tổng thể phát triển chuỗi các dự án khí – điện sử dụng LNG được Bộ Công thương phê duyệt thì chủ đầu tư dự án Sơn Mỹ II tiếp tục chưa xác định.
Năm 2016, Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch điện VII điều chỉnh, trong đó giao Tập đoàn Dấu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư dự án Sơn Mỹ II, tiến độ vận hành năm 2023-2025. Ba năm sau, Thủ tướng ra văn bản về việc giao Tập đoàn AES thay PVN làm chủ đầu tư dự án nhà máy nhiệt điện Sơn Mỹ II, thực hiện theo hình thức BOT.
Tháng 2/2023, dự án nhiệt điện khí Sơn Mỹ II (tổng giá trị đầu tư khoảng 1,8 tỷ USD, nhà máy sẽ có hợp đồng 20 năm với Chính phủ Việt Nam) được trao quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư cho Công ty AES Việt Nam.
Trước tình trạng dự án gặp nhiều vướng mắc, Ban chỉ đạo nhà nước các dự án trọng điểm về dầu khí (gọi tắt là Ban chỉ đạo) từng ra "tối hậu thư" đối với chuỗi khí – điện LNG Sơn Mỹ.
Cụ thể, UBND tỉnh Bình Thuận sớm xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư điều chỉnh dự án chậm nhất trong tháng 1/2023; Chủ đầu tư dự án nhà máy điện Sơn Mỹ I và Sơn Mỹ II hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án trình Bộ Công thương xem xét, thẩm định theo quy định.
Tháng 2 năm trước, Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Thuận cho biết đang thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trước khi trình cấp thẩm quyền cho ý kiến. Đồng thời, UBND tỉnh Bình Thuận thông tin, dự án kho cảng nhập LNG Sơn Mỹ gặp một số vấn đề về thủ tục, đề nghị chủ đầu tư tích cực phối hợp với các sở, ngành của tỉnh để được hướng dẫn hoàn thiện các thủ tục liên quan.
Thông tin với TheLEADER thời điểm giữa năm trước, Bộ Công thương cho biết chưa được cung cấp thông tin về vấn đề liên quan (việc chuyển đổi nhà đầu tư/chủ đầu tư và xử lý chi phí đã thực hiện của PV GAS cho dự án kho cảng LNG Sơn Mỹ) do đang trong quá trình được các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết.
Gian nan chuỗi khí điện LNG Sơn Mỹ
Chiến lược số trong kỷ nguyên kết nối
Tìm hiểu cách tận dụng công nghệ, dữ liệu và AI để tạo lợi thế cạnh tranh trong thời đại số trong cuốn sách HBR - Chiến lược số trong kỷ nguyên kết nối.
Tranh luận về dự thảo thuế thu nhập doanh nghiệp 15-17%
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 15-17% nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ nhận nhiều tranh luận về tính công bằng và tác động thực tiễn.
Yêu cầu ổn định lãi suất tiền gửi, phấn đấu giảm lãi suất cho vay
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành công văn yêu cầu các ngân hàng ổn định lãi suất tiền gửi, qua đó phấn đấu giảm thêm lãi suất vay.
Hết thời tiêu sản, chung cư càng ở càng có giá
Với nhu cầu thực lớn, khả năng tăng giá mạnh mẽ và dòng tiền từ cho thuê ổn định, các chung cư đang trở thành điểm đến của dòng tiền
Kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn EU: Cơ hội hay thách thức?
Kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn EU là thách thức nhưng cũng mở ra cơ hội cho doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu suất, chi phí sản xuất.
Quốc hội phê chuẩn 2 bộ trưởng mới và Tổng thư ký Quốc hội
Quốc hội phê chuẩn ông Nguyễn Văn Thắng làm Bộ trưởng Bộ Tài chính, ông Trần Hồng Minh làm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Đề xuất miễn thuế thu nhập từ tài chính xanh
Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế thu nhập cho việc chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải, tín chỉ carbon và thu nhập từ tiền lãi trái phiếu xanh.