Tài chính
Cổ đông Pháp thoái vốn khỏi SeABank
Sau 10 năm đầu tư, ngân hàng Societe Generale (Pháp) đã rút vốn khỏi SeABank nhằm thực hiện chiến lược tái cơ cấu các khoản đầu tư và thay đổi phân khúc thị trường.
Từ cuối năm ngoái, các tài liệu về cơ cấu cổ đông của SeABank đã không còn thể hiện Societe Generale là cổ đông lớn. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại ngân hàng này cũng giảm về 0%.
Dù các bên chưa công bố thông tin, nhưng điều này có nghĩa là Societe Generale đã thoái vốn khỏi SeABank và bên mua là một nhà đầu tư trong nước.
Societe Generale đầu tư vào SeABank từ năm 2008 với việc nắm giữ 15% cổ phần, sau đó ngân hàng Pháp tăng tỷ lệ sở hữu lên 20%. Tuy nhiên sau các đợt tăng vốn của ngân hàng, cổ đông Pháp không mua thêm cổ phần và tỷ lệ sở hữu đã giảm xuống trong thời gian gần đây.
Hiện, cổ đông lớn duy nhất của SeABank là công ty Phú Mỹ, sở hữu gần 10% sau đợt tăng vốn lên gần 7.700 tỷ đồng gần đây của ngân hàng.
Xuất phát từ một ngân hàng tại Hải Phòng, đến cuối năm 2018, tổng tài sản của 4 ngân hàng SeABank đạt khoảng 140 nghìn tỷ đồng, cùng nhóm với MSB, TPBank và VIB. Điều này tạo nên cơ hội thú vị để so sánh quy mô và hiệu quả hoạt động của 4 nhà băng này.
Hành trình tăng trưởng của các ngân hàng được xem xét từ năm 2012, thời điểm nhiều ngân hàng trong ngành xảy ra các biến cố đi kèm với tỷ lệ nợ xấu toàn ngành vọt lên mức 10%.
Theo đó TPBank đã có bước tiến ấn tượng từ một ngân hàng quy mô nhỏ, tăng trưởng đều mỗi năm và bắt kịp MSB, một ngân hàng trước đó có tổng tài sản lớn gấp 5 lần. Trong khi đó, SeABank và VIB có sự đồng hành về quy mô trong thời gian dài.

Tín dụng vẫn là động lực tăng trưởng chính của các ngân hàng. Trong đó, VIB và SeABank cũng thể hiện sự vượt trội về quy mô và tăng trưởng ổn định trong 5 năm qua. MSB tăng trưởng cho vay chậm trong 5 năm qua và bị TPBank vượt qua từ năm 2015 đến nay.
Chi tiết danh mục cho vay thể hiện VIB và TPBank tập trung cao vào cho vay cá nhân thì SeABank phân tán sang nhiều lĩnh vực còn MSB có tỷ trọng cho vay bất động sản cao nhất trong tổng danh mục cho vay.
Báo cáo của SeABank các năm trước cho thấy tỷ lệ cho vay lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô và xe máy luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Trung bình trong 3 năm từ 2015 đến 2017 khoảng 18%. Ngoài ra, ngân hàng cho vay khoảng 7,5% vào bất động sản và gần 10% vào các dịch vụ lưu trú, ăn uống và hơn 10% khác cho vay vui chơi giải trí, theo báo cáo năm 2017.
Tuy vậy sự phân hóa giữa 4 ngân hàng thể hiện rõ nét trong hiệu quả hoạt động thể hiện qua con số lợi nhuận sau thuế. Lợi nhuận của VIB và TPBank luôn vượt trội so với hai ngân hàng còn lại, đặc biệt trong hai năm gần đây.

Đáng chú ý, lợi nhuận của SeABank trong năm nay tăng trưởng nhờ vào đóng góp đáng kể của hoạt động kinh doanh và đầu tư chứng khoán. Cụ thể ngân hàng ghi nhận trong năm 2018 lãi 410 tỷ đồng so với 150 tỷ đồng năm 2017 từ hai hoạt động này.
Trong hoạt động cốt lõi là huy động và cho vay, báo cáo của các ngân hàng cho thấy, thu nhập lãi thuần của SeABank bằng một nửa TPBank và bằng 43% VIB. Ngoài ra, SeABank cũng có lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ thấp nhất trong số 4 ngân hàng.
Tuy vậy, thu nhập từ đầu tư chứng khoán của SeABank cao hơn TPBank, trong khi VIB ghi nhận lỗ nhẹ 26 tỷ đồng, còn MSB lãi hơn 720 tỷ đồng.
Trong số 4 ngân hàng, chi phí hoạt động của SeABank thấp nhất (1.632 tỷ đồng) so với 3 ngân hàng còn lại có mức trung bình khoảng 2.800 tỷ đồng. Riêng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng SeABank ghi nhận khoảng 550 tỷ đồng, không biến động nhiều so với năm 2017. Con số này nhỉnh hơn TPBank nhưng thấp hơn mức 620 tỷ đồng của VIB và 739 tỷ đồng của MSB.
Về quy mô hoạt động, MSB dẫn đầu về số chi nhánh (58) và phòng giao dịch (214). VIB có 50 chi nhánh và 112 phòng giao dịch, SeABank có 39 chi nhánh 123 phòng giao dịch còn TPBank có 31 chi nhánh và 35 phòng giao dịch đang hoạt động.
Ngân hàng đứng sau vụ thâu tóm khách sạn InterContinental Hanoi Westlake
Nới room ngoại tối đa cho 4 ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc
Với quy định mới này, các ngân hàng vừa nhận chuyển giao bắt buộc trong thời gian qua như MB, HDBank, VPBank sẽ được nới room lên 49% kể từ ngày 19/5 tới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
SonKim Capital và PVI AM hợp lực kiến tạo bất động sản cho giới siêu giàu
CTCP Quản lý quỹ PVI và SonKim Capital thiết lập quan hệ đối tác chiến lược phát triển dòng sản phẩm đầu tư bất động sản riêng cho nhà đầu tư tổ chức và cá nhân có giá trị tài sản ròng cao.
GSM nhận 45.800 đơn đặt cọc xe VinFast Green sau 72 giờ mở bán
GSM đã nhận 45.813 đơn đặt cọc không hoàn huỷ, mua bốn mẫu xe VinFast Green từ các đối tác doanh nghiệp và khách hàng cá nhân chỉ sau 72 giờ mở bán, thiết lập một kỷ lục mới trên thị trường ô tô Việt Nam.
Thủy sản đánh bắt đứng trước nguy cơ bị cấm xuất khẩu vào Hoa Kỳ
Thủy sản đánh bắt có thể bị cấm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do quốc gia này không công nhận các biện pháp quản lý, bảo tồn thú biển của Việt Nam.
Nới room ngoại tối đa cho 4 ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc
Với quy định mới này, các ngân hàng vừa nhận chuyển giao bắt buộc trong thời gian qua như MB, HDBank, VPBank sẽ được nới room lên 49% kể từ ngày 19/5 tới.
Vietnam Airlines ra mắt 2 đường bay mới đến Ấn Độ
Vietnam Airlines khai thác hai đường bay quốc tế giữa Hà Nội với hai điểm đến mới của Ấn Độ là Bengaluru và Hyderabad trong tháng 5/2025 bằng tàu bay Airbus A321.
Sun Group khởi công dự án nhà ở xã hội đầu tiên tại Hà Nam
Tập đoàn Sun Group và tỉnh Hà Nam sáng nay tổ chức lễ khởi công công trình nhà ở xã hội trong quần thể đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City tại TP. Phủ Lý.
Trungnam Group mở thế trận táo bạo trong cuộc đua năng lượng
Trungnam Group cho biết đã và đang chuẩn bị sẵn sàng về nguồn lực để phục vụ các kế hoạch tham vọng gắn với quy hoạch điện lực quốc gia thời kỳ mới.