Leader talk
Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế: Cơ hội vàng để Việt Nam đột phá
Trung tâm tài chính mới nổi đang là nhu cầu của thế giới, trong bối cảnh tái định hình hệ thống tài chính toàn cầu.
Khác biệt với trung tâm tài chính truyền thống, những trung tâm tài chính mới nổi cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính đặc thù, phục vụ thị trường ngách, qua đó đáp ứng yêu cầu phân bổ, chuyển dịch nguồn lực tài chính trong bối cảnh tình hình khu vực, thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường.
Khẳng định Việt Nam đang đứng trước cơ hội vàng để tham gia cuộc chơi của các trung tâm tài chính mới nổi, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhận định, TP.HCM và Đà Nẵng đã hội tụ nhiều yếu tố mang tính nền tảng để xây dựng, phát triển trung tâm tài chính cho khu vực và quốc tế.
Việc xây dựng thành công trung tâm tài chính cho khu vực và quốc tế sẽ mở ra năm cơ hội lớn cho Việt Nam.
Thứ nhất, kết nối với các thị trường tài chính toàn cầu. Thứ hai, thu hút các tổ chức tài chính nước ngoài, tạo ra nguồn lực đầu tư mới, thúc đẩy nguồn lực đầu tư hiện hữu.
Thứ ba, cung cấp các dịch vụ tài chính chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Thứ tư, tạo một bước chuyển mới về chất, giúp thị trường tài chính ở Việt Nam trở nên lành mạnh và hiệu quả, bắt kịp với các chuẩn mực quốc tế, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Cuối cùng, góp phần đưa Việt Nam tham gia sâu hơn trong chuỗi giá trị kinh tế toàn cầu, nâng cao vai trò, uy tín và ảnh hưởng của Việt Nam trên trường quốc tế; khẳng định vị thế là một nền kinh tế mạnh mẽ và bền vững; từ đó bảo đảm quốc phòng an ninh, nhất là trong trong lĩnh vực tài chính từ sớm, từ xa.
Do đó, việc xây dựng trung tâm tài chính cho khu vực và quốc tế được xác định là bước đột phá về thể chế, quyết sách quan trọng giúp giải phóng nguồn lực, thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, để nâng cao năng suất, hiệu quả và năng lực cạnh tranh, đưa đất nước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
“Quyết tâm xây dựng trung tâm tài chính cho khu vực và quốc tế không chỉ phản ánh khát vọng của Việt Nam, mà còn đáp ứng yêu cầu hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Tuy nhiên, việc xây dựng một trung tâm tài chính tại Việt Nam là vấn đề khó, chưa từng có tiền lệ, tạo ra thách thức rất lớn.
Để vượt qua thách thức này, ngày 31/12/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 259/NQ-CP phê duyệt kế hoạch hành động triển khai xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam.
Kế hoạch hành động đưa ra năm trọng tâm, bao gồm phát triển cơ sở hạ tầng tài chính hiện đại, thu hút nhân tài quốc tế, thúc đẩy đổi mới tài chính, mở rộng hội nhập quốc tế và bảo vệ an ninh tài chính.
Để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đặt ra, đảm bảo hiện thực hóa cơ hội vàng từ trung tâm tài chính mới nổi cho khu vực và quốc tế, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đưa ra ba khuyến nghị.
Thứ nhất, các bộ, ngành, cơ quan trung ương cần chủ động phối hợp với Bộ Kế hoạch và đầu tư cùng các địa phương để sớm hoàn thiện dự thảo nghị quyết của Quốc hội về phát triển trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam, chủ động đề xuất chính sách cần thiết và đồng hành với địa phương trong quá trình phát triển, vận hành trung tâm tài chính.
Thứ hai, Đà Nẵng và TP.HCM cần tập trung bố trí nguồn lực, chuẩn bị các điều kiện nền tảng và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển trung tâm tài chính, đặc biệt là nguồn lực về hạ tầng, nhân lực, thể chế, môi trường kinh doanh, môi trường sống.
Bên cạnh đó, tập trung vận động, tiếp cận và thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các định chế tài chính đến đầu tư tại trung tâm tài chính của các địa phương.
Thứ ba, đối với các đối tác quốc tế, bộ trưởng đề nghị hỗ trợ các bộ, ngành và địa phương trong việc nghiên cứu, học tập kinh nghiệm quốc tế trong quá trình xây dựng và vận hành trung tâm tài chính, hỗ trợ đề xuất, kiến nghị các chính sách, định hướng và hỗ trợ huy động nguồn lực đầu tư và phát triển.
Xây Đà Nẵng thành trung tâm tài chính quy mô khu vực
Điều kiện tiên quyết để xây dựng Trung tâm Tài chính TP.HCM
Để xây dựng thành công Trung tâm Tài chính TP Hồ Chí Minh, chúng ta cần tập trung vào việc tăng cường tự do tài chính, tăng khả năng đồng thuận chính trị và xây dựng cơ sở hạ tầng.
Ai đứng sau hệ thống 3 trung tâm tài chính ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM?
Các nhà đầu tư, tài chính và giới kinh doanh địa ốc tò mò, đặt câu hỏi, tập đoàn nào đứng sau chuỗi dự án tầm cỡ này, kỳ vọng sẽ tạo ra những tác động lớn cho công cuộc số hóa ngành tài chính tại Việt Nam?
TP. HCM trở thành trung tâm tài chính quốc tế: Đâu là nút thắt?
TP. HCM đang sở hữu những lợi thế vượt trội để trở thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.
Ưu tiên trong phát triển văn hóa doanh nghiệp 2025
Văn hóa doanh nghiệp 2025 tập trung vào trải nghiệm nhân viên, đổi mới sáng tạo và xây dựng tổ chức học tập trong kỷ nguyên số.
Gần 2.700 người dân được phát hiện dương tính với vi khuẩn HP từ chuỗi chương trình khám bệnh cộng đồng
Kết thúc chuỗi ngày hội “Sống Khỏe Mỗi Ngày”, Manulife đã mang đến tổng cộng hơn 12.000 suất khám bệnh miễn phí cho người dân. Chương trình đã giúp nhiều người kịp thời phát hiện tình trạng bệnh lý và lên kế hoạch điều trị phù hợp, qua đó, “trang bị” sức khỏe cho năm mới 2025.
Tìm nhân lực cho điện hạt nhân
Để phát triển nhân lực cho điện hạt nhân, cần hình thành hệ sinh thái, chuẩn bị đa dạng về kỹ thuật, nghiên cứu khoa học, quản lý vận hành…
“Điểm rơi” trong chu kỳ mới của thị trường bất động sản
Khu Tây TP.HCM, với tiềm năng phát triển hạ tầng và tiện ích vượt trội, đang được ví như một “điểm rơi” mới đầy hấp dẫn trên bản đồ bất động sản.
Tinh gọn bộ máy để đất nước 'vươn mình' khác thường
Yếu tố quyết định thành công cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy không chỉ là rút gọn cơ học, mà phải tuyển chọn và bố trí đúng người, đúng việc, đúng khả năng.
Thị trường gọi xe Việt hết thế chân kiềng?
Sự tham gia của Bolt, ứng dụng gọi xe phổ biến tại châu Âu và châu Phi liệu có thể thay đổi cục diện thị trường gọi xe công nghệ Việt Nam hiện tại?
Bảng giá đất mới của Hà Nội: Người hưởng lợi, kẻ gặp khó?
Việc Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất tăng cao sẽ mang lại nhiều lợi ích chung và riêng nhất định, song cũng khiến nhiều chủ thể bị ảnh hưởng nặng nề.