TP. HCM trở thành trung tâm tài chính quốc tế: Đâu là nút thắt?

Hứa Phương Thứ ba, 25/08/2020 - 09:35

TP. HCM đang sở hữu những lợi thế vượt trội để trở thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Mặc dù có nhiều lợi thế phát triển nhưng nhiều đề án của TP. HCM vẫn còn dang dở qua nhiều năm

Tại buổi làm việc của Ban cán sự Đảng Chính phủ với Ban thường vụ Thành ủy TP. HCM do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì ngày 23/8, Thủ tướng đã ủng hộ bốn đề án đột phá của TP. HCM, gồm: Điều chỉnh tỷ lệ điều tiết ngân sách Nhà nước cho TP. HCM để thành phố có nguồn ngân sách lớn hơn; Thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP. HCM; đề án thành lập thành phố Thủ Đức; đề án phát triển trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại TP. HCM.

Trong đó, đáng chú ý là đề án phát triển trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại TP. HCM. Với đề án này, Thủ tướng đề nghị lãnh đạo thành phố và các bộ, ngành khẩn trương nghiên cứu kỹ, đánh giá tác động ảnh hưởng, đặc biệt lưu ý các điều kiện cần thiết, công cụ, phương pháp tổ chức quản lý, huy động nguồn lực quốc tế và trong nước.

Vậy TP. HCM đang có những lợi thế gì để trở thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế là câu hỏi được cả những nhà quản lý và giới chuyên gia đặt ra. 

Cơ hội “có một không hai”

Trong kiến nghị gửi Chính phủ, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP. HCM dẫn nhận định của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng kỷ nguyên Châu Á sẽ bắt đầu tư năm 2020. Theo đó Châu Á sẽ giữ vai trò quan trọng và là khu vực có đóng góp nhiều hơn phần còn lại của thế giới trong phát triển kinh tế toàn cầu. 

Lợi thế để TP. HCM trở thành trung tâm tài chính
TP. HCM đang sở hữu nhiều lợi thế để trở thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế

Ngày càng có nhiều hoạt động kinh tế đầu tư, thương mại diễn ra tại khu vực, dẫn đến xuất hiện nhu cầu và hoạt động về tài chính, kéo theo sự dịch chuyển và hình thành các trung tâm tài chính lớn của khu vực và thế giới.

Sự trỗi dậy của khu vực Châu Á hiện nay là chất xúc tác quan trọng về các hoạt động tài chính, nhất là cơ hội mới cho Việt Nam khi được đánh giá là điểm đến hấp dẫn hàng đầu trong các nền kinh tế mới nổi của Châu Á.

Với chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu có bước cải thiện vượt bậc, năm 2019 (tăng 10 bậc theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc nhóm quốc gia dẫn đầu thế giới, độ mở của nền kinh tế vào nhóm cao nhất trong các nền kinh tế ( khoảng 200%) cùng sự chủ động hội nhập và hợp tác giao thương rộng mở qua việc ký kết 16 FTA.

Xu hướng toàn cầu đang diễn ra và cục diện chính trị, kinh tế, thương mại đầu tư toàn cầu có nhiều thay đổi, như sự kiện Brexit sẽ có tác động không nhỏ đến trung tâm tài chính London; những diễn biến tại Hồng Kông… Những diễn biến đó có thể làm lung lay vị thế của trung tâm tài chính quốc tế tại thành phố này. Đồng thời tạo cơ hội cho các nền kinh tế mới nổi, trong đó có Việt Nam để đón đầu các nguồn lực dịch chuyển từ các trung tâm này.

Việt Nam nói chung và TP. HCM nói riêng đang đứng trước cơ hội “có một không hai” để hiện thực hóa khát vọng xây dựng một trung tâm tài chính quan trọng của quốc gia, khu vực và thế giới.

Vì sao lại là TP. HCM?

Việc TP. HCM chủ động đề xuất phát triển thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế, ngoài những yếu tố do diễn biến trên thế giới mang lại thì thành phố này cũng đang sở hữu những lợi thế riêng.

Về mặt pháp lý Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10/8/2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP. HCM đến năm 2020 ghi nhận “TP. HCM là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, khoa học công nghệ…”.

Cùng với quyết định số 2076/QĐ-TTg năm 2017 về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng TP. HCM đến năm 2030 tầm nhìn 2050 cũng đặt mục tiêu phát triển vùng TP. HCM trở thành một đô thị lớn, phát triển năng động, trung tâm thương mại, tài chính, trung tâm kinh tế lớn, vị thế quan trọng trong khu vực và hướng tới quốc tế.

Trong đó TP. HCM được định vị là đô thị hạt nhân, trung tâm tri thức, trung tâm kinh tế tổng hợp đa chức năng phục vụ mục tiêu giao thương quốc tế của vùng và quốc gia.

Còn về mặt cơ sở thực tiễn thì hiện nay Việt Nam nói chung và TP. HCM nói riêng đang sở hữu nhiều lợi thế tự nhiên sẵn có để phát triển các trung tâm tài chính. Việt Nam ở múi giờ khác biệt với 21 trung tâm tài chính lớn nhất toàn cầu. Đây là lợi thế “riêng có và đặc biệt” trong việc hút dòng vốn nhàn rỗi trong thời gian nghỉ giao dịch từ các trung tâm này.

Ngoài ra, TP. HCM chỉ các 3 giờ bay đến các trung tâm năng động của Châu Á như Singapore, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản…Năng suất lao động của TP. HCM cao gấp 2,7 lần so với trung bình của cả nước, cùng với nguồn nhân lực rồi dào, được đào tạo bài bản trong lĩnh vực tài chính và lĩnh vực hỗ trợ dịch vụ tài chính.

Là đầu tàu động lực chủ yếu của nền kinh tế Việt Nam, TP. HCM đang đóng góp 22,3% GDP, chiếm 26,6% ngân sách quốc gia, thu hút 33,8% số dự án FDI của cả nước.

Đây cũng là nơi ra đời thị trường chứng khoán Việt Nam và hạ tầng tài chính của thành phố còn nhiều tiềm năng với hệ thống các ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính trung gian, các quỹ đầu tư, công ty tài chính, công ty chứng khoán… đóng góp vai trò quan trọng không chỉ đối với TP. HCM mà còn cả nước trong việc huy động vốn và phân bổ vốn thông qua các hoạt động đầu tư trực tiếp, gián tiếp hoặc qua kênh mua bán, sáp nhập (M&A), hoạt động kiều hối…

Lợi thế để TP. HCM trở thành trung tâm tài chính 1
Bảng so sánh giao dịch tài chính trên thị trường TP. HCM và Hà Nội

Mật độ tập trung của các định chế tài chính trên địa bàn TP. HCM hiện nay cao nhất so với các địa bàn khác trên cả nước. Nếu tính riêng hệ thống ngân hàng và các tổ chức tính dụng phi ngân hàng là 2.138 đơn vị. Trong đó có hội sở, phòng giao dịch, chi nhánh của 50 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 31 ngân hành thương mại cổ phần và 4 ngân hàng quốc doanh.

Năm 2019, tổng vốn huy động trên địa bàn TP. HCM chiếm 24,09% tổng vốn huy động của cả nước. Tổng dư nợ cho vay chiếm 28,05% tổng dư nợ cho vay toàn nền kinh tế.

Trên thị trường vốn, tổng giá trị vốn hóa tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HOSE) chiếm 95% tổng giá trị thị trường và 54,33% GDP cả nước năm 2019. Dù số công ty niêm yết chệnh lệch không nhiều nhưng quy mô các công ty niêm yết trên HOSE lên đến 3,2 triệu tỷ đồng, trong khi HNX chỉ 192 nghìn tỷ đồng.

Tính thanh khoản trên sàn HOSE cũng cao hơn rất nhiều, bình quân giá trị giao dịch năm 2019 là 4.128 tỷ đồng/phiên (cao hơn 10 lần HNX). Trong đó vốn nước ngoài đổ vào giao dịch tài chính trên sàn HOSE là 159 nghìn tỷ đồng (gấp 38 lần so với HNX).

Những điều này cho thấy, nhu cầu hoạt động tài chính ở khu vực TP. HCM là rất lớn, điều kiện tốt để hình thành và phát triển một trung tâm tài chính khu vực và quốc tế trong tương lai.

Việc định hướng và phát triển TP. HCM trở thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế một mặt củng cố vai trò của TP. HCM trong nền kinh tế, đồng thời góp phần khai thác hiệu quả tiềm lực kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía nam và cả nước.

Thành, bại là do thể chế

Thực ra, đề án phát triển trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại TP. HCM đã được thành phố theo đuổi từ rất lâu. Có chuyên gia đã ví von rằng đề án này là giấc mơ hơn hai thập kỷ của TP. HCM. Đã có nhiều hội thảo quy mô trong nước và quốc tế được tổ chức để lắng nghe ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nước.

Tại Diễn đàn kinh tế TP. HCM được tổ chức tháng 10/2019, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, yếu tố thành công của đề án xây dựng trung tâm tài chính tại TP. HCM là vấn đề thể chế. TP HCM cần được hưởng những cơ chế đặc thù, vượt trội hoàn toàn so với các địa phương khác và có thể cạnh tranh được các trung tâm tài chính trong khu vực.

Bởi vì theo ông Dũng, xu hướng hiện nay của các nhà đầu tư quốc tế là tìm kiếm cơ hội tại các trung tâm tài chính mới để hưởng nhiều ưu đãi.

Còn theo TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc trường Chính sách công và Quản lý Fulbright (Đại học Fulbright Việt Nam), dù đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhiều năm qua ở mức cao nhưng TP. HCM vẫn là nơi có xuất phát điểm thấp trong so với các thành phố khác. Cụ thể, TP. HCM đứng thứ 55 về thu hút thương mại và 128 về quy mô kinh tế của các thành phố trên thế giới.

“Tỷ lệ ngân sách được giữ lại ngày càng giảm khiến địa phương không còn động lực phát triển. Các chính sách thuế và phí đều ở tầm quốc gia và chưa tạo điều kiện cho sự phát triển năng động của thị trường tài chính", TS. Vũ Thành Tự Anh nhận xét.

Theo ông Anh, mục tiêu TP. HCM trở thành trung tâm tài chính của khu vực và quốc tế có khoảng 20 năm trước nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được nên nhiệm vụ cấp thiết hiện nay là làm thế nào để thành phố có tên trong bản đồ xếp hạng trung tâm tài chính.

Phát biểu tại diễn đàn này, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định việc xây dựng thành phố thành trung tâm tài chính không chỉ là mong muốn của TP. HCM mà là nhiệm vụ của cả nước.

TP. HCM đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ trên nhưng sẽ không khả thi nếu các ngành và địa phương khác không ủng hộ, đồng thời phải có chính sách vượt trội riêng cho thành phố trong việc thực hiện nhiệm vụ này. Vì tính chất quan trọng đó, TP. HCM phải xây dựng đề án cụ thể trình Chính phủ xem xét, phê duyệt để nhiệm vụ trên trở thành nhiệm vụ trọng điểm của quốc gia.

Giấc mơ hơn hai thập kỷ của TP. HCM

Giấc mơ hơn hai thập kỷ của TP. HCM

Tiêu điểm -  5 năm
Mặc dù có nhiều điều kiện nhưng dự án phát triển TP. HCM thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế từ năm 1996 vẫn chưa trở thành hiện thực.
Giấc mơ hơn hai thập kỷ của TP. HCM

Giấc mơ hơn hai thập kỷ của TP. HCM

Tiêu điểm -  5 năm
Mặc dù có nhiều điều kiện nhưng dự án phát triển TP. HCM thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế từ năm 1996 vẫn chưa trở thành hiện thực.
TP. HCM đề xuất xây dựng một trung tâm tài chính quốc tế

TP. HCM đề xuất xây dựng một trung tâm tài chính quốc tế

Tiêu điểm -  4 năm

Theo Chủ tịch UBND TP. HCM, TP.HCM là một trung tâm tài chính lớn nhất cả nước, đầu tàu kinh tế của cả nước, sẵn sàng tiên phong thực hiện những nhiệm vụ mới. Do đó, TP.HCM kiến nghị xây dựng một trung tâm tài chính mang tầm vóc khu vực và quốc tế là việc cần thiết và là xu thế phát triển tất yếu.

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Bất động sản -  15 giờ

Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

Nhịp cầu kinh doanh -  16 giờ

SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Tiêu điểm -  17 giờ

Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Leader talk -  17 giờ

Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  22 giờ

Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.