Có nên bỏ việc xây nhà ở xã hội?

Trần Đình Thứ tư, 22/11/2017 - 16:53

Theo TS. Nguyễn Minh Hoà, không nên duy trì kiểu nhà ở xã hội khi bị biến tướng, còn với loại nhà ở xã hội theo đúng nghĩa thì nên tiếp tục phát triển.

Trong bài viết “Nhà nước nên thôi làm nhà ở xã hội” GS. Đặng Hùng Võ cho rằng Nhà nước nên khuyến khích xây nhà thương mại giá rẻ hơn là nhà ở xã hội vì Nhà nước không còn sức để bao cấp. Sau khi đăng bài viết, TheLEADER đã nhận được những ý kiến tranh cãi của các chuyên gia đô thị, chuyên gia địa ốc về đề xuất này.

Có nên bỏ việc xây nhà ở xã hội?
Mô hình một dự án nhà ở xã hội của Hoàng Quân

Để rộng đường dư luận, TheLEADER xin đăng nhận định của TS. Nguyễn Minh Hoà, Giám đốc Diễn đàn quốc tế “Phát triển đô thị bền vững Châu Á” tại Việt Nam:

Nhận thức lại khái niệm “nhà ở xã hội”

Ở các nước phát triển và ở khu vực Đông Nam Á, khái niệm nhà ở xã hội là loại nhà xây dựng không hướng đến mục đích kinh doanh mà hướng đến mục tiêu “xã hội”. Đó là những loại nhà dành cho những người không có khả năng mua nhà và không có nhu cầu sử dụng cầu kỳ (tạm hiểu là có chỗ cư trú).

Họ là những người già không nơi nương tựa, vô gia cư, lang thang cơ nhỡ, người tật nguyền, phụ nữ đông con… mà chính quyền gọi là những người dễ bị tổn thương, thuộc nhóm yếu thế, không có khả năng hoặc không có nhiều khả năng sinh kế.

Loại nhà này có thể xây dựng trên đất của chính phủ chưa dùng đến, hay các nhà từ thiện cho mượn, chất lượng nhà vừa phải, có đủ các chức năng cơ bản.

Những người này thường được chia làm hai nhóm, một nhóm ở hoàn toàn miễn phí dưới sự bảo trợ của chính phủ, mạnh thường quân, các tổ chức NGO, tổ chức tôn giáo,…nhóm thứ hai trả tiền thuê rất thấp, nhưng số tiền này do chính phủ trung ương hay chính quyền địa phương trả hộ tiền thuê thông qua các quĩ phúc lợi xã hội.

Người viết bài này đã đến thăm loại nhà ở xã hội ở Thái Lan, Philipines, Malayisa và cả ở Nhật Bản, Mỹ. Như vậy nếu hiểu theo nghĩa này thì loại nhà ở xã hội cần duy trì và phát triển. Bởi ở Việt Nam có rất nhiều người trong hoàn cảnh này, đặc biệt là một đất nước bước ra từ những cuộc chiến tranh liên miên.

Trên nguyên tắc, những gì tư nhân không làm thì nhà nước phải làm, do vậy nhà nước (nhất là nhà nước XHCN) phải phát triển loại nhà này.

Hiện nay loại hình nhà này đã có ở một vài địa phương, nhưng còn rất ít so với nhu cầu và những chưa thành một chủ trương lớn, ngoài ra cần để các tổ chức xã hội, người dân, mạnh thường quân tử tế chung tay giúp đỡ họ.

Những biến tướng của nhà ở xã hội

Không hiểu sao ở Việt Nam, nhà ở xã hội đã được đồng nhất với “nhà thu nhập thấp”. Nhận thức này đưa đến một hệ quả là những chính sách liên quan đến loại hình nhà ở này chưa sát thực tế, và bị lợi dụng. Kết quả là người có thu nhập thấp thì không mua được nhà trong khi đó những nhà đầu tư khôn lỏi nắm được cơ hội, lợi dụng kẽ hở và dựa vào quan hệ để thu lợi khủng.

Diễn tiến của nó đã diễn ra là nhà đầu tư được hưởng lợi như không phải nộp thuế đất, thuế VAT bán căn hộ, tiền hỗ trợ địa phương (khoản này không hề nhỏ), được vay ưu đãi, chưa kể những sai sót dễ dàng được cho qua và được cả tiếng thơm nữa. Nhưng loại nhà ở này có chất lượng quá tệ.

Một trường hợp khác, chung cư tương đối tốt, giá bán cao, từ 15-18 triệu trở lên/m2. Vậy là không có người thu nhập thấp nào với tới, thời gian sau chủ đầu tư sang sửa lại bán theo giá thương mại.

Có một số dự án thoả mãn được yêu cầu của nhà thu nhập thấp, nhưng người mua được lại không phải đúng đối tượng mà là những người khác, họ mua xong bán lại hưởng chênh lệch. Theo ý nghĩa này thì quả thật, không nên duy trì kiểu nhà ở xã hội như ở Việt Nam.

Như vậy tôi đồng ý với GS. Đặng Hùng Võ không nên duy trì kiểu nhà ở xã hội khi bị biến tướng, còn với loại nhà ở xã hội theo đúng nghĩa (và cả theo quan niệm quốc tế) thì nên tiếp tục phát triển.

Cần nói thêm là nhà đầu tư nào cũng muốn kiếm lợi nhuận, cho dù là nhà ở mang nhãn “xã hội” thì cũng sản xuất ra để bán, do vậy nên phát triển nhà thương mại với nhiều cấp độ khác nhau (cao cấp, trung bình, thấp).

Họ phải chịu tất cả các loại thuế, phí ban hành, nhà nước thu đúng, thu đủ, sau đó lấy số tiền đó hỗ trợ ngược lại cho người mua nhà thược diện chính sách theo từng loại đối tượng. Cách này nhiều quốc gia đã thực hiện, như thế mới làm lành mạnh và minh bạch thị trường bất động sản. Những thứ tù mù chắc chắn sẽ dẫn đến hệ quả một thị trường méo mó.   

Trong bài tiếp theo, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh sẽ lý giải tại sao Nhà nước cần giữ vai trò chủ đạo xây nhà ở xã hội.
GS Đặng Hùng Võ: Nhà nước nên thôi làm nhà ở xã hội

GS Đặng Hùng Võ: Nhà nước nên thôi làm nhà ở xã hội

Leader talk -  6 năm

Có nên tiếp tục phát triển nhà ở xã hội trong tương lai hay làm thế nào để cải tạo hiệu quả những chung cư cũ là một trong những vấn đề nổi bật hiện nay của thị trường bất động sản. Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có những chia sẻ với TheLEADER xung quanh hai vấn đề này.

Phát triển nhà ở xã hội: Doanh nghiệp phải “tự cứu mình”

Phát triển nhà ở xã hội: Doanh nghiệp phải “tự cứu mình”

Bất động sản -  7 năm

Sau khi gói 30 nghìn tỷ đồng kết thúc vào cuối năm 2016, thị trường nhà ở xã hội chững lại về cả lực cung lẫn nguồn cầu. Nhiều chủ đầu tư đã phải tìm cách tự cứu mình. chủ động bù lãi suất cho khách vay ưu đãi.

Hạnh phúc ở một doanh nghiệp tí hon vĩ đại

Hạnh phúc ở một doanh nghiệp tí hon vĩ đại

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

LuxGroup không chỉ duy trì vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực du lịch sang trọng mà còn xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ, lấy khách hàng làm trung tâm.

SeABank lãi trước thuế 4.500 tỷ đồng sau 9 tháng

SeABank lãi trước thuế 4.500 tỷ đồng sau 9 tháng

Tài chính -  1 giờ

SeABank đạt lợi nhuận trước thuế 4.508 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước với các chỉ số kinh doanh tích cực nhờ quản trị rủi ro hiệu quả.

Vàng ròng từ nông nghiệp bền vững

Vàng ròng từ nông nghiệp bền vững

Phát triển bền vững -  1 giờ

Định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ngay từ những ngày đầu đã giúp Phúc Sinh trở thành một trong những người dẫn dầu xuất khẩu hồ tiêu và cà phê.

Kích hoạt dòng đầu tư xanh từ EU

Kích hoạt dòng đầu tư xanh từ EU

Phát triển bền vững -  2 giờ

Lãnh đạo Ủy ban châu Âu khẳng định, EU sẽ đem tới Việt Nam những khoản đầu tư xanh chất lượng, hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0.

Thách thức của nhà tái chế

Thách thức của nhà tái chế

Phát triển bền vững -  3 giờ

Phân loại rác thải tại nguồn và thiết kế sinh thái là giải pháp giúp nhà tái chế hoạt động hiệu quả, nâng cao tỷ lệ và chất lượng sản phẩm tái chế.

Điện mặt trời mái nhà được EVN mua lại không quá 20% công suất

Điện mặt trời mái nhà được EVN mua lại không quá 20% công suất

Tiêu điểm -  3 giờ

Điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu nối lưới nếu không dùng hết sẽ được bán lên hệ thống điện quốc gia không quá 20% công suất lắp đặt thực tế, từ 22/10/2024.

Thủ tướng phê bình các địa phương chậm hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Thủ tướng phê bình các địa phương chậm hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Bất động sản -  13 giờ

Thủ tướng Chính phủ phê bình nghiêm khắc lãnh đạo nhiều địa phương chậm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, để đưa bộ luật này sớm đi vào thực tiễn.