Có nên bỏ việc xây nhà ở xã hội?

Trần Đình Thứ tư, 22/11/2017 - 16:53

Theo TS. Nguyễn Minh Hoà, không nên duy trì kiểu nhà ở xã hội khi bị biến tướng, còn với loại nhà ở xã hội theo đúng nghĩa thì nên tiếp tục phát triển.

Trong bài viết “Nhà nước nên thôi làm nhà ở xã hội” GS. Đặng Hùng Võ cho rằng Nhà nước nên khuyến khích xây nhà thương mại giá rẻ hơn là nhà ở xã hội vì Nhà nước không còn sức để bao cấp. Sau khi đăng bài viết, TheLEADER đã nhận được những ý kiến tranh cãi của các chuyên gia đô thị, chuyên gia địa ốc về đề xuất này.

Có nên bỏ việc xây nhà ở xã hội?
Mô hình một dự án nhà ở xã hội của Hoàng Quân

Để rộng đường dư luận, TheLEADER xin đăng nhận định của TS. Nguyễn Minh Hoà, Giám đốc Diễn đàn quốc tế “Phát triển đô thị bền vững Châu Á” tại Việt Nam:

Nhận thức lại khái niệm “nhà ở xã hội”

Ở các nước phát triển và ở khu vực Đông Nam Á, khái niệm nhà ở xã hội là loại nhà xây dựng không hướng đến mục đích kinh doanh mà hướng đến mục tiêu “xã hội”. Đó là những loại nhà dành cho những người không có khả năng mua nhà và không có nhu cầu sử dụng cầu kỳ (tạm hiểu là có chỗ cư trú).

Họ là những người già không nơi nương tựa, vô gia cư, lang thang cơ nhỡ, người tật nguyền, phụ nữ đông con… mà chính quyền gọi là những người dễ bị tổn thương, thuộc nhóm yếu thế, không có khả năng hoặc không có nhiều khả năng sinh kế.

Loại nhà này có thể xây dựng trên đất của chính phủ chưa dùng đến, hay các nhà từ thiện cho mượn, chất lượng nhà vừa phải, có đủ các chức năng cơ bản.

Những người này thường được chia làm hai nhóm, một nhóm ở hoàn toàn miễn phí dưới sự bảo trợ của chính phủ, mạnh thường quân, các tổ chức NGO, tổ chức tôn giáo,…nhóm thứ hai trả tiền thuê rất thấp, nhưng số tiền này do chính phủ trung ương hay chính quyền địa phương trả hộ tiền thuê thông qua các quĩ phúc lợi xã hội.

Người viết bài này đã đến thăm loại nhà ở xã hội ở Thái Lan, Philipines, Malayisa và cả ở Nhật Bản, Mỹ. Như vậy nếu hiểu theo nghĩa này thì loại nhà ở xã hội cần duy trì và phát triển. Bởi ở Việt Nam có rất nhiều người trong hoàn cảnh này, đặc biệt là một đất nước bước ra từ những cuộc chiến tranh liên miên.

Trên nguyên tắc, những gì tư nhân không làm thì nhà nước phải làm, do vậy nhà nước (nhất là nhà nước XHCN) phải phát triển loại nhà này.

Hiện nay loại hình nhà này đã có ở một vài địa phương, nhưng còn rất ít so với nhu cầu và những chưa thành một chủ trương lớn, ngoài ra cần để các tổ chức xã hội, người dân, mạnh thường quân tử tế chung tay giúp đỡ họ.

Những biến tướng của nhà ở xã hội

Không hiểu sao ở Việt Nam, nhà ở xã hội đã được đồng nhất với “nhà thu nhập thấp”. Nhận thức này đưa đến một hệ quả là những chính sách liên quan đến loại hình nhà ở này chưa sát thực tế, và bị lợi dụng. Kết quả là người có thu nhập thấp thì không mua được nhà trong khi đó những nhà đầu tư khôn lỏi nắm được cơ hội, lợi dụng kẽ hở và dựa vào quan hệ để thu lợi khủng.

Diễn tiến của nó đã diễn ra là nhà đầu tư được hưởng lợi như không phải nộp thuế đất, thuế VAT bán căn hộ, tiền hỗ trợ địa phương (khoản này không hề nhỏ), được vay ưu đãi, chưa kể những sai sót dễ dàng được cho qua và được cả tiếng thơm nữa. Nhưng loại nhà ở này có chất lượng quá tệ.

Một trường hợp khác, chung cư tương đối tốt, giá bán cao, từ 15-18 triệu trở lên/m2. Vậy là không có người thu nhập thấp nào với tới, thời gian sau chủ đầu tư sang sửa lại bán theo giá thương mại.

Có một số dự án thoả mãn được yêu cầu của nhà thu nhập thấp, nhưng người mua được lại không phải đúng đối tượng mà là những người khác, họ mua xong bán lại hưởng chênh lệch. Theo ý nghĩa này thì quả thật, không nên duy trì kiểu nhà ở xã hội như ở Việt Nam.

Như vậy tôi đồng ý với GS. Đặng Hùng Võ không nên duy trì kiểu nhà ở xã hội khi bị biến tướng, còn với loại nhà ở xã hội theo đúng nghĩa (và cả theo quan niệm quốc tế) thì nên tiếp tục phát triển.

Cần nói thêm là nhà đầu tư nào cũng muốn kiếm lợi nhuận, cho dù là nhà ở mang nhãn “xã hội” thì cũng sản xuất ra để bán, do vậy nên phát triển nhà thương mại với nhiều cấp độ khác nhau (cao cấp, trung bình, thấp).

Họ phải chịu tất cả các loại thuế, phí ban hành, nhà nước thu đúng, thu đủ, sau đó lấy số tiền đó hỗ trợ ngược lại cho người mua nhà thược diện chính sách theo từng loại đối tượng. Cách này nhiều quốc gia đã thực hiện, như thế mới làm lành mạnh và minh bạch thị trường bất động sản. Những thứ tù mù chắc chắn sẽ dẫn đến hệ quả một thị trường méo mó.   

Trong bài tiếp theo, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh sẽ lý giải tại sao Nhà nước cần giữ vai trò chủ đạo xây nhà ở xã hội.
GS Đặng Hùng Võ: Nhà nước nên thôi làm nhà ở xã hội

GS Đặng Hùng Võ: Nhà nước nên thôi làm nhà ở xã hội

Leader talk -  7 năm

Có nên tiếp tục phát triển nhà ở xã hội trong tương lai hay làm thế nào để cải tạo hiệu quả những chung cư cũ là một trong những vấn đề nổi bật hiện nay của thị trường bất động sản. Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có những chia sẻ với TheLEADER xung quanh hai vấn đề này.

Phát triển nhà ở xã hội: Doanh nghiệp phải “tự cứu mình”

Phát triển nhà ở xã hội: Doanh nghiệp phải “tự cứu mình”

Bất động sản -  7 năm

Sau khi gói 30 nghìn tỷ đồng kết thúc vào cuối năm 2016, thị trường nhà ở xã hội chững lại về cả lực cung lẫn nguồn cầu. Nhiều chủ đầu tư đã phải tìm cách tự cứu mình. chủ động bù lãi suất cho khách vay ưu đãi.

Sốt đất sáp nhập tỉnh thành: Cạm bẫy rình rập giữa cơn cuồng nhiệt

Sốt đất sáp nhập tỉnh thành: Cạm bẫy rình rập giữa cơn cuồng nhiệt

Bất động sản -  14 phút

Thông tin sáp nhập một số tỉnh thành đang khiến giá đất nền tăng vọt, nhưng nhà đầu tư cần tỉnh táo để tránh rủi ro.

Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy

Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy

Bất động sản -  3 ngày

Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.

Sóng bất động sản 2025: Sàn đấu của kẻ mạnh

Sóng bất động sản 2025: Sàn đấu của kẻ mạnh

Bất động sản -  3 ngày

Thị trường bất động sản dậy sóng với loạt dự án khởi công rầm rộ, nhiều "ông lớn" tái xuất. Nhưng phía sau sự sôi động ấy, không ít doanh nghiệp vẫn mắc kẹt trong khó khăn, chật vật tìm lối thoát.

Cú hích mới cho nguồn cung bất động sản

Cú hích mới cho nguồn cung bất động sản

Bất động sản -  4 ngày

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo sớm hoàn thiện hai nghị định quy định chi tiết thi hành hai nghị quyết quan trọng của Quốc hội về đất đai, bất động sản.

'Chim sợ cành cong', nhà đầu tư vẫn dè chừng bất động sản nghỉ dưỡng

'Chim sợ cành cong', nhà đầu tư vẫn dè chừng bất động sản nghỉ dưỡng

Bất động sản -  4 ngày

Dù thị trường bất động sản nghỉ dưỡng bắt đầu ghi nhận những tín hiệu phục hồi, nhiều nhà đầu tư vẫn thận trọng trước các rủi ro tiềm ẩn và bài học từ giai đoạn trước.

Sốt đất sáp nhập tỉnh thành: Cạm bẫy rình rập giữa cơn cuồng nhiệt

Sốt đất sáp nhập tỉnh thành: Cạm bẫy rình rập giữa cơn cuồng nhiệt

Bất động sản -  14 phút

Thông tin sáp nhập một số tỉnh thành đang khiến giá đất nền tăng vọt, nhưng nhà đầu tư cần tỉnh táo để tránh rủi ro.

Bảo hiểm nhân thọ như nắng sau mưa

Bảo hiểm nhân thọ như nắng sau mưa

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Trong bối cảnh nền kinh tế trải qua nhiều biến động, ngành bảo hiểm nhân thọ đang dần phục hồi và khẳng định vai trò bảo vệ tài chính cho người dân.

CTX Holdings khởi động dự án trên 'đất vàng' Hà Nội

CTX Holdings khởi động dự án trên 'đất vàng' Hà Nội

Doanh nghiệp -  1 giờ

Tái khởi động một số dự án 'đất vàng', CTX Holdings cho thấy mình đang từng bước trở lại đường đua bất động sản, dù tốc độ còn khá chậm.

Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường

Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường

Tiêu điểm -  12 giờ

Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.

Sắp diễn ra hội thảo trực tuyến: Chuỗi giá trị bền vững - Tuân thủ pháp lý EU-Việt Nam

Sắp diễn ra hội thảo trực tuyến: Chuỗi giá trị bền vững - Tuân thủ pháp lý EU-Việt Nam

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Câu chuyện tuân thủ bền vững đang "sôi sục" thời gian gần đây bởi những thay đổi tại thị trường EU, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp Việt Nam.

Muốn công trình xanh thì đến cáp điện cũng phải xanh

Muốn công trình xanh thì đến cáp điện cũng phải xanh

Phát triển bền vững -  12 giờ

Công trình xanh ngoài việc được thiết kế, xây dựng thân thiện với môi trường, thì còn cần sử dụng cả những vật liệu xanh vốn đang là bài toán khó trong doanh nghiệp.

'Phần thưởng' cho ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc

'Phần thưởng' cho ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc

Ngân hàng -  12 giờ

Chuyên gia VIS Ratings nhìn nhận, các ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc có thể tăng trưởng mạnh trong nhiều năm, với tốc độ từ 20-25% mỗi năm.