Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt: Lợi bất cập hại?

Nguyễn Lê Thứ tư, 13/12/2017 - 14:18

Dự thảo tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt lên 10% của Bộ tài chính đã vấp phải nhiều phản đối của các cơ quan và doanh nghiệp cả trong và ngoài nước.

Đến năm 2020, sản lượng ngành nước giải khát dự kiến đạt trên 6 tỷ lít.

Theo đề xuất được Bộ Tài chính đưa ra lấy ý kiến, các loại nước ngọt sẽ được bổ sung vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) gồm nước ngọt có ga, không ga, tăng lực, thể thao, trà, cà phê uống liền được đóng gói theo dây chuyền sản xuất nước ngọt.

Bộ Tài chính dự kiến trình Chính phủ hai phương án thuế suất. Một là áp mức thuế 10% từ năm 2019 và hai là áp thuế 20% từ năm 2019. Tuy nhiên, cơ quan này thiên về phương án đầu tiên hơn.

Bộ này cũng đưa ra 3 lý do về quyết định áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt: cơ cấu lại thuế để tăng ngân sách; phù hợp với xu hướng quốc tế và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng tránh bệnh tiểu đường và béo phì.

Tuy nhiên, nhiều cơ quan quản lý và đặc biệt là khối doanh nghiệp đã lên tiếng phản đối, cho rằng các lợi ích mà động thái này mang lại không bù đắp lại được những tác động tiêu cực của nó đối với thị trường.

Doanh nghiệp rượu - bia - nước giải khát đang chịu những điều kiện gì?

Lại chuyện đánh thuế tiêu thụ đặc biệt cho nước ngọt: Lợi bất cập hại
Ông Nguyễn Tiến Vỵ

Trao đổi với TheLEADER bên lề Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam năm 2017 luật sư Nguyễn Tiến Vỵ, Phó Chủ tịch Hiệp hội bia - rượu - nước giải khát Việt Nam (VBA) cho biết, bia, rượu, nước giải khát là ngành kinh doanh có điều kiện và phải tuân thủ một số quy định riêng".

Việc sản xuất phải tuân thủ theo Nghị định 105/2017/NĐ-CP của Luật Đầu tư 2014 về kinh doanh rượu và Nghị định 77 của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 1/7/2016 về điều kiện sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, đối với bia và nước giải khát còn phải đáp ứng quy định về an toàn thực phẩm theo Nghị định 38 của Chính phủ.

"Như vậy, các doanh nghiệp phải tập trung nhân lực, vật chất để có thể đáp ứng các điều kiện về cơ sở sản xuất, nhân lực, môi trường, phòng cháy chữa cháy...", ông nói.

Đánh thuế TTĐB nước ngọt: Hòn đá tảng cho ngành công nghiệp đầy tiềm năng?

Đề cập đến vấn đề đánh thuế TTĐB với nước ngọt, ông Vỵ cho biết, gần đây, Bộ Tài chính cũng đưa ra dự thảo đánh thuế tiêu thụ đặc biệt (10%) đối với nước ngọt. Đây là một khó khăn đối với ngành bia, rượu, giải khát nói chung và đối với ngành sản xuất, kinh doanh nước ngọt nói riêng. 

"Chúng tôi đã có ý kiến với Bộ Tài chính, với Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) bởi nước giải khát là một ngành nhận được sự quan tâm của Nhà nước và theo kế hoạch sản xuất bia, rượu, nước giải khát đến năm 2025, tầm nhìn 2035, ngành nước giải khát có tốc độ tăng trưởng rất nhanh", ông Vỵ nói. 

Theo kế hoạch này, năm 2020, sản lượng dự kiến đạt trên 6 tỷ lít, đến năm 2025, con số này lần lượt sẽ tăng lên trên 9 tỷ lít và 15 tỷ lít lần lượt vào năm 2025 và 2035.

"Theo đó, Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích, phát triển ngành này nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân. Bởi vì nước giải khát đã trở thành một loại đồ uống hết sức phổ biến cả ở thành thị lẫn nông thôn".

Nếu áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% đối với nước ngọt, cộng thêm thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ 10 – 12%, rồi thuế GTGT đối với đường từ 5% lên 6% thì giá thành của nước ngọt sẽ tăng lên ít nhất 12%, ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô sản xuất và nhu cầu của người tiêu dùng.

Đánh thuế nước ngọt sẽ giúp giảm tình trạng tiểu đường và béo phì, tăng ngân sách?

Việc sản xuất không đáp ứng được nhu cầu của người dân sẽ dẫn đến tình trạng buôn lậu, sản xuất hàng giả hàng nhái. Điều này lại quay trở lại ảnh hưởng đến chính sức khỏe của người tiêu dùng. 

Bên cạnh đó, dự thảo này, nếu được thông qua, sẽ ảnh hưởng cả đến những người nông dân, những người sản xuất và cung cấp các nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm nước ngọt. 

Nhà nước cũng phải chi một khoản kinh phí để tăng cường công tác chống buôn lậu hàng giả, hàng nhái và giải quyết vấn đề lao động dôi dư khi các doanh nghiệp buộc phải cắt giảm năng lực sản xuất khi quy mô giảm, giá thành tăng cao.

"Kiến nghị của chúng tôi là Nhà nước nên xem xét chưa áp thuế TTĐB đối với nước ngọt", ông Vỵ nói.

Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam (AmCham), bà Natasha Ansell cho rằng, việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt là một thực tế không thông dụng và không được khuyến khích. 

Theo khảo sát của AmCham tiến hành trên 158 quốc gia khác nhau, chỉ có 40 nước trong số đó (bao gồm 4 nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương - với ít hơn 2% dân số khu vực - Thái Lan, Campuchia, Lào, Brunei) thực thi điều luật này.

"Chúng tôi hoàn toàn hiểu rằng, Chính phủ Việt Nam đưa ra dự thảo luật này nhằm cải thiện sức khỏe thể chất của người dân, đồng thời chúng tôi cũng muốn giúp nâng cao nhận thức của người dân Việt Nam trong vấn đề tiêu thụ thực phẩm. Nhưng nếu chỉ cô lập một ngành công nghiệp trong khi những ngành công nghiệp thực phẩm khác cũng có những cấu phần tương tự thì không phải là một giải pháp thực sự hiệu quả, làm giảm tính cạnh tranh của thị trường", bà nói. 

Cải cách chính sách thuế vẫn 'trói chân' doanh nghiệp bất động sản

Cải cách chính sách thuế vẫn "trói chân" doanh nghiệp bất động sản

Bất động sản -  6 năm

Việc cải cách chính sách về thuế liên quan đến thị trường bất động sản trong thời gian gần đây liên tiếp gặp được sự phản ứng của dư luận bởi lo ngại sẽ càng tăng thêm áp lực về rào cản cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này.

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Tiêu điểm -  6 phút

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Nhịp cầu kinh doanh -  26 phút

Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  8 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  20 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  20 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  20 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  23 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.