Tham vọng của Dat Bike là chuyển đổi 250 triệu xe máy xăng ở Đông Nam Á thành xe máy điện, hướng tới hệ sinh thái giao thông bền vững, giảm ô nhiễm môi trường, khói thải, và tiếng ồn.
Dat Bike - startup công nghệ của Việt Nam chuyên phát triển và ứng dụng các phương tiện giao thông xanh đã huy động thành công 2,6 triệu USD trong vòng pre-Series A. Khoản đầu tư này do Quỹ đầu tư mạo hiểm Jungle Ventures dẫn đầu, với sự tham gia của Wavemaker Partners, Hustle Fund và iSeed Ventures.
Sản phẩm chủ đạo của Dat Bike là mẫu xe máy điện Weaver, được bán trên trang web của Dat Bike và tại cửa hàng trưng bày sản phẩm của hãng ở Thành phố Hồ Chí Minh với mức giá gần 40 triệu đồng.
Hướng tới phương tiện giao thông bền vững, các sản phẩm của Dat Bike góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường, khói thải, và tiếng ồn hơn so với xe máy truyền thống.
Người dùng cũng có thể mua thêm các phụ kiện như túi đựng đồ bằng da và mũ bảo hiểm trên trang web của Dat Bike. Từ xe máy đến phụ kiện, mọi sản phẩm đều được thiết kế bởi đội ngũ kỹ sư người Việt Nam và sản xuất phần lớn tại Việt Nam.
Theo chia sẻ của ông Nguyễn Bá Cảnh Sơn, nhà sáng lập và CEO Dat Bike, xe máy điện lâu nay vốn bị đánh giá thấp hơn so với xe máy xăng vì công suất thấp và quãng đường đi ngắn, chỉ bằng một nửa so với xe máy xăng thông thường.
Nhưng Dat Bike đã chứng minh điều ngược lại. Weaver, mẫu xe chủ đạo của Dat Bike, là chiếc xe máy điện đầu tiên và duy nhất tại thị trường Việt Nam có thể sánh ngang với xe máy xăng về công suất và quãng đường đi, cho phép người dùng có thể chuyển đổi từ xe máy xăng sang xe máy điện mà không cần đánh đổi hiệu suất của xe.
Đây là một trong những mẫu xe máy điện mạnh mẽ nhất Việt Nam với động cơ 5000W giúp tăng tốc từ 0 đến 50km/h chỉ trong 3 giây; gấp ba lần so với các loại xe máy điện khác và khả năng tăng tốc vượt qua hầu hết các loại xe máy xăng truyền thống.
Thời gian sạc cũng là nhanh nhất so với các xe máy điện trên thị trường, dưới 3 giờ cho một lần sạc đầy, và cơ chế phanh cũng được điều chỉnh phù hợp với tình hình giao thông ở Việt Nam.
CEO Nguyễn Bá Cảnh Sơn chia sẻ tầm nhìn: "Chúng tôi muốn chuyển đổi 250 triệu xe máy xăng ở Đông Nam Á thành xe máy điện. Chúng tôi tin rằng khi có lựa chọn thì người tiêu dùng sẽ chọn xe chạy điện thay vì xe chạy xăng. Tuy nhiên, do các loại xe máy điện hiện nay trên thị trường có công suất và quãng đường thấp hơn, nên thật khó để người dân đưa ra quyết định chuyển đổi".
Nhà sáng lập này cho biết, nguồn vốn mới từ Quỹ đầu tư mạo hiểm Jungle Ventures sẽ giúp startup trẻ tuổi tiếp tục sáng tạo và phát triển ra những chiếc xe máy điện hoàn thiện nhất dành cho người dùng khu vực Đông Nam Á và cả thế giới.
Trước đó, Nguyễn Bá Cảnh Sơn đã từ bỏ công việc lương cao của mình ở Thung lũng Silicon vào năm 2018 để theo đuổi ước mơ mang lại điều gì đó ý nghĩa hơn cho quê hương mình và Dat Bike ra đời từ đó.
Nguyễn Bá Cảnh Sơn bắt đầu bằng việc học cách làm ra một chiếc xe máy trong ga-ra của mình ở thung lũng Silicon, trước khi về Việt Nam và tập hợp một đội ngũ kỹ sư trẻ cùng chí hướng.
Cùng với đội ngũ của mình, vị CEO đã nâng cao năg lực sản xuất của công ty từ 1 chiếc xe máy xuất xưởng mỗi tuần trong những ngày đầu lên hàng trăm chiếc mỗi tháng như hiện nay. Dat Bike cũng đã khai trương cửa hàng đầu tiên tại TP. HCM vào tháng 12 năm ngoái, và hiện nay tốc độ tăng trưởng của Dat Bike đạt 35% mỗi tháng.
Ông Amit Anand, đại diện Jungle Ventures đánh giá: "Dat Bike là khoản đầu tư đầu tiên của chúng tôi trong lĩnh vực phương tiện di chuyển, nơi đang có những bước chuyển đổi nhanh chóng nhờ công nghệ. Thị trường xe 2 bánh có trị giá hơn 25 tỷ USD ở Đông Nam Á đang chín muồi để các doanh nghiệp gặt hái lợi nhuận từ việc phát triển xe máy điện".
Hiện có 3 thị trường xe máy lớn trên thế giới là: Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á. Trong khi cả hai thị trường Trung Quốc và Ấn Độ đều do các nhà sản xuất xe máy nội địa chiếm lĩnh, Đông Nam Á chưa có thương hiệu xe máy địa phương nào và thị trường hiện nay chủ yếu do các công ty Nhật Bản chi phối.
Do đó, nhà sáng lập Dat Bike muốn thay đổi điều này, trở thành thương hiệu xe máy dẫn đầu của Đông Nam Á. Và xe máy điện là cách mà startup Việt hiện thực hóa ước mơ.
Công Ty Cổ Phần M Village (M Village) có người đại diện pháp luật là Nguyễn Hải Ninh, thành lập từ tháng 10/2020 với vốn điều lệ là 20 tỷ đồng. Tới cuối tháng 1/2021, M Village đăng kí nâng vốn điều lệ lên thành 24 tỷ đồng (hơn 1 triệu USD).
Dự báo, ngành y tế, chăm sóc sức khỏe vẫn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai, kể cả khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát và kết thúc, đặc biệt tại những quốc gia năng động như Việt Nam, Ấn Độ.
Mục tiêu cuối cùng của AirAsia là trở thành một siêu ứng dụng, cung cấp tới người dùng tất cả những tiện ích, dịch vụ cơ bản, trước khi lĩnh vực kinh doanh truyền thống của công ty là hàng không giá rẻ quay lại đà hồi phục.
Với chương trình đầu tư đợt 1 năm 2021 với quy mô lên tới 300.000 USD, VSV - Nghệ An Ventures quyết tâm trở thành đơn vị hỗ trợ khởi nghiệp hàng đầu miền Trung.
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực