Khởi nghiệp
Đi tìm công thức cho mô hình kinh doanh homestay
Với việc tạo ra nhiều nguồn giá trị cho chủ sở hữu cùng với nguồn thu đáng kể, không khó hiểu khi kinh doanh homestay trở thành trào lưu của giới kinh doanh bất động sản sinh lời vài năm trở lại đây.
Với việc thay đổi thói quen du lịch, các nhà đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng cũng dần chuyển mình qua một hình thức tuy mới nhưng không quá xa lạ, đó chính là kinh doanh homestay và dịch vụ căn hộ.
Theo một số nghiên cứu, xu hướng kinh doanh này đang tăng dần và sẽ còn phát triển hơn nữa tại Việt Nam trong thời gian tới. Bởi ngành du lịch nước ta đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ, trở thành ngành công nghiệp không khói với giá trị lợi nhuận có thể lên đến con số 20 tỷ USD.
Tuy vậy, không dễ để "hốt bạc" từ mô hình này. Bởi nhà đầu tư có thể bị thua lỗ nếu không có kế hoạch kinh doanh cụ thể, thiếu kiến thức về mô hình kinh doanh, hay phát sinh chi phí cao, cùng với lượng khách thuê không ổn định.
Tìm lời giải đáp cho những rủi ro
Có rất nhiều những rủi ro mà các chủ nhà, những người kinh doanh homestay sẽ gặp phải. Đó là những khó khăn đến từ phía khách hàng, từ đối tác, và thậm chí đến từ chính những chính sách không phù hợp trong phương thức kinh doanh.
Chẳng hạn, một số homestay sẽ gặp phải các trường hợp như: Review không có tâm, không chính xác, rating thấp nhưng không đưa ra lý do khiến các căn hộ bị tụt hạng, giảm uy tín trong mắt khách hàng.
Trong nhóm kín dành cho các chủ hộ kinh doanh, bạn N.L chia sẻ: "Tôi có cho một khách nước ngoài thuê, check-in chưa được bao nhiêu lâu, anh khách đánh giá 3* và tự động checkout đi luôn mà không thông báo. Vị khách này cũng không giao tiếp với tôi, trong khi tôi rất sẵn sàng hỗ trợ và nghe góp ý từ họ. Giờ tôi không biết phải làm thế nào, có bị ảnh hưởng gì không?”.
Nhưng đó chưa phải tình huống xấu nhất, bởi nhiều chủ nhà cũng từng lâm vào hoàn cảnh khách hàng phá đồ, lấy cắp đồ, sử dụng chất kích thích, mại dâm... Số lượng và tính cách khách hàng khá đa dạng nên các chủ nhà cũng dễ "đau đầu" khi gặp phải nhiều kiểu người khác nhau.
Để tránh gặp những trường hợp trên, các chủ nhà mách nhau nên lập nội quy, thậm chí mô tả cách xử lý, đền bù rõ ràng để khi xảy ra sự việc có căn cứ giải quyết.
Còn khi gặp phải trường hợp khách vô trách nhiệm, huỷ phòng trước giờ check-in, để tránh thiệt hại và tổn thất doanh thu, các chủ homestay đang lựa chọn đi theo phổ biến nhất, đó chính là để chế độ thanh toán trước 50%, tính phí huỷ phòng và lựa chọn những nền tảng cho thuê phòng uy tín, sẵn sàng đảm bảo quyền lợi chủ nhà.

Không chỉ khách hàng, mà các đối tác cũng có thể trở thành nguồn cơn của sự "rắc rối" cho các chủ homestay. Thực tế ghi nhận nhiều trường hợp, chủ nhà lấy lại nhà khi đang kinh doanh tốt, hoặc có nhiều tình huống chủ toà nhà gây cản trở.
Để chuẩn bị cho các tình huống đó, chủ homestay nên có những phòng bị kỹ về giấy tờ, chính sách đền bù rõ ràng ngay từ lúc làm hợp đồng, với chủ toà nhà thì càng nên mềm mỏng khi cần thiết.
Tối ưu và đa dạng hoá kênh bán hàng
Hiện nay, có rất nhiều kênh, nền tảng và ứng dụng hỗ trợ, là đầu mối trung gian giúp kết nối nhu cầu cho thuê của chủ nhà đối với khách hàng.
Trên thế giới đã có mô hình Airbnb với mạng lưới các căn hộ phong phú, tuy chưa chính thức hoạt động tại Việt Nam nhưng ứng dụng này vài năm trở lại đây đã có nhiều hoạt động với lượng đăng ký từ chủ nhà người Việt đông đảo.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư cũng không nên quá phụ thuộc vào Airbnb mà cần phải tối ưu và đa dạng hoá kênh bán hàng, đăng các sản phẩm của mình trên nhiều nền tảng OTA cùng lúc, ví dụ như Luxstay – kênh kinh doanh lưu trú uy tín cho chủ nhà với các mức ưu đãi, bảo vệ quyền lợi cho người kinh doanh đáng tin cậy.
Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng nên biết các cách marketing, phương thức quảng cáo trên những kênh được ưa chuộng như Facebook, Instagram, các trang du lịch và mô tả trên nền tảng OTAs để phân bổ nội dung, đồng thời thu hút được lượng khách hàng mới.
Việc xuất hiện nhiều dịch vụ hỗ trợ đã khiến cho việc kinh doanh homestay trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Gần đây, Luxstay cũng đang phát triển mạnh hệ sinh thái và đưa ra những giải pháp hữu ích dành cho chủ nhà như khoá Smartlook của Luxstore, các dịch vụ dọn dẹp, chăm sóc khách hàng với sự hỗ trợ vô cùng lớn về giá với những ưu đãi hấp dẫn dành cho chủ nhà.

Tại Việt Nam, “với nguồn cung ít nhưng nhu cầu lại nhiều”, Luxstay trở thành nền tảng đầu tiên hoạt động một cách chuyên nghiệp mang đến những giải pháp kinh doanh tốt nhất cho các nhà đầu tư kinh doanh Homestay.
Có thể nói, kinh doanh homestay cần phải có chiến lược và biết cách tận dụng các yếu tố từ dự trù giải quyết vấn đề, tối ưu hoá các kênh bán hàng, cũng như biết chọn lựa các dịch vụ hỗ trợ để việc vận hành tiết kiệm chi phí, lại vừa hiệu quả trong kinh doanh.
“Tôi mới kinh doanh Homestay được 6 tháng với 2 căn hộ tại Hồ Tây và 1 homestay tại Sóc Sơn, lúc ban đầu tôi khá bỡ ngỡ về loại hình kinh doanh này vì chỉ là một tay ngang, bởi công việc chính của tôi là làm văn phòng hành chính, có nhiều thời gian rảnh và dư giả một số vốn nên tôi quyết định đầu tư vào loại hình này. Trộm vía tôi khá may mắn trong kinh doanh khi căn hộ đầu tiên khá hút khách, tôi tiếp tục phát triển thêm hai căn nữa. Tuy nhiên, vấn đề tôi gặp phải đó là khó khăn trong việc quản lý và tìm các giải pháp hỗ trợ. Qua tìm kiếm tôi biết đến Luxstay, và đội ngũ Luxstay đã giúp tôi marketing các căn hộ trên nền tảng và kênh quảng cáo của họ. Tôi cũng biết đến khoá thông minh của Luxstore và có dùng thử nghiệm, nó đã giúp tôi rất nhiều trong việc checkin và checkout cho khách, vừa đỡ tốn quỹ thời gian quản lý khách hàng vừa tiết kiệm chi phí thuê người cho tôi rất nhiều” - Chị Nhật Linh chia sẻ.
Nở rộ homestay: Có dễ hốt bạc?
Masan vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng giá heo
Trong 9 tháng đầu năm, doanh thu từ mảng thức ăn chăn nuôi của Masan Nutri Science giảm 31,2% so với cùng kỳ, ảnh hưởng lớn tới kết quả kinh doanh chung của tập đoàn Masan.
Nhà thầu xây dựng lớn nhất Việt Nam mong hưởng lợi từ căng thẳng Mỹ - Trung
Coteccons đánh giá lợi nhuận xây dựng khu công nghiệp có tính ổn định cao hơn so với mảng xây dựng dân dụng cao cấp với tính chu kỳ rất cao, tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận sẽ thấp hơn.
PNJ giành thêm thị phần từ thị trường trang sức không có thương hiệu
Sau thời gian đẩy mạnh mở mới các cửa hàng, hệ thống bán lẻ vàng bạc PNJ hiện có hơn 300 cửa hàng trên cả nước.
Sau Thái Lan, Apple Store sẽ có mặt tại Việt Nam?
Sau khi xác nhận mở cửa hàng chính hãng tại Thái Lan vào đầu tháng 11 tới, Apple Store được kỳ vọng sẽ chọn Việt Nam là điểm đến tiếp theo.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.