Nhà thầu xây dựng lớn nhất Việt Nam mong hưởng lợi từ căng thẳng Mỹ - Trung

Trần Anh Thứ bảy, 27/10/2018 - 16:16

Coteccons đánh giá lợi nhuận xây dựng khu công nghiệp có tính ổn định cao hơn so với mảng xây dựng dân dụng cao cấp với tính chu kỳ rất cao, tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận sẽ thấp hơn.

Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (Coteccons) vừa công bố doanh thu 9 tháng đầu năm tăng 13,9% so với cùng kỳ, đạt 20.737 tỷ đồng.

Trong đó, doanh thu từ mảng xây dựng bất động sản nhà ở đạt 9.728 tỷ đồng, xây dựng trung tâm thương mại văn phòng đạt 2.691 tỷ đồng, xây dựng khách sạn và khu nghỉ dượng đạt 2.484 tỷ đồng và xây dựng công nghiệp đạt 5.796 tỷ đồng.

Trong cơ cấu nguồn thu của Coteccons, xây dựng các dự án bất động sản nhà ở vẫn đóng góp tỷ trọng lớn nhất. Tuy nhiên cơ cấu doanh thu theo từng mảng kinh doanh đã có sự thay đổi lớn so với những năm trước đây.

Cụ thể, doanh thu mảng xây dựng bất động sản nhà đã giảm 27% so với cùng kỳ. Năm ngoái, mảng này chiếm tỷ trọng 73% doanh thu thì năm nay chỉ còn 47%. Giá cổ phiếu của Coteccons đã giảm liên tục từ đầu năm đến nay do nhà đầu tư lo ngại đơn vị này đang gặp nhiều khó khăn khi phải đối mặt với chu kỳ suy thoái của thị trường bất động sản, cũng như cạnh tranh gay gắt giá nguyên liệu, chi phí nhân lực với các nhà thầu xây dựng khác.

Là ‘bạn đồng hành’ lâu năm của Vingroup, Coteccons vẫn sẽ được hưởng lợi từ việc triển khai các gói thầu xây dựng dự án thương hiệu Vincity. Hiện tại, Vincity đã bắt đầu được thi công nhưng sẽ chưa đóng góp đáng kể vào doanh thu trong năm nay.

Trong vài năm tới, Vingroup dự kiến sẽ phát triển 3 dự án Vincity gồm Vincity Gia Lâm (364 ha), Vincity New Sài Gòn (251 ha) và Vincity Tây Mỗ (280 ha) với tổng cộng khoảng 180 tòa và các cơ sở hạ tầng khác.

Coteccons kỳ vọng gói thầu mà công ty nhận tại các dự án này sẽ khoảng 67 tòa và có thể là cả công trình hạ tầng khác trong dự án. Đây nhiều khả năng sẽ là nguồn lợi nhuận chính của công ty trong 2 năm tới. Tuy nhiên, biên lợi nhuận sẽ không cao như trước đây, chỉ dao động từ 5 – 6% do đây là dự án nhà ở bình dân.

Nhà thầu xây dựng lớn nhất Việt Nam mong hưởng lợi từ căng thẳng Mỹ - Trung
Coteccons đạt gần 1 tỷ USD doanh thu trong 9 tháng đầu năm

Mảng kinh doanh lõi gặp nhiều khó khăn, Coteccons đang phải tìm hướng đi mới. 9 tháng đầu năm nay, doanh thu mảng xây dựng công nghiệp tăng 255% so với cùng kỳ và đóng góp 28% vào tổng doanh thu, tăng gấp 3 lần so với mức 9% năm ngoái.

Tỷ trọng mảng xây dựng công nghiệp tăng mạnh là nhờ đóng góp lớn từ tổ hợp Vinfast cũng như dự án Hòa Phát Dung Quất. Trong quý 3, Coteccons đã ký thêm một hợp đồng xây dựng lớn mới, là Nhà xưởng Timber Land của Manwah Group với giá trị hợp đồng là 1.500 tỷ đồng. Công ty cũng dự kiến sẽ có thêm nhiều gói xây dựng khác từ Vinfast trong tương lai.

Việc chuyển hướng sang xây dựng khu công nghiệp có thể coi là bước đi mới cho nhà thầu xây dựng lớn nhất Việt Nam trong bối cảnh nhu cầu xây dựng bất động sản nhà ở trong nước đang dần bão hòa.

Coteccons đánh giá lợi nhuận xây dựng khu công nghiệp có tính ổn định cao hơn so với mảng xây dựng dân dụng cao cấp với tính chu kỳ rất cao. Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận sẽ thấp hơn.

Công ty chứng khoán HSC đánh giá, năng lực thi công tốt trong mảng này cộng với quan hệ lâu dài của Ban lãnh đạo Coteccons với nhiều khách hàng Trung Quốc và Đài Loan sẽ giúp công ty hưởng lợi từ hoạt động chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam nhằm tránh ảnh hưởng từ tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc

Bên cạnh đó, Coteccons cũng đang nỗ lực mở rộng hoạt động và phát huy năng lực thi công ở các mảng xây dựng khác như khách sạn, resort và các tổ hợp giải trí cũng như trở thành chủ đầu tư một số dự án bất động sản. 

Doanh thu từ xây dựng khách sạn & khu nghỉ dưỡng tăng 128% so với cùng kỳ và tỷ trọng đóng góp vào tổng doanh thu cũng tăng từ 6% trong 9 tháng đầu năm 2017 lên 12% trong 9 tháng đầu năm nay.

Một động lực khác được HSC dự báo có thể thay đổi cục diện một cách tích cực cho Coteccons đó là hoạt động M&A các công ty liên quan. Quá trình M&A với nhiều công ty liên quan bao gồm Ricons đã được hoãn sang năm sau. Ước tính chi phí cho hoạt động M&A mua cổ phần từ cổ đông thiểu số sẽ là khoảng 2.500 tỷ đồng. 

Coteccons tìm động lực tăng trưởng mới

Coteccons tìm động lực tăng trưởng mới

Doanh nghiệp -  6 năm
Trong bối cảnh doanh thu có dấu hiệu chững lại thì sáp nhập các công ty có liên quan và chuyển hướng sang các ngành kinh doanh có giá trị gia tăng lớn hơn có thể là những động lực tiềm năng để Coteccons tiếp tục tăng trưởng trong trung hạn.
Coteccons tìm động lực tăng trưởng mới

Coteccons tìm động lực tăng trưởng mới

Doanh nghiệp -  6 năm
Trong bối cảnh doanh thu có dấu hiệu chững lại thì sáp nhập các công ty có liên quan và chuyển hướng sang các ngành kinh doanh có giá trị gia tăng lớn hơn có thể là những động lực tiềm năng để Coteccons tiếp tục tăng trưởng trong trung hạn.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  23 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh

Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh

Doanh nghiệp -  1 ngày

Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.

Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan

Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan

Doanh nghiệp -  3 ngày

Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.

Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với 'khách sộp'

Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với "khách sộp"

Doanh nghiệp -  3 ngày

Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.

Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát

Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát

Doanh nghiệp -  3 ngày

Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  23 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.