Quốc tế

Dòng vốn mạo hiểm đổ vào các nước ASEAN đạt mức cao chưa từng có

Hương Anh Thứ năm, 10/08/2017 - 11:11

Các nước ASEAN đang trên đà đạt được mức vốn đầu tư mạo hiểm (VC) cao chưa từng có trong năm 2017.

Ảnh: Internet

Singapore đã công bố 711 giao dịch với tổng giá trị 7,305 tỷ USD kể từ năm 2012, tiếp đến là Indonesia với 285 thỏa thuận được công bố với tổng giá trị 3,477 tỷ USD cho cùng kỳ.

Từ đầu năm cho đến 31/7/2017, khu vực đã chốt được 244 thỏa thuận và tiếp tục hướng đến mức kế hoạch đã đặt ra là 422 giao dịch với tổng giá trị 9 tỷ USD trong năm nay. Với tổng vốn tài trợ gần 5 tỷ USD, khu vực Đông Nam Á đang chứng kiến nhiều khoản đầu tư mạo hiểm hơn bao giờ hết.

Năm 2016, các nước Đông Nam Á đã đạt được 343 hợp đồng đầu tư mạo hiểm, trị giá 3,1 tỷ USD. Dữ liệu này cho năm 2015 là 349 giao dịch.

Các công ty VC hàng đầu đầu tư vào khu vực này bao gồm 500 Startups, East Ventures, Golden Gate Ventures, CyberAgent Ventures, Wavemaker Partners và Gobi Partners.

Công ty 500 Startups đã tiến hành hoạt động hai quỹ - 500 Durians I và 500 Durians II - cùng với công ty lớn nhất của họ - Carousell, công ty có trụ sở ở Singapore và đã huy động được 42 triệu USD.

Nhà đầu tư East Ventures đứng thứ hai trong khu vực và đã tăng ký quỹ lần thứ năm vào tháng 1/2017. Các công ty đáng chú ý của East Ventures là cổng thông tin nhà ở 99.co và công ty truyền thông Tech in Asia, cũng như trang thương mại điện tử Tokopedia của Indonesia, trang này đã tăng vốn lên 247 triệu USD cho đến nay.

Quý II/2017 chứng kiến mức tăng vốn kỷ lục trong hệ sinh thái công nghệ Đông Nam Á, cả về khối lượng giao dịch và tổng giá trị thỏa thuận. Các công ty công nghệ Grab và Go-Jek chiếm đa số giao dịch trong năm nay. Grab đã huy động được khoản đầu tư series G trị giá 2 tỷ USD vào tháng 7, trong khi Go-Jek đã chốt khoản đầu tư series C trị giá 1,2 tỷ USD vào tháng 5.

Các giao dịch đáng chú ý khác bao gồm khoản đầu tư series E trị giá 550 triệu USD vào công ty khởi nghiệp Sea của Singapore, trước đây gọi là Garena, và Traveloka của Indonesia gọi được khoản vốn 500 triệu USD từ các nhà đầu tư bao gồm Expedia.

Trong khu vực Đông Nam Á, phần lớn nguồn vốn tiếp tục đổ về Singapore. Kể từ năm 2012, Singapore đã ghi nhận 700 thỏa thuận đầu tư mạo hiểm, nhiều nhất trong số các nước trong khu vực. Vị trí thứ hai thuộc về Indonesia, tiếp theo là các nước Malaysia, Việt Nam và Thái Lan. Sự gia tăng này bắt nguồn từ sự tăng trưởng kinh tế và sự lớn mạnh của tầng lớp trung lưu của các nước.

Theo báo cáo của CB Insights, các nhà đầu tư công nghệ đang tích cực quan tâm đến khu vực này. Bên cạnh đó, Ấn Độ và Trung Quốc cũng coi Đông Nam Á là vườn ươm công nghệ, ngày càng thu hút được nhiều vốn đầu tư. 

Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran

Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran

Quốc tế -  5 năm

2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.

Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp

Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp

Quốc tế -  5 năm

Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.

Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran

Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran

Quốc tế -  5 năm

Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.

Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran

Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran

Quốc tế -  5 năm

Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.

Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?

Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?

Quốc tế -  5 năm

Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  42 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.