Khởi nghiệp
Dòng vốn Trung Quốc liệu sẽ hồi sinh startup du lịch Vntrip?
Người rót vốn cho Vntrip này là ông Fan Min - một trong những người đầu tiên sáng lập ra Trip.com - công ty lữ hành có giá trị thương hiệu lớn nhất tại Trung Quốc.
Theo TechInAsia, startup du lịch Việt Nam là Vntrip đang chuẩn bị cho vòng gọi vốn mới từ các nhà đầu tư tiềm năng là ông Fan Min - Phó chủ tịch Trip.com và các nhà đầu tư hiện hữu trước đó.
Đáng chú ý, Vntrip gọi vốn trong bối các công ty lữ hành nói chung, các startup du lịch trong nước nói riêng đang chật vật tìm cách sống sót sau đại dịch Covid-19, cũng như bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn.
Về phía nhà đầu tư, ông Fan Min được biết đến là một trong những người đầu tiên sáng lập ra Trip.com - công ty lữ hành có giá trị thương hiệu lớn nhất tại Trung Quốc.
Trip.com được thành lập vào năm 1999, với tên gọi ban đầu là Ctrip, sở hữu và điều hành Trip.com, Skyscanner, Qunar và Ctrip. Tất cả đều là đại lý du lịch trực tuyến.
Tới năm 2019, Ctrip đổi tên thành Trip.com ngày nay. Một năm sau đó, Trip.com còn kết hợp với China Eastern để khai trương hãng hàng không mới ở Hải Nam với kế hoạch biến hòn đảo này thành một trung tâm thương mại tự do.
Về Vntrip, startup này được sáng lập bởi ông Lê Đắc Lâm, một doanh nhân thuộc thế hệ 8X. Công ty ban đầu được xây dựng từ cái bắt tay với Booking.com.
Ban đầu, Vntrip định vị là hệ thống website & ứng dụng đặt phòng khách sạn trực tuyến tại Việt Nam. Đồng thời là công ty duy nhất cung cấp dịch vụ đón sân bay miễn phí về khách sạn và tư vấn trực tiếp 24/7.

Về cơ bản, Vntrip hoạt động theo mô hình OTA - đại lý du lịch trực tuyến. Để tạo dựng thương hiệu thật mạnh và thu hút lượng truy cập lớn gia tăng thị phần, Vntrip đã liên tục bơm tiền liên tục cho hoạt động tiếp thị, quảng cáo và chấp nhận thua lỗ kéo dài.
Giai đoạn hoạt động mạnh nhất, Vntrip tuyên bố sở hữu số lượng phòng lớn nhất cả nước - 10.000 phòng, vượt qua cả các tên tuổi lớn như Booking.com.
Dịch bệnh Covid-19 ập đến khiến ngành du lịch rơi vào khủng hoảng, Vntrip không thể tiếp tục chiến thuật dùng tiền tiếp thị, quảng cáo để chiếm thị phần.
Cuối năm 2020, startup này buộc chuyển định hướng từ một OTA thành công ty giải pháp chuyển đổi số ngành du lịch dành cho khách hàng là doanh nghiệp.
Vntrip cho biết đã phục vụ khoảng 1.500 khách hàng doanh nghiệp. Trong đó có những thương hiệu lớn như: Thế Giới Di Động, Sabeco, FWD, TH True Milk...
Chia sẻ trên truyền thông vào cuối năm ngoái, nhà sáng lập Lê Đắc Lâm cho biết, Vntrip đã hòa vốn từ trước đó. Nhưng ông này không phủ nhận nút thắt của mô hình Vntrip đang theo đuổi là vốn lưu động phải lớn, do phải cấp công nợ cho các doanh nghiệp, nên tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Tháng 7/2016, Vntrip.vn lần đầu được rót vốn 3 triệu USD từ nhà đầu tư thiên thần của Alibaba. Chỉ một năm sau đó, Vntrip.vn lại tiếp tục nhận được 10 triệu USD từ các quỹ đầu tư nước ngoài.
Tới tháng 8/2018, Vntrip.vn huy động vốn thành công từ nhà đầu tư Thụy Sỹ IHAG Holding với mức định giá 45 triệu USD. Và vào tháng 5/2019, Vntrip.vn tiếp tục gọi vốn thành công từJubilee Capital Management, một quỹ đầu tư mao hiểm xuyên biên giới.
Gần đây nhất, vào tháng 10/2020, nhà sáng lập và CEO Vntrip - ông Lê Đắc Lâm cho biết, doanh nghiệp vừa huy động thành công số tiền lên đến 7 triệu USD trong vòng gọi vốn Series B, nhưng không đề cập cụ thể tên của nhà đầu tư.
Startup đầu tiên rời bỏ cuộc chơi thương mại điện tử B2B
Hệ quả của tình trạng bội thực tài xế công nghệ
Một nam tài xế công nghệ 28 tuổi sinh sống và làm việc tại Hà Nội xác nhận, thu nhập của anh này đã giảm đi đáng kể so với 3 năm trước, ở mức khoảng 7 triệu đồng/đồng cho 10 tiếng chạy xe mỗi ngày.
Xây lá chắn cho các fintech
Các fintech Việt Nam đang đối mặt với nhiều rủi ro về bảo mật, như mạo danh, đánh cắp thông tin, dữ liệu người dùng, gây tổn thất không chỉ cho người dùng cá nhân mà còn ảnh hưởng đến chính các nhà phát triển.
Dòng vốn xanh thúc đẩy mảng xe điện
Tại các quốc gia như Indonesia, Thái Lan, Đài Loan và cả Việt Nam, nguồn vốn thúc đẩy nền kinh tế xanh đang được gia tăng từng ngày, đặc biệt là với mảng xe điện.
Trợ lý tiếng Việt Kiki tăng trưởng thần tốc
Đến nay, đã có gần 30 hãng màn hình thông minh tích hợp sẵn trợ lý giọng nói Kiki - người chơi tiên phong trong thị trường trợ lý ảo nội địa, khi lần đầu được công bố vào năm 2018.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Cách mạng xanh hóa bắt đầu từ những chiếc xe máy điện
Hành trình "lên đời" của những chiếc xe máy điện, từ ồn ào, khói bụi sang năng lượng sạch, đang diễn ra từng ngày trên khắp các con phố tại Việt Nam.
Trị dứt điểm lãng phí đầu tư công và các dự án tồn đọng
Nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị có giải pháp dứt điểm lãng phí trong đầu tư công – trụ cột quyết định tăng trưởng kinh tế và hàng nghìn dự án tồn đọng trên cả nước.
Tăng trưởng kinh tế nửa đầu 2025 nhiều tín hiệu khả quan
Tăng trưởng kinh tế sáu tháng đầu năm bám sát kịch bản đề ra nếu không có gì bất thường trong những ngày còn lại của tháng 6.
Triết lý lãnh đạo đang định nghĩa lại nghệ thuật hiếu khách ở Nha Trang
Không chỉ điều hành một khu nghỉ dưỡng 5 sao, ông Kristian Petersen đang định hình lại nghệ thuật hiếu khách bằng triết lý lãnh đạo đầy nhân văn và bền vững.
Sáu nhóm đối tượng mới bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội từ năm 2025
Luật BHXH 2024 bổ sung 6 nhóm đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm người lao động bán thời gian, chủ hộ kinh doanh và dân quân.
Aqua City hoàn tất pháp lý, Novaland khơi thông dòng tiền
Được phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 1/500 là bước tiến pháp lý quan trọng, mang tính quyết định đối với dự án Aqua City, đối tác tăng tốc giải ngân giúp Novaland gỡ khó dòng tiền.
Bất động sản thấp tầng chiếm sóng tại Hải Phòng
Từ trung tâm công nghiệp và logistics, Hải An – cửa ngõ Đông Nam Hải Phòng - vươn lên thành cực tăng trưởng mới, kéo theo thị trường bất động sản sôi động với loại hình nhà ở thấp tầng đang lên ngôi.