Khởi nghiệp
Startup đầu tiên rời bỏ cuộc chơi thương mại điện tử B2B
Dù chưa rõ lý do startup Kilo ngừng kinh doanh là gì, nhưng có thể thấy thị trường thương mại điện tử B2B Việt Nam hiện đang rất cạnh tranh, khi có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn.
Công ty TNHH Kilo MDC - đơn vị vận hành startup Kilo thành lập bởi ông Kartick Narayan - cựu CMO của Groupon, Phó chủ tịch Coupang và Giám đốc kinh doanh của Tiki vừa chính thức tạm ngừng kinh doanh sau khoảng 3 năm hoạt động.
Mặc dù Kilo được ghi nhận "tạm nghỉ kinh doanh có thời hạn", nhưng khả năng startup này quay lại mảng thương mại điện tử (TMĐT) B2B tại Việt Nam là rất thấp.
Được biết, startup Kilo ban đầu ra đời với mục tiêu giúp kết nối các nhà bán buôn với các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME), đồng thời mong muốn số hóa chuỗi giá trị bán lẻ địa phương thông qua công nghệ.
Với nền tảng và công cụ sẵn có, Kilo cho phép các đối tác quản lý doanh nghiệp trên nhiều kênh bán hàng, chẳng hạn như ứng dụng của Kilo, Facebook và Zalo, đồng thời tối ưu hóa vòng quay hàng tồn kho để tiết kiệm chi phí và giảm rủi ro trong dài hạn.
Ông Kartick Narayan - nhà sáng lập và CEO tin rằng, doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa là trụ cột của nền kinh tế bán lẻ tại Việt Nam và phục vụ 80% giao dịch mua hàng.
Cuối năm 2021, Kilo từng huy động thành công 5 triệu USD cho vòng gọi vốn Series A. Dù chưa rõ lý do startup này ngừng kinh doanh là gì, nhưng có thể thấy thị trường TMĐT B2B hiện đang rất cạnh tranh khi có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn.
Mặc dù thị trường thương mại điện tử B2B vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam (dưới 150 triệu USD vào năm 2020), tuy nhiên, mô hình này đã mang lại một bước ngoặt đáng kể trong quá trình chuyển đổi lâu dài mạng lưới phân phối đô thị.
Không giống như B2C, người mua B2B thường đưa ra giá trị đơn hàng với số lượng lớn. Giá trị đơn hàng trung bình của giao dịch B2B theo tính toán của Forrester rơi vào khoảng 491 USD, cao hơn những đơn hàng 147 USD của mô hình B2C.
Trong khi giao dịch B2C có rủi ro huỷ đơn hàng lớn, thì người bán B2B có tỷ lệ chuyển đổi cao gấp 3 lần. Ngoài mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng, lợi thế của TMĐT khi ứng dụng vào B2B là hiệu quả về quản lý và kiểm soát một số mối quan hệ nhà cung cấp cùng một lúc.
Điều này đặc biệt đúng đối với Việt Nam, quốc gia có các điểm bán lẻ và chợ truyền thống đang đáp ứng đến 85% nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Thống kê của RedSeer Consulting cũng cho thấy khoảng 88% số lượng mặt hàng tiêu dùng nhanh vẫn được phân phối tới khách hàng qua kênh truyền thống.
Dù startup Kilo đã bỏ cuộc chơi TMĐT B2B, nhưng vẫn còn đó những tên tuổi lớn, như VinShop, Telio, Karavan, hay gần đây là Ninja Mart.
VinShop tuyên bố là kênh phân phối hàng tiêu dùng lớn nhất Việt Nam khi cung ứng 4.000 mặt hàng cho 100.000 tạp hoá tại 22 tỉnh thành trên cả nước.
Kể từ khi ra mắt thị trường vào tháng 9/2020, tính trung bình mỗi ngày có tới 220 cửa tạp hóa "lên đời" công nghệ nhờ VinShop; hàng nghìn tấn hàng được VinShop giao đến các cửa hàng tạp hóa, đội ngũ giao vận của nền tảng này chạy trên khắp Việt Nam.
Tương tự, Telio hoạt động theo mô hình sàn TMĐT B2B, liên kết các đơn vị bán lẻ (siêu thị, tạp hóa...) với trực tiếp các nhãn hàng bán buôn thông qua một nền tảng tập trung, mang tới sự đa dạng nguồn hàng, giá cả tốt hơn và vận chuyển hiệu quả hơn.
Theo phân tích của nhà sáng lập Bùi Sỹ Phong, thị trường bán lẻ Việt Nam hiện bị chi phối bởi các kênh phân phối truyền thống, nhiều tầng lớp và phân tán. Các cửa hàng bán lẻ, kinh doanh hộ gia đình chiếm trên 60% thị phần nhóm hàng tiêu dùng nhanh tại khu vực đô thị và trên 90% ở khu vực nông thôn Việt Nam.
Các cửa hàng nhỏ lẻ thường cần liên hệ tới 50 đến 80 nhà bán buôn và nhà phân phối để đặt hàng, và mất tới một tuần để mua đầy đủ các mặt hàng cho cửa hàng của mình. Do đó, Telio ra đời giúp giải quyết bài toán này, và nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Tháng 9 năm nay, trong vòng gọi vốn mới nhất từ quỹ Granite Oak có trụ sở tại Anh, Telio đã huy động được thêm 15 triệu USD, nâng tổng số vốn mà công ty đã kêu gọi được lên khoảng 65 triệu USD.
Telio hiện có mặt trên 25 tỉnh, thành tại Việt Nam, kết nối thành công hơn 80.000 đại lý với các thương hiệu hàng đầu như: Unilever, P&G, Cocacola, Vinamilk, Kinh Đô, ACON, Cipla, Hoa Linh, Sanofi...
Ra đời muộn hơn, Karavan trực thuộc công ty Teko - một thành viên của kỳ lân VNLife chuyên hỗ trợ kết nối các thương hiệu FMCG với các cửa hàng tạp hoá, nhà hàng, tiệm cà phê,... tại các khu vực thành thị và nông thôn.
Karavan đã phát triển mạng lưới đại lý từ 8.000 lên 50.000 đơn vị. Mức tăng trưởng hiện tại vào khoảng 25%. Startup này cũng đặt tầm nhìn dẫn đầu thị trường B2B tại Việt Nam.
Góp mặt trong thị trường này còn một "tay chơi" ngoại là Ninja Mart - nền tảng giúp chủ cửa hàng tạp hóa truyền thống kết nối dễ dàng hơn với nhà sản xuất, nhập hàng với giá cả tốt hơn, giao nhận nhanh chóng và tối ưu hơn.
Là một nhánh kinh doanh của Ninja Van, Ninja Mart đã mở rộng địa bàn hoạt động đến hơn 29 tỉnh và thành phố trọng điểm với mạng lưới phân phối và giao hàng rộng khắp, cung ứng các mặt hàng tiêu dùng đa dạng (đồ uống, thực phẩm khô, sản phẩm từ sữa, bánh kẹo, hóa mỹ phẩm...) của nhiều thương hiệu lớn trên thị trường.
Từ năm 2020, Ninja Mart đã cung cấp giải pháp để khắc phục nhiều vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng và vận chuyển. Qua đó giúp nhà sản xuất phân phối được nhiều sản phẩm hơn đến các cửa hàng tạp hóa, đặc biệt ở khu vực nông thôn.
Bằng việc loại bỏ bớt các lớp phân phối trung gian, Ninja Mart đã và đang trở thành một nhà bán buôn cung cấp dịch vụ toàn diện. Giờ đây, các chủ tiệm tạp hóa có thể nhập nhiều mặt hàng chỉ cần thông qua một đầu mối là Ninja Mart.
Sao đổi ngôi trên thị trường thương mại điện tử
Hệ quả của tình trạng bội thực tài xế công nghệ
Một nam tài xế công nghệ 28 tuổi sinh sống và làm việc tại Hà Nội xác nhận, thu nhập của anh này đã giảm đi đáng kể so với 3 năm trước, ở mức khoảng 7 triệu đồng/đồng cho 10 tiếng chạy xe mỗi ngày.
Xây lá chắn cho các fintech
Các fintech Việt Nam đang đối mặt với nhiều rủi ro về bảo mật, như mạo danh, đánh cắp thông tin, dữ liệu người dùng, gây tổn thất không chỉ cho người dùng cá nhân mà còn ảnh hưởng đến chính các nhà phát triển.
Dòng vốn xanh thúc đẩy mảng xe điện
Tại các quốc gia như Indonesia, Thái Lan, Đài Loan và cả Việt Nam, nguồn vốn thúc đẩy nền kinh tế xanh đang được gia tăng từng ngày, đặc biệt là với mảng xe điện.
Trợ lý tiếng Việt Kiki tăng trưởng thần tốc
Đến nay, đã có gần 30 hãng màn hình thông minh tích hợp sẵn trợ lý giọng nói Kiki - người chơi tiên phong trong thị trường trợ lý ảo nội địa, khi lần đầu được công bố vào năm 2018.
Triết lý hợp tác tạo ra giá trị bền vững ở Bamboo Capital
Nhà sáng lập Bamboo Capital, Nguyễn Hồ Nam khẳng định, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, xây dựng quan hệ đối tác bền chặt là chìa khóa để tạo ra giá trị bền vững
'Nối trọn yêu thương – Nâng bước tới trường' và những cảm xúc đặc biệt trong ngày trao tặng tại tỉnh Quảng Nam
Vượt những cung đường hiểm trở, Tân Hiệp Phát đã tiếp tục mang học bổng “Nối trọn yêu thương – Nâng bước tới trường” đến với hai huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam là Nam Trà My và Bắc Trà My. Trong ngày tiếp nhận, hàng trăm phụ huynh cùng các em học sinh không khỏi xúc động và vui mừng.
Chuyển đổi số trong ngành xuất bản: Cơ hội và thách thức
Cùng khám phá xu hướng chuyển đổi số trong ngành xuất bản, tập trung vào chiến lược phát triển sách điện tử bản quyền của Alpha Books và Akishop tại Việt Nam.
Hanoi Melody Residences có mức giá tốt khiến người mua sốt sắng
Khi thị trường căn hộ Hà Nội chưa có dấu hiệu dừng đà tăng giá, thì tổ hợp căn hộ ngay tại nội đô là Hanoi Melody Residences lại ghi nhận mức giá tốt bất ngờ, dự kiến chỉ từ 58 triệu đồng/m2.
Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở 3 vấn đề đổi mới giáo dục đào tạo trong kỷ nguyên vươn mình
TheLEADER trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nữ hoàng cá tra Vĩnh Hoàn: Càng về cuối năm càng 'tươi'
Vĩnh Hoàn dự báo tăng trưởng mạnh giai đoạn cuối năm, nhờ xuất khẩu khả quan vào mùa cao điểm, và việc tăng tích trữ hàng trước khi ông Trump công bố chính sách thuế mới.
Bí quyết tối ưu hóa năng suất công việc cho nhà quản trị bận rộn
Làm thế nào để tối ưu năng suất công việc mà không bị căng thẳng? Hãy tổ chức lại bản thân để giải phóng trí óc, tập trung vào những điều thật sự xứng đáng.