Phát hiện nhiều sai phạm tại 6 dự án BT, BOT tại TP. HCM
Thanh tra Chính phủ đã phát hiện nhiều sai phạm, thiếu sót trong quá trình triển khai thực hiện tại 6 dự án BT, BOT ở TP. HCM.
Tạp chí điện tử Nhà quản trị - TheLEADER Magazine
Cơ quan báo chí của Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam - VACD
Website: www.theleader.vn (tiếng Việt); e.theleader.vn (tiếng Anh)
Tổng biên tập: Nguyễn Cao Cương
Phó tổng biên tập: Trần Ngọc Sơn
Tòa soạn: Tầng 7, tòa nhà HCMCC số 249A Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại: (024) 3244 4359 - Hotline: 08887 08817
Email: toasoan@theleader.vn (tiếng Việt); editor@theleader.vn (tiếng Anh)
ISSN: 2615-921X
Mới có 250 doanh nghiệp trong tổng số khoảng 800 doanh nghiệp nhà nước được các đơn vị quản lý vốn rà soát và báo cáo Bộ KH&ĐT, trong số này 72 dự án có dấu hiệu đầu tư không hiệu quả.
Tin từ Bộ KH&ĐT cho biết đến ngày 25/8 mới có 11 bộ, cơ quan ngang Bộ, 39 địa phương, 2 tập đoàn và 9 tổng công ty cùng với Đài truyền hình Việt Nam báo cáo về hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, theo một đề nghị của Bộ này gửi đi hôm 16/6.
Hai tập đoàn VNPT, VRG và các tổng công ty Vinafood 1, Vinafood 2, SCIC, Vinataba, Vinalines, SBIC, Vinapaco, Vinacafe, Khánh Việt là các đơn vị đã gửi báo cáo.
Trong khi đó, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương, UBND TP. Hà Nội, UBND TP. HCM; Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Hoá chất, Tập đoàn Viễn thông quân đội, Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Than - Khoáng sản, Tổng công ty như Tổng công ty Xi măng, Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Phát triển nhà và đô thị… chưa gửi báo cáo theo đề nghị của Bộ này.
Thống kê tại các báo cáo gửi về cho thấy, tính đến 25/8/2017 có 72 dự án đầu tư có dấu hiệu không hiệu quả. Tổng mức đầu tư được phê duyệt sau cùng của các dự án này khoảng 42.744 tỷ đồng.
Các dự án phát triển hạ tầng tại các Bộ chiếm tỷ trọng vốn lớn (gần 14 nghìn tỷ), tương tự là các dự án xây dựng nhà máy, dây chuyền tại các Tổng công ty nhà nước (11 nghìn tỷ). Riêng các dự án bất động sản tại địa phương và các Bộ chiếm hơn 3 nghìn tỷ đồng.
Theo đánh giá của các đơn vị báo cáo, các dự án đầu tư có dấu hiệu không hiệu quả là thời gian đầu tư kéo dài nhiều năm, phải điều chỉnh tổng mức đầu tư, dự án đi vào hoạt động nhưng không đảm bảo công suất thiết kế, thua lỗ kéo dài…
Các dự án (14 dự án ) chủ yếu nằm trong lĩnh vực bất động sản, phát triển hạ tầng, đầu tư, mở rộng nhà máy với tổng mức đầu tư rất cao: 29 nghìn tỷ đồng.
Ngoài ra 33 dự án trong lĩnh vực nông nghiệp đang trong tình trạng tạm dừng hoạt động hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ kéo dài. Nguyên nhân là năng lực của chủ đầu tư còn nhiều hạn chế, yếu kém trong công tác lập, triển khai và quản lý dự án; trong công tác dự báo biến động của thị trường nông sản trong nước và thế giới.
Bộ KH&ĐT cho biết, số doanh nghiệp được báo cáo rà soát chỉ chiếm 31,2% tổng số doanh nghiệp. Điều này không đảm bảo được yêu cầu về chất lượng để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Cơ quan này kiến nghị, các Bộ ngành, địa phương, tập đoàn, công ty khẩn trương hoàn thiện việc xây dựng danh mục dự án có dấu hiệu không hiệu quả và gửi về Bộ trước ngày 30/9.
Thanh tra Chính phủ đã phát hiện nhiều sai phạm, thiếu sót trong quá trình triển khai thực hiện tại 6 dự án BT, BOT ở TP. HCM.
Sau 9 tháng triển khai xử lý 12 dự án yếu kém ngành công thương, Nhà máy Thép Việt Trung và DAP số 1 Hải Phòng đã sản xuất kinh doanh có lãi, một số dự án Ethanol ở Dung Quất, Phú Thọ đã có nhà đầu tư đặt vấn đề hợp tác kinh doanh hoặc mua lại, các vấn đề pháp lý với các nhà thầu ở một số dự án thép, đạm cũng có tiến triển với các kết quả rõ ràng.
5 dự án ngàn tỷ đắp chiếu, kém hiệu quả của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hiện đã có phương án cứu vớt, nhưng sẽ còn cần nhiều thời gian mới có kết quả đầu tiên.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.
Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.
Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.
Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.