Phát hiện nhiều sai phạm tại 6 dự án BT, BOT tại TP. HCM

Tiêu Phong Thứ ba, 12/09/2017 - 09:49

Thanh tra Chính phủ đã phát hiện nhiều sai phạm, thiếu sót trong quá trình triển khai thực hiện tại 6 dự án BT, BOT ở TP. HCM.

Dự án cầu Phú Mỹ. Ảnh Zing

Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong việc thực hiện một số dự án đầu tư theo hình thức BT, BOT trong lĩnh vực giao thông môi trường trên địa bàn TP.HCM.

6 dự án trong nội dung thanh tra gồm: Dự án xây dựng cầu Phú Mỹ; Dự án xây dựng đường kết nối vào cầu Phú Mỹ; Dự án cải tạo, nâng cấp QL1A đoạn An Sương - An Lạc; Dự án Xa lộ Hà Nội; Dự án cầu Bình Triệu II; Dự án xây dựng đường nối từ đường Nguyễn Duy Trinh vào KCN Phú Hữu.

La liệt sai phạm

Theo kết luận thanh tra, trong công tác chuẩn bị đầu tư, UBNDTP.HCM đã không thực hiện xây dựng danh mục, công bố danh mục dự án hoặc thực hiện công bố danh mục dự án chậm. Riêng dự án cầu Phú Mỹ không kiến nghị để đưa vào danh mục công bố dự án.

Công tác lựa chọn nhà đầu tư chủ yếu thực hiện theo hình thức chỉ định, không theo đúng quy định của pháp luật về chỉ định nhà đầu tư.

Việc không kiến nghị cũng như không xây dựng và công bố danh mục dự án, chỉ định nhà đầu tư không đúng quy định đã dẫn đến không phát huy được nguồn lực của xã hội, không tạo tính cạnh tranh giữa các nhà đầu tư, khó có thể xác định việc lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực tài chính và rút kinh nghiệm tốt nhất, đồng thời không tạo sự công bằng cho các doanh nghiệp.

Trách nhiệm về những sai phạm trên thuộc UBND thành phố, trực tiếp là Sở Kế hoạch và đầu tư và các cơ quan chuyên môn liên quan của thành phố.

Về công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án khả thi, kết luận thanh tra cho biết, UBND TP. HCM đã tổ chức lập dự án khả thi hoặc chỉ đạo nhà đầu tư lập dự án, tổ chức thẩm định, phê duyệt, triển khai thực hiện hoặc để cho các đơn vị thực hiện chưa đầy đủ, chậm trễ, sai quy định. 

Cụ thể, nội dung dự án thiếu sự thiếu sự cần thiết phải đầu tư, phương án so sánh…; không lập hồ sơ và báo cáo thẩm định dự án điều chỉnh; chậm lập, thẩm định và phê duyệt điều chỉnh dự án; để nhà đầu tư phê duyệt dự án vượt thẩm quyền...

Các thiếu sót trên dẫn đến việc đánh giá dự án chưa đảm bảo mang tính chính xác, khách quan. Đồng thời, việc lựa chọn hình thức BOT, BT chưa thể khẳng định là hình thức đầu tư mang lại hiệu quả nhất, quản lý chi phí tiết kiệm nhất. Trách nhiệm thuộc về UBND thành phố, trực tiếp là Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và đầu tư và cơ quan liên quan trong thẩm định và phê duyệt dự án.

Trong công tác ký kết hợp đồng, do thiếu trách nhiệm trong công việc nên nhiều hợp đồng chưa đủ trình tự thủ tục, điều khoản mâu thuẫn, sai quy định như: Thiếu phương án huy động vốn, chưa đủ giấy tờ cam kết của ngân hàng hoặc nhà cấp vốn, phương án tài chính làm kéo dài thời gian thu phí,... Việc ký hợp đồng không chính xác, điều khoản mâu thuẫn, tổng vốn đầu tư tăng sai, dẫn đến thời gian khai thác thu phí hoàn vốn không đúng quy định.

Hầu hết các dự án tiến độ đều chậm không triển khai theo đúng kế hoạch, năng lực chủ đầu tư còn yếu, thiếu vốn thanh toán cho nhà thầu, thẩm định phê duyệt thiết kế kỹ thuật, bảo lãnh vay vốn nước ngoài bị chậm. Việc chậm tiến độ dẫn đến giảm doanh thu, tăng chi phí, giảm hiệu quả, lãng phí vốn đầu tư. Trách nhiệm thuộc UBND TP. HCM, UBND tỉnh Bình Dương, Bộ Giao thông vận tải.

Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ còn kết luận một số sai phạm của các đơn vị, cá nhân liên quan đến công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu; công tác nghiệm thu thanh toán, quyết toán; công tác duy tu bảo dưỡng.

Về công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu, một số dự án đã không thực hiện đúng các quy định, không lập kế hoạch đấu thầu,... Việc này dẫn đến lựa chọn nhà thầu chưa đảm bảo có năng lực tài chính và kỹ thuật tốt nhất, không thường xuyên kiểm tra giám sát việc tuân thủ các quy định pháp luật và các điều khoản của hợp đồng đã ký kết...

Ngoài ra còn nhiều thiếu sót trong công tác nghiệm thu thanh toán, quyết toán, duy tu bảo dưỡng

Kiến nghị xử lý sai phạm các tập thể, cá nhân

Căn cứ kết quả thanh tra, Tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải tham mưu Chính phủ hoặc ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền, hoàn thiện các quy định cụ thể trong phương án tài chính hoàn vốn của hợp đồng BOT, BT, nhất là lãi vay ngân hàng, lợi nhuận nhà đầu tư.

Đối với TP. HCM, HĐND TP. HCM cần thông qua chủ trương đầu tư đối với dự án BOT trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để đảm bảo việc triển khai thu phí hoàn vốn của nhà đầu tư. 

Về xử lý kinh tế, UBND TP. HCM xem xét xử lý số tiền sai phạm đã nêu ở phần kết quả thanh tra hơn 2.172 tỷ đồng.

Trong đó thẩm định, phê duyệt không đúng thẩm quyền 1.400 tỷ đồng, phê duyệt tăng sai 67 tỷ đồng. Giảm tổng vốn đầu tư, điều chỉnh hợp đồng các dự án với giá trị 90,6 tỷ đồng; loại khỏi phương án tài chính cầu Bình Triệu II là 49 tỷ đồng. Giảm giá trị quyết toán dự án với giá trị 497,3 tỷ đồng. 

Kiểm tra, xem xét việc thực hiện duy tu, sửa chữa bảo đảm theo các điều khoản của hợp đồng với giá trị 26,7 tỷ đồng; thẩm định chi phí duy tu của dự án mở rộng xa lộ Hà Nội do quyết toán theo phương án khoán loại ra khỏi chi phí hơn 5,7 tỷ đồng, thu về ngân sách thành phố từ các nhà đầu tư với giá trị là 41,1 tỷ đồng do thực hiện không đúng quy định.

Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND TP. HCM, Bộ Giao thông Vận tải, UBND tỉnh Bình Dương kiểm điểm xử lý trách nhiệm của tập thể và cá nhân đã vi phạm các quy định của pháp luật, chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm được giao đã được nêu trong phần kết luận thanh tra 

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

Tiêu điểm -  2 giờ

UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng Vingroup nghiên cứu, xây dựng chương trình chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tỉnh giai đoạn 2025 - 2030.

SeABank được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

SeABank được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

SeABank vừa được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 do Anphabe cùng Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố.

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay

Tài chính -  3 giờ

Đầu tư bền vững tương tự cách chúng ta chọn lọc, chỉ đánh bắt con cá đã đủ trưởng thành làm thực phẩm, để lại các con cá nhỏ để chúng tiếp tục sinh trưởng.

Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu

Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu

Diễn đàn quản trị -  3 giờ

Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.

Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035

Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035

Tiêu điểm -  4 giờ

Xe buýt điện, năng lượng xanh sẽ thay thế toàn bộ xe buýt diezel để vận tải hành khách công cộng Thủ đô vào năm 2035.

Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội

Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội

Diễn đàn quản trị -  4 giờ

Mục đích thương hiệu không chỉ giúp xây dựng niềm tin với khách hàng, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội và môi trường.

Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn

Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn

Tài chính -  4 giờ

Từ năm 2022, sự góp mặt của cổ đông Uniben và đợt tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng đã đem tới "bước ngoặt" cho sự phát triển của Chứng khoán Kafi.

Đọc nhiều