Giải pháp mũi tiêm "số" cho doanh nghiệp vượt Covid-19

Việt Hưng - 16:33, 02/09/2021

TheLEADERHơn 90% doanh nghiệp theo khảo sát của FPT và Base nói rằng đang triển khai các giải pháp về công nghệ thông tin cho doanh nghiệp của mình, nhằm ứng phó đại dịch Covid-19.

Bài toán của doanh nghiệp trong dịch bệnh

Theo khảo sát của FPT và Base dựa trên 400 doanh nghiệp tại nhiều lĩnh vực khác nhau như: hàng không, logistic, sản xuất, bán lẻ, 46% doanh nghiệp vẫn hoạt động bình thường, đây là thời điểm khi làn sóng thứ 4 vừa bắt đầu.

Nhưng cũng có tới 45% doanh nghiệp phải thu hẹp hoạt động, hoặc ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh. Đáng chú ý là có tới 8,8% doanh nghiệp đã ngừng hoạt động kinh doanh.

Khi dịch diễn ra, các doanh nghiệp phải cho một bộ phận nhân viên làm việc ở nhà và lo lắng: nếu kéo dài thì làm sao nhân viên có thể phối hợp với nhau, làm sao để làm việc hiệu quả như tại văn phòng? Bởi làm ở nhà dẫn tới kỷ luật lao động kém đi.

Chủ doanh nghiệp, giám đốc doanh nghiệp cũng lo lắng với trạng thái bình thường mới, môi trường kinh doanh diễn biến thay đổi nhanh chóng, vậy làm sao có công cụ để có thể làm việc hiệu quả với nhân viên của mình?

Mũi tiêm "số" ở TH, Động Lực, Med Group và Vietbank
Khảo sát thực hiện bởi FPT và Base

Để giải quyết các vấn đề đó, các doanh nghiệp đều có những dự định, kế hoạch cho tương lai. Kế hoạch đó gồm hành động đưa công cụ, đưa hệ thống công nghệ thông tin vào doanh nghiệp.

Hơn 90% đều nói đang triển khai các giải pháp về công nghệ thông tin cho doanh nghiệp của mình. Một số đang tìm kiếm đối tác tin cậy để đưa giải pháp công nghệ thông tin hiệu quả vào hoạt động. Khoảng 39% doanh nghiệp đã triển khai giải pháp để có thể hoạt động từ xa bình thường.

Bên cạnh đó, quy trình vận hành nội bộ cũng là vấn đề. Trước đây khi ngồi cùng nhau thì làm việc suôn sẻ, hiện tại phân tán khắp nơi thì quy trình vận hành không thông suốt. Quy trình khác đi cũng đồng nghĩa với việc cần công cụ khác.

Việc xây dựng được hạ tầng nội bộ, có hạ tầng đơn giản nhất, nhanh nhất để hoạt động là cấp bách vì mỗi ngày với doanh nghiệp đều quý giá.

Đứng trước những câu hỏi, bài toán mà doanh nghiệp đang gặp phải, FPT đã xây dựng nhanh chóng chương trình eCovax, đảm bảo không tiếp xúc, không gián đoạn, doanh nghiệp hoàn toàn chủ động trong vận hành công việc.

Ông Vũ Anh Tú - Giám đốc Công nghệ FPT cho hay: "Trong tháng 3-4, thời kỳ tất cả doanh nghiệp niêm yết tiến hành đại hội đồng cổ đông, chúng tôi cung cấp giải pháp đại hội cổ đông trực tuyến, đầu tiên là FPT sử dụng, sau đó nhiều công ty khác cũng sử dụng. Công cụ này giúp đại hội diễn ra tốt đẹp, mọi quyết định đều được văn bản hoá như đại hội thông thường".

Bên cạnh đó, FPT xây dựng nền tảng số giúp bà con nông dân tại Hải Dương và các tỉnh thành khác có thể vận chuyển hàng hoá tới tận tay người tiêu dùng mà không cần đưa tới siêu thị, không cần gặp nhau để thanh toán.

Các giải pháp khác cho khách hàng cũng được FPT triển khai như là: chữ ký số, giúp ngân hàng và khách hàng có thể tiến hành ký kết mà không cần tiếp xúc, chỉ cần 5 phút giao dịch, không cần đến quầy hay điểm giao dịch.

"Nhiều doanh nghiệp rơi vào thế bị động khi đầu tư hạ tầng cho nhân viên làm việc từ xa, từ đầu tư phần cứng, phần mềm, cài đặt tới cung cấp cho nhân viên, chúng tôi triển khai các dịch vụ SaaS trên nền tảng đám mây giúp doanh nghiệp có thể triển khai trong vài ngày, không cần mua sắm phức tạp", ông Vũ Anh Tú nói.

Thách thức của TH, Động Lực, Med Group và Vietbank

Ông Nguyễn Xuân Khoa, Giám đốc khối CNTT, Công ty cổ phần Chuỗi thực phẩm TH cho biết, một vấn đề mà doanh nghiệp đang phải phải giải quyết hàng ngày là việc vận tải. Vốn dĩ trước dịch, việc vận tải đã khó khăn vì hệ thống phân phối rộng, tại nhiều địa bàn thì hiện tại càng phức tạp hơn.

Việc vận tải sẽ ảnh hưởng từ kế hoạch sản xuất kinh doanh, đến đáp ứng nhu cầu thị trường, hoạt động logistic... Tập đoàn TH đang cố gắng áp dụng nhiều nhất các giải pháp về công nghệ nhưng vẫn còn nhiều những khó khăn, thách thức phía trước.

Bên cạnh đó, còn có khó khăn trong việc truyền đạt, cập nhật thông tin giữa các bộ phận, trao đổi thông tin trong cuộc họp, ký kết hợp đồng với người lao động, đối tác…

Ông Lê Văn Thành, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thể thao Động Lực chia sẻ: "1 năm rưỡi vừa qua là khoảng thời gian lần đầu tiên Động lực phải đối mặt với những biến động chưa từng có tiền lệ trong suốt 32 năm hoạt động. Dịch Covid-19 xuất hiện và bùng phát khiến doanh số sụt giảm, nhiều kế hoạch, chiến lược… đến giờ phút này bị phá vỡ".

Các cửa hàng Động Lực phải đóng cửa theo các chỉ thị giãn cách, nên chỉ có thể tương tác với khách hàng qua các kênh online, mạng xã hội, Zalo, sàn thương mại điện tử… Việc tìm kiếm khách hàng cũng chỉ có thể thực hiện qua các nền tảng này.

May mắn là Động lực đã ký nhanh chóng chuyển đổi số, từ đó thực hiện phần rất quan trọng là phối hợp để xây dựng ứng dụngbán hàng online với các đại lý đã gắn bó trong hơn 30 năm qua, phối hợp để cùng họ bán hàng tới từng kháchhàng. Đây chính là vấn đề sống còn của côngty.

Thách thức không chỉ đến với ngành thực phẩm và thể thao. Ông Nguyễn Trí Anh, Tổng giám đốc Med Group cho hay: "Chúng tôi hoạt động chính trong lĩnh vực y tế và nhất là xét nghiệm, hiện tại đóng vai trò tuyến đầu chống dịch. Số lượng khách hàng của chúng tôi tăng đột biến".

Có 2 khó khăn mà Med Group phải đối diện, là phải đảm bảo an toàn cho cả người lao động, lực lượng y bác sỹ cũng như các khách hàng/bệnh nhân. Thứ hai là tổ chức hoạt động thông suốt, hiệu quả khi khối lượng công việc tăng đột biến.

"Nếu không có sự hỗ trợ từ công nghệ thì chúng tôi cũng khó tồn tại được đến giờ. Ngay cả khi đã tiến hành chuyển đổi số và áp dụng công nghệ, thì áp lực lên hệ thống vẫn lớn, trung bình một ngày chúng tôi xét nghiệm 20.000 - 40.000 mẫu, gấp 5 lần công suất bình thường. Chưa kể sẽ có thêm 20.000 mẫu xét nghiệm khác tại các địa phương", ông Nguyễn Trí Anh nói.

"Cũng giống như các doanh nghiệp khác, trong đại dịch, Vietbank cũng bị ảnh hưởng và ảnh hưởng rất lớn", ông Đỗ Thành Nam - Giám đốc Vận hành thẻ và Ngân hàng số của Vietbank nhận định.

Với hoạt động nội bộ, Vietbank phân bổ 50% lao động làm việc online và 50% làm việc offline. Nhân sự trực tuyến ở nhà thì không có đủ thiết bị và công cụ, dụng cụ làm việc, công tác trình ký và tương tác các phòng ban cũng khó khăn.

Trong khi đó, một số dịch vụ buộc phải có người như tiếp tiền ATM, sản xuất thẻ… thì tiến độ chậm hơn, do thiếu nhân sự.

Thứ hai, với các hoạt động cung cấp cho khách hàng, do đại dịch, tâm lý khách hàng e ngại, lượng tiền gửi vào ít mà lượng cho vay ra cũng sụt giảm. Điều này ảnh hưởng tới tăng trưởng doanh số.

Việc tương tác với kháchhàng gặp khó khăn. Vietbank tìm mọi cách để trao đổi với khách hàng qua các kênh như Zalo, chat, nền tảngxã hội, nhưng chủ yếu là gọi di động, điều này cũng tốn kém ngân sách.

Mũi tiêm "số" ở TH, Động Lực, Med Group và Vietbank 1
Có tới 8,8% doanh nghiệp đã ngừng hoạt động vì Covid-19

Sáng kiến mũi tiêm "số"

Đại diện Med Group cho biết, đến thời điểm hiện tại, khi dịch bệnh ngày càng căng thẳng, người dân và doanh nghiệp đều cảm nhận được sự quan trọng của công nghệ.

Giải pháp được Tổng giám đốc Med Group đưa ra, đó là triển khai mạnh mẽ hơn nền tảng số. Đây là ứng dụng được công ty triển khai cho khách hàng đăng ký khám chữa bệnh. Khách hàng có thể đăng ký qua ứng dụng, sau đó đến đúng giờ, đúng địa điểm là có thể khám chữa bệnh, đảm bảo tuân thủ 5K.

Bên cạnh đó là quản trị bằng nền tảng và các nhóm giải pháp ERP, CRM, Office 365: đưa văn bản khuyến nghị nhanh, kịp thời, realtime, không còn nhiều cuộc găp offline. Báo cáo tình hình kinh doanh bằng ERP để phân bổ nguồn lực con người và tài chính hợp lý. Hiện tại, cần chuẩn bị rất kỹ trong nhiều công đoạn.

Đặc biệt là xây dựng trung tâm dữ liệu để tập trung toàn bộ dữ liệu toàn quốc về và bảo vệ dữ liệu, bảo mật… Dữ liệu đã tập trung mà không lo bảo mật, nhất là tại ngành y tế thì sẽ có những hậu quả khôn lường.

Giải bài toán của chuỗi thực phẩm hàng đầu Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Khoa, Giám đốc khối CNTT, Công ty cổ phần Chuỗi thực phẩm TH cho rằng: "Cũng như quy hoạch về chuyển đổi số, TH sẽ tiếp tục kiên trì và đẩy mạnh các hoạt động chuyển đổi số của doanh nghiệp, trong đại dịch cần đẩy nhanh hơn nữa".

Một số nhóm giải pháp được ông Khoa nêu gồm: triển khai hệ thống chăm sóc khách hàng, nắm bắt nhu cầu khách hàng tốt hơn, truyền thông trực tiếp tới khách hàng. Đẩy mạnh thương mại điện tử, kết nối với các nền tảng thương mại điện tử, đẩy mạnh kinh doanh. Đẩy mạnh thanh toán online, liên kết với ví điện tự, với các cổng thanh toán.

Bên cạnh đó là tăng cường khả năng hoạt động hệ thống, tập trung vào các tính năng truyền thông giữa TH và các nhà phân phối thứ cấp, để thông tin tới người tiêu dùng liền mạch, rõ ràng.

Về năng suất lao động, chăm sóc người lao động, TH triển khai các giải pháp công nghệ nâng cao năng suất qua các nền tảng báo cáo phê duyệt.

Trong khi đó, từ năm 2019, Vietbank đã có lộ trình số hoá ngân hàng đến 2025-2030. Hiện tại, do dịch bùng phát, công cuộc số hoá càng được đẩy nhanh hơn nữa.

Kể từ khi đại dịch bùng phát, các ngân hàng tung ra nhiều sản phẩm dịch vụ như rút tiền mặt không dùng thẻ, định danh điện tử (eKYC), các sản phẩm trên nền tảng xã hội… Vietbank cũng đón đầu xu hướng, nên đã có thêm một số hoạt động chuyển đổi số.

Theo ông Đỗ Thành Nam, Vietbank hoàn thành ứng dụng ngân hàng chuyên, phục vụ tất cả các nhu cầu của khách hàng, thay thế được 70-80% dịch vụ ngân hàng truyền thống. Nhiều sản phẩm số mới như mở thẻ, mở tài khoản trực tuyến, công nghệ thẻ không tiếp xúc, phát triển bảo mật thẻ phiên bản cao nhất…

"Chúng tôi cũng hợp tác với các sàn thương mại điện tử và nhà bán hàng để khách hàng không cần tới tận nơi mua hàng mà có thể hoàn toàn mua sẵm trực tuyến", lãnh đạo ngân hàng này nói.