Doanh nghiệp
Gỡ nút thắt cuối cùng, Lọc hóa dầu Bình Sơn thông đường lên HoSE
Việc xóa bỏ thành công khoản nợ quá hạn của công ty con là bước "đột phá" giúp Lọc hóa dầu Bình Sơn đáp ứng các điều kiện niêm yết của HOSE.
Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn vừa công bố nghị quyết về việc thực hiện niêm yết cổ phiếu BSR tại Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE).
Cụ thể, công ty sẽ thực hiện chốt danh sách cổ đông để lập sổ đăng ký cổ đông với Tổng Công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Đồng thời, công ty sẽ nộp hồ sơ và thực hiện các thủ tục có liên quan để niêm yết cổ phiếu BSR trên HoSE trong năm nay.
Hiện tại, toàn bộ gần 241,5 triệu cổ phiếu BSR đang được giao dịch trên sàn UpCOM với giá đóng cửa 23.600 đồng/cổ phiếu kết phiên ngày 13/8/2024, tăng hơn 26% so với đầu năm.
Trước đó, ngày 27/5, Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã quyết
định mở thủ tục phá sản đối với Công ty CP Nhiên liệu sinh học dầu khí Miền
Trung (BSR-BF), vì vậy trên báo cáo tài chính quý II/2024, công ty điều chỉnh khoản đầu tư vào
BSR-BF từ khoản đầu tư vào công ty con thành khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị
khác.
Nguyên nhân do BSR-BF đang có khoản nợ quá hạn gần 1.100 tỷ đồng với một số ngân hàng, và đang chờ Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi tiến hành xét xử. Khoản đầu tư tại BSR-BF gần 206 tỷ đồng trước đó cũng đã được Lọc hóa dầu Bình Sơn trích lập dự phòng toàn bộ.
Theo quy định, công ty niêm yết trên HoSE “không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm tính đến thời điểm đăng ký niêm yết”. Việc điều chỉnh khoản đầu tư vào BSR-BF được coi là gỡ “nút thắt” cuối cùng trong việc đáp ứng đủ điều kiện niêm yết cổ phiếu BSR trên HoSE.
Thương vụ chuyển sản của cổ phiếu BSR sẽ giúp nâng cao tính
minh bạch của công ty và tăng khả năng tiếp cận các nhà đầu tư lớn trong và
ngoài nước.
Theo Chứng khoán BIDV (BSC), việc niêm yết trên HoSE còn
giúp cổ phiếu có thể lọt vào chỉ số VN30 khi chuyển sàn nhờ quy mô vốn hóa hiện
ở mức trên 70.000 tỷ đồng cùng các điều kiện về tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng, thanh khoản,
khối lượng và giá trị giao dịch. Mức vốn hóa trung bình của BSR trong 12 tháng gần nhất ở vị
trí 19 so với danh sách VN30 hiện tại.
Về kết quả kinh doanh, kết thúc quý II/2024, doanh thu của Lọc hóa dầu Bình Sơn đạt 24,4 nghìn tỷ đồng, giảm 27,4% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế giảm 42,8% so với cùng kỳ còn 768 tỷ đồng.
Tăng vốn điều lệ
Luỹ kế nửa đầu năm 2024, doanh thu của công ty đạt hơn 55.100 tỷ đồng, giảm 19% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 1.884 tỷ đồng, giảm 36% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguyên nhân là do trong tháng 3-4 năm nay, nhà máy lọc dầu phải tạm dừng sản xuất để tiến hành bảo dưỡng tổng thể nên sản lượng sản xuất và sản lượng tiêu thụ đều giảm so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, trong quý, giá dầu thô Brent giảm từ 90,15 USD/thùng trung bình tháng 4 xuống còn 82,61 USD/thùng trong tháng 6, khoảng cách giữa giá dầu thô và giá sản phẩm cũng giảm so với cùng kỳ năm trước.
Thêm nữa, thương vụ thoái bớt vốn khỏi BSR-VF cũng giúp công ty báo lãi 769 tỷ trên báo cáo tài chính hợp nhất.
Về kế hoạch kinh doanh lớn trong năm, Lọc hoá dầu Bình Sơn dự kiến tăng vốn điều lệ từ 31.000 tỷ đồng lên 50.000 tỷ đồng, chủ yếu nhằm thực hiện dự án nâng cấp mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, dự kiến tháng 3/2028 đưa dự án vào hoạt động.
Hai phương án để thực hiện kế hoạch tăng vốn dự kiến bao gồm phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỷ lệ 32% hoặc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 18%.
Đây là kỳ vọng để công ty có đủ nguồn vốn chủ phục vụ dự án, đảm bảo vốn chủ chiếm 40 - 60% tổng mức đầu tư của dự án.
Phần vốn vay sẽ được
thu xếp từ nguồn vay có Chính phủ bảo lãnh, thương mại trong nước
và quốc tế cũng như các nguồn vốn phù hợp, khả thi khác. Qua đó, một phần nút thắt trong chi phí tài chính với lãi
vay cao sẽ được tháo gỡ, tạo bệ phóng cho công ty trong nâng công suất và sản
lượng khai thác, tăng hiệu quả kinh doanh.
Mục tiêu net zero có thể ‘thổi bay’ nửa giá trị các công ty dầu khí
Mục tiêu net zero có thể ‘thổi bay’ nửa giá trị các công ty dầu khí
Trong quá trình thế giới tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 – net zero, dầu khí sẽ trở thành ngành kinh doanh ít lợi nhuận hơn và nhiều rủi ro hơn, theo IEA.
270.000 tỷ đồng đầu tư hạ tầng xăng dầu, khí đốt
Theo quy hoạch mới, tổng vốn đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu khí đốt đến năm 2030 khoảng 270.000 tỷ đồng, huy động chủ yếu từ nguồn vốn ngoài ngân sách.
Bắt mạch các siêu dự án dầu khí trọng điểm quốc gia
Trừ dự án khai thác nâng cấp dầu nặng Junin 2 ngủ đông nhiều năm qua, các dự án dầu khí trọng điểm còn lại đều triển khai trì trệ so với kế hoạch bởi những lý do về thủ tục, thu xếp vốn, chuyển đổi chủ đầu tư....
Gỡ vướng 34 dự án ở TP.HCM
34 dự án trên địa bàn TP.HCM đã được địa phương phối hợp với Tổ công tác của Chính phủ tháo gỡ vướng mắc.
Vì một tương lai không tiền mặt tại Việt Nam
NextPay mong muốn giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thanh toán số, đồng thời thúc đẩy xu hướng không tiền mặt tại Việt Nam.
Đạm Phú Mỹ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới PHUMY
Đạm Phú Mỹ vừa đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc công bố bộ nhận diện thương hiệu mới mang tên PHUMY, thể hiện khát vọng phát triển bền vững.
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,4%
Ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại sau một năm khó khăn nhờ vào sự bứt phá của các ngành chế biến, chế tạo và năng lượng.
Quảng Ninh sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
Quảng Ninh đang không chỉ chuẩn bị cho những con số tăng trưởng, mà còn hướng tới một mô hình phát triển cân bằng, bền vững và sáng tạo.
Khi những thành phố lớn đều 'tắc thở'
Không khí, thứ ta hít thở mỗi ngày, đang trở thành mối đe dọa thầm lặng, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM.
Kinh tế xanh chỉ chiếm 2%
Kinh tế xanh vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong nền kinh tế, có thể khiến doanh nghiệp Việt Nam suy giảm năng lực cạnh tranh, đánh mất đối tác, thị trường.