Tiêu điểm
Hồi chuông cảnh tỉnh du lịch Việt từ Thái Lan
Xây dựng nhiều công trình hoành tráng tưởng chừng sẽ thu hút khách quốc tế nhưng thực tế chứng minh ngược lại.
Sản phẩm du lịch nhàm chán trong khi những công trình xây mới hoành tráng nhưng không phù hợp với thị hiếu khách du lịch nước ngoài khiến cho nhiều điểm đến ở Việt Nam mất dần sức hấp dẫn.
Kết quả từ một cuộc khảo sát nhỏ với 136 đại diện đa phần là lãnh đạo cấp cao và cấp trung các công ty lữ hành hàng đầu Thái Lan tại một sự kiện quảng bá du lịch Việt Nam được tổ chức tại thủ đô Bangkok mới đây đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh các nhà quản lý điểm đến và doanh nghiệp du lịch trong nước.
Từ dữ liệu của cuộc khảo sát, ông Nguyễn Sơn Thuỷ, Tổng giám đốc công ty Indochina Unique Tourist cho biết một số điểm đến ở miền Nam như TP. HCM, Mũi Né, Đà Lạt trước đây từng là tâm điểm của du lịch Việt Nam và là những điểm đến không thể bỏ qua sau Hà Nội.
Tuy nhiên, kể từ năm 2018 – thời điểm trước khi xảy ra dịch Covid-19 cho đến nay, các điểm đến này đang bị thất thế do nhiều năm qua không xây dựng sản phẩm dịch vụ du lịch mới hoặc làm mới sản phẩm du lịch.
“Khách sẽ nhanh chóng bão hoà và nhàm chán khi quay lại không có gì mới”, ông Thuỷ nhấn mạnh.
Năng lực cạnh tranh du lịch của TP. HCM và khu vực miền Nam càng giảm khi các địa phương khác nổi lên với nhiều điểm vui chơi hấp dẫn, công viên chủ đề, sản phẩm du lịch hợp xu thế cũng như các hãng hàng không quốc tế mở các đường bay thẳng đến các địa phương khác như Đà Nẵng, Liên Khương, Cam Ranh, Vân Đồn, Cát Bi.
Đặc biệt, ông Thuỷ cảnh báo tình trạng xây dựng ồ ạt các công trình du lịch ở một số điểm đến như Phú Quốc, Nha Trang không phù hợp với thị hiếu của khách du lịch nước ngoài hoặc không truyền thông thu hút khách du lịch dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp.
Lấy thành phố Phú Quốc như một ví dụ, ông Thuỷ nhìn nhận, đây là điểm đến mới nổi và đã có sự thu hút khách quốc tế. Tuy nhiên, dường như việc xây dựng quá nhiều công trình hoàng tráng, bề thế tươngr chừng sẽ thu hút khách quốc tế, nhưng thực tế đã chứng minh ngược lại khi nhiều chuyến bay từ Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan mở sau một năm thì tạm ngừng hoạt động.
Cách Phú Quốc ứng xử với khách nội địa cũng chưa sáng suốt khi mùa hè vừa rồi giá tăng quá cao, lỗi một phần có thể do hàng không, nhưng theo ông Thuỷ còn những nguyên nhân về công tác quản lý và thiếu sự phối hợp, định hướng của các bên liên quan.
“Nhiều quan ngại khi du khách cho rằng họ chỉ tham quan Phú Quốc một lần cho biết và chưa chắc quay lại lần nữa”, ông Thuỷ tiết lộ.
Thành phố du lịch biển Nha Trang cũng hứng chịu hệ luỵ nặng nền khi trước đây quá lệ thuộc vào thị trường khách Nga và Trung Quốc nên khi có biến động lớn sau đại dịch thì không xoay xở kịp để phục hồi hoặc khai thác thị trường khác.
“Các doanh nghiệp chỉ miệt mài cạo trọc núi, xây dựng hàng chục nghìn phòng khách sạn, đầu tư hàng triệu đô la, nhưng không muốn đầu tư triệu đồng vào truyền thông điểm đến ra nước ngoài. Các hoạt động truyền thông ra nước ngoài đếm trên đầu ngón tay thì làm sao có khách biết mà đến thăm”, ông Thuỷ nói thẳng.
Đại diện doanh nghiệp cho rằng, Việt Nam đã xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất du lịch ngày càng hiện đại, nhưng nếu không ra bên ngoài xem “thế giới vận động như thế nào, đo lường thị hiếu như thế nào và hành động hiệu quả đến đâu”, “nếu không chịu khai thác và tuyên truyền hiệu quả thì du lịch Việt Nam “sẽ mãi ẩn và tiềm năng”.
Cùng quan điểm, ông Phạm Hà, Chủ tịch Lux Group, đã nhiều lần nhấn mạnh các điểm yếu của du lịch Việt Nam là sản phẩm nhàm chán, lặp đi lặp lại cũng như công tác truyền thông, quảng bá du lịch Việt Nam ra nước ngoài rất yếu.
Đặc biệt, ông Hà nhấn mạnh việc xây dựng các công trình du lịch, khách sạn ở một số điểm đến như Nha Trang, Phú Quốc, Đà Nẵng không phù hợp với thị hiếu khách nước ngoài.
“Khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam để khám phá những đặc trưng Việt Nam, nhưng đến nhiều nơi, họ lại toàn thấy các công trình màu mè, lai tạo kiến trúc nước ngoài. Có thể họ đến một lần nhưng sẽ không muốn quay lại”, ông Hà nhìn nhận.
Phú Quốc đang dần "đánh mất mình"
Các tập đoàn đầu tư nổi tiếng rót 5 tỷ USD vào một doanh nghiệp Việt
Trong 17 năm qua, Masan đã huy động vốn thành công xấp xỉ 5 tỷ USD. Các nhà đầu tư như KKR, TPG, SK group đều đầu tư nhiều lần vào Masan và hướng tới sự hợp tác lâu dài.
Giá chung cư Hà Nội 'tăng đột biến đến ngỡ ngàng'
Bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam đã nhận xét như vậy khi chứng kiến các chu kỳ biến động của thị trường bất động sản.
Việt Nam và Pháp nâng quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện
Pháp trở thành nước đầu tiên trong Liên minh châu Âu có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam, mở ra cơ hội hợp tác sâu rộng trên nhiều lĩnh vực.
EV One vào 'đường đua' đầu tư trạm sạc xe điện công cộng
Hạ tầng trạm sạc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc ra quyết định mua ô tô điện của người tiêu dùng.
Doanh nghiệp tư nhân vẫn ‘hụt hơi’
Doanh nghiệp tư nhân đối mặt với hàng loạt khó khăn về thủ tục hành chính, đơn hàng, dòng tiền.
Định danh, xác thực điện tử qua VneID trên app TPBank
Hợp tác giữa TPBank và Trung tâm RAR tiếp tục ghi dấu mốc trong việc sử dụng dữ liệu dân cư trong hoạt động ngân hàng nhằm tối ưu hóa các trải nghiệm số của khách hàng.
Giá thuê căn hộ ven biển Cửa Lò tăng mạnh
Các căn hộ cao cấp cho thuê tại Cửa Lò như tổ hợp Pearl Residence đang được quan tâm đặc biệt của nhiều nhà đầu tư và du khách muốn trải nghiệm cuộc sống tại căn hộ cao cấp ven biển.