Phát triển bền vững
Khai thác cát biển làm vật liệu xây dựng có tác động tới môi trường?
Nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ lo ngại hoạt động lấn biển và khai thác cát biển làm vật liệu xây dựng sẽ có tác động lớn tới môi trường biển, nhất là tác động của dòng chảy dọc và ngang, dẫn tới khả năng xói lở bờ biển.
Tại phiên chất vấn Quốc hội ngày 4/6, đại biểu Trần Kim Yến (đoàn TP.HCM) cho rằng, trong bối cảnh thiếu cát sông để thực hiện các dự án, nhất là các dự án đặc biệt quan trọng, việc dùng cát biển để thay thế và triển khai đại trà "có thể là sự liều lĩnh" vì hàm lượng muối trong cát biển có thể ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Bà đề nghị có giải pháp thay thế nguồn vật liệu mà không làm ảnh hưởng đến môi trường.
Bên cạnh đó, đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn (Đoàn tỉnh Hải Dương) nhấn mạnh, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học là nội dung quan trọng của chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển.
Ông bày tỏ lo ngại hoạt động lấn biển và khai thác cát biển làm vật liệu xây dựng sẽ có tác động lớn tới môi trường biển, nhất là tác động của dòng chảy dọc và ngang, dẫn tới khả năng xói lở bờ biển.
Trả lời chất vấn tại Quốc hội ngày 4/6, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết việc sử dụng vật liệu cát cho dự án trọng điểm, nhất là cao tốc đang gặp khó khăn.
Thủ tướng đã chỉ đạo các bộ ngành nghiên cứu sử dụng cát biển. Hiện Bộ Giao thông vận tải đã thí điểm dùng cát biển san lấp đường giao thông.
Bộ Tài nguyên và môi trường được giao nhiệm vụ đánh giá trữ lượng và khu vực có thể khai thác cát biển.
Hiện Bộ đã hoàn thành đánh giá trữ lượng ở khu vực Sóc Trăng với một trữ lượng có thể lấy ngay là 145 triệu m3, cách bờ khoảng 20 km, thân mỏ có chiều sâu 7 m. Bộ đã khuyến cáo chỉ nên khai thác ở độ sâu 2 m để giảm tác động đến môi trường.
Trữ lượng cát biển của Việt Nam rất lớn và hiện nay đã được sử dụng san lấp và sử dụng trong các khu kinh tế, khu công nghiệp và các dự án ven biển, Bộ trưởng Khánh cho biết.
Về lo ngại nguy cơ nhiễm mặn, Bộ trưởng khẳng định cần đánh giá tác động môi trường, tốt nhất sử dụng ở khu vực đã nhiễm mặn. Tùy theo công trình, dự án sẽ được đánh giá tác động, với nguyên tắc không được để ảnh hưởng đến nước mặt. Bộ Xây dựng sẽ có quy trình cụ thể về từng công trình xây dựng.
Bên cạnh đó, hoạt động lấn biển đã có từ rất lâu, do đó cần phải được đánh giá tác động môi trường nghiêm túc, bảo vệ hệ sinh thái, không làm ảnh hưởng đến môi trường nước, bảo tồn đa dạng sinh học.
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết thêm, hiện nay Bộ Giao thông vận tải đã nghiên cứu đánh giá thử nghiệm về nguồn cát nhiễm mặn và ban hành các hướng dẫn tiêu chuẩn kỹ thuật về công nghệ khai thác, công nghệ san lấp, đánh giá tính chất cơ lý, sức bền vật liệu, tính ảnh hưởng môi trường; đồng thời yêu cầu có các bước thử nghiệm từng khu vực khai thác, từng công trình, đưa ra các tiêu chí về sử dụng cát biển.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã có các mục tiêu giải pháp đối với các cảng, biển nội thủy và các sông ngòi, tuyến kênh, rạch, sẽ giao cho các địa phương đánh giá, điều tra và khai thác, thực hiện thông tuyến, tận dụng nguồn vật liệu cát này.
Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo bổ sung các nguồn cát, trong đó có việc nghiên cứu và sử dụng đá xay, nhập vật liệu cát ở nước khác. Như vậy, với nhiều giải pháp đồng bộ, trong thời gian tới, vấn đề nguyên vật liệu cát cho các dự án sẽ được giải quyết tốt.
Luật chơi mới cho doanh nghiệp vật liệu xây dựng
Công cụ quan trọng giúp Việt Nam phát triển kinh tế biển xanh
Việt Nam sở hữu đường bờ biển dài cung cấp vốn tự nhiên lớn, nên việc quản lý bền vững các khu vực biển và ven biển là công cụ quan trọng trong phát triển kinh tế biển xanh, thúc đẩy phát triển các ngành mới giúp tăng thu nhập và tạo công ăn việc làm.
Ninh Thuận dồn lực cho kinh tế biển
Theo kế hoạch đến năm 2025, tầm nhìn tới 2030, Ninh Thuận đặt mục tiêu trở thành tỉnh mạnh về biển trong khu vực, tập trung huy động mọi nguồn lực để kinh tế biển trở thành động lực phát triển.
Hình thành 7 cụm liên kết ngành kinh tế biển vào 2030
Tốc độ tăng trưởng kinh tế tại các khu vực trọng điểm phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển sẽ cao hơn mức tăng trưởng chung cả nước từ 1,2 lần.
Giải bài toán phát triển kinh tế biển
Có đường bờ biển dài với nhiều tiềm năng to lớn nhưng các ngành nghề kinh tế biển Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển tương xứng.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.