Tăng trưởng kinh tế toàn cầu: Cuộc vui nào cũng có hồi kết
Tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang đạt ở mức độ cao nhất, nhưng cuộc vui này có lẽ sẽ kết thúc sau một vài năm.
Tăng trưởng của khu vực đồng euro tăng mạnh vào năm 2017, giúp châu Âu trở thành trung tâm của sự phục hồi kinh tế toàn cầu.
Theo đó, khu vực này đạt được mức tăng trưởng ngang bằng với mức cao nhất được ghi nhận trước khi diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính cách đây một thập niên.
Sự hồi phục kinh tế của châu Âu bất ngờ diễn ra bất chấp những bất ổn đến từ Brexit, với việc 19 nền kinh tế sử dụng đồng euro trong khu vực chứng kiến sự phục hồi nhờ sự trỗi dậy của Pháp và Tây Ban Nha.
Cơ quan thống kê Eurostat cho biết, tăng trưởng ở khu vực đồng euro đạt 2,5%, cao hơn mức 1,8% so với một năm trước đó. Đây là mức cao nhất kể từ năm 2007 khi khu vực này có mức tăng trưởng 3%, ngay trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính.
Dữ liệu cũng cho thấy nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,9% trong năm nay và các nền kinh tế lớn sẽ đạt được sự tăng trưởng đồng bộ, một viễn cảnh hiếm gặp từ sau cuộc khủng hoảng.
Trong Liên minh châu Âu nói chung, tăng trưởng cũng tăng 2,5% vào năm 2017 và 0,6% riêng trong quý cuối cùng của năm 2017.
Các quan chức châu Âu vui mừng với kết quả này và coi đó như dấu hiệu tốt nhất chứng tỏ rằng cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực đồng euro đã về mức an toàn và các tác động Brexit vẫn trong tầm kiểm soát.
Jasper Lawler, nhà phân tích thuộc tập đoàn Capital London cho biết: "Khu vực đồng euro đang chứng kiến mức tăng trưởng nhanh hơn Mỹ và gần cao hơn một điểm phần trăm so với Anh".
Trong một diễn biến khác, nền kinh tế Anh đã bị các nước châu Âu khác bỏ lại phía sau trong năm 2017, với mức tăng trưởng chậm lại (1,8%). Đây là tốc độ tăng trưởng hàng năm thấp nhất của Anh kể từ năm 2012.
Trong khi đó, nền kinh tế Pháp lại ghi nhận mức tăng trưởng nhanh nhất trong vòng sáu năm (1,9%), chủ yếu nhờ đầu tư tăng mạnh.
Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, tăng trưởng 2,3% trong năm 2017, thấp hơn so với mục tiêu 3% của Tổng thống Donald Trump. Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, tăng trưởng 6,9% vào năm 2017.
Tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang đạt ở mức độ cao nhất, nhưng cuộc vui này có lẽ sẽ kết thúc sau một vài năm.
Theo các nhà phân tích của tập đoàn tài chính Nomura, Bitcoin sẽ là nhân tố thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.
2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.
Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.
Kế hoạch kinh doanh của Tập đoàn DIC năm 2025 thể hiện tham vọng vượt bậc, tuy nhiên cũng khiến các cổ đông không khỏi hoài nghi về khả năng hoàn thành kế hoạch.
Mỹ áp thuế chống bán phá giá 35,29% với 23 doanh nghiệp Việt xuất khẩu tôm sang thị trường này, mức thuế cao nhất trong gần 20 năm qua.
Việt Nam tiếp tục là quốc gia có điểm số ACGS thấp nhất trong số sáu nước ASEAN được đánh giá trong kỳ báo cáo mới nhất.
Bamboo Capital thay đổi nhân sự cấp cao ngoài việc hoàn thiện bộ máy quản trị còn nhằm tận dụng cơ hội để phát triển khi thời cơ đã đến.
Cuốn sách "Bí quyết quản lý danh tiếng trong thời đại số" cung cấp phương pháp thực tiễn giúp nhà quản trị xây dựng và bảo vệ hình ảnh cá nhân lẫn tổ chức 24/7.
Tập đoàn Sovico vừa đề xuất đầu tư tuyến metro số 4 dài hơn 47km từ huyện Hóc Môn đến khu đô thị Hiệp Phước thuộc huyện Nhà Bè.
Với bà Nguyễn Thị Trà My, Tổng giám đốc PAN Group, niềm tin là điều kiện cần để doanh nghiệp dám đầu tư bài bản cho kế hoạch 20 - 30 năm và trường tồn.