Bức tranh quản lý rác thải tại các chợ nổi thuộc TP. Cần Thơ tương đối phức tạp do ý thức của người dân chưa cao cũng như sự xuất hiện của lực lượng thu gom rác thải phi chính thức.
Chợ nổi Cái Răng là một trong những biểu tượng của nét đẹp văn hóa miền Tây sông nước, cũng là điểm đến du lịch quen thuộc của du khách khi ghé thăm Đồng bằng sông Cửu Long. Theo khảo sát, có khoảng 70% du khách đến với Cần Thơ có ghé thăm chợ nổi Cái Răng.
Hiện nay, chợ nổi Cái Răng có khoảng 250 – 300 ghe tàu buôn sỉ hàng nông sản và khoảng 30 ghe nhỏ bán trái cây hoặc đồ ăn phục vụ người dân địa phương và khách du lịch, cùng 40 hộ dân đang sinh sống.
Nhờ lượng ghe, tàu này, hoạt động buôn bán diễn ra nhộn nhịp, mang đậm bản sắc sông nước nhưng cũng khiến một lượng lớn rác thải phát sinh. Ước tính, 1 tấn rác là lượng chất thải rắn phát sinh mỗi ngày tại chợ nổi Cái Răng.
Khoảng 100 thùng rác loại 60 lít được trang bị cho các hộ dân cư và tiểu thương ở chợ nổi Cái Răng. Bên cạnh đó, nhiều thùng rác cỡ to hơn được đặt trên bờ để thu gom rác thải.
Tuy nhiên, ý thức của người dân tại đây vẫn chưa cao, khoảng 25% hộ dân và tiểu thương xả trực tiếp rác thải xuống sông, gây ô nhiễm môi trường và làm ảnh hưởng đến cảnh quan sông nước, theo nghiên cứu của Trung tâm Hỗ trợ phát triển xanh (GreenHub) và Trung tâm Nghiên cứu tài nguyên và phát triển nông thôn (RECERD).
Bức tranh quản lý rác thải rắn tại chợ nổi Cái Răng cũng như tại các chợ nổi ở TP. Cần Thơ càng trở nên phức tạp với sự xuất hiện của lực lượng thu gom rác thải phi chính thức, bao gồm những người buôn ve chai, đại lý phế liệu và cơ sở tái chế dân lập. Mạng lưới này bao phủ hầu như toàn bộ TP. Cần Thơ và hoạt động rất tích cực.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều bất cập tồn tại trong khu vực phi chính thức này. Đó là việc các cơ sở tái chế vẫn sử dụng công nghệ đơn giản, lạc hậu, lại không đảm bảo điều kiện lao động, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và gây hại cho sức khỏe của chính những người làm việc trong các cơ sở này.
Thực trạng dòng sông Mekong ngày càng ô nhiễm là một trong những nguyên nhân khiến du lịch miền Tây mất đi sức hút với du khách, theo phản ánh của doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ du lịch sông nước miền Tây, tại một hội thảo tổ chức vào tháng 4 vừa qua.
Nhằm giải quyết thực trạng nói trên, tháng 5 vừa qua, dự án Vì sông Mê Kông không rác - Thí điểm mô hình kinh tế tuần hoàn tại các chợ nổi ở Cần Thơ đã được khởi động. Dự án được thực hiện bởi GreenHub và RECERD, dưới sự tài trợ của Công ty TNHH Dow Chemical Việt Nam.
Phát biểu tại hội thảo tham vấn cho dự án, PGS.TS Lê Anh Tuấn, khoa Môi trường và tài nguyên thiên nhiên, trường Đại học Cần Thơ, đề xuất mô hình “vòng tròn chuối”, một mô hình nông nghiệp tái sinh được ứng dụng rộng rãi trên thế giới, để giải quyết lượng rác thải hữu cơ phát sinh tại các chợ nổi.
Đối với rác thải nhựa, bà Hồng Cẩm Ngân, Giảng viên khoa Kiến trúc xây dựng và môi trường, trường Đại học Nam Cần Thơ, đưa ra giải pháp, các công ty du lịch có thể tặng du khách những chiếc bình nước tái sử dụng, vừa hạn chế đồ nhựa dùng một lần, vừa để lại ấn tượng tốt đối với du khách.
Bà Mai Hà Thanh Uyên, Giám đốc Phát triển bền vững ngành đóng gói bao bì và nhựa chuyên dụng của Dow tại khu vực Đông Nam Á, nêu quan điểm, cần phải hình thành chuỗi giá trị liên kết lợi ích của các bên liên quan để xây dựng mô hình thành công cho các chợ nổi Cần Thơ.
Với chủ trương từ Trung ương là phát triển trở thành trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Cần Thơ xác định 3 trụ cột quan trọng bao gồm bám sát sự chỉ đạo của Trung ương; phát huy nội lực địa phương; tăng cường liên kết vùng.
Thành công đưa Maersk Sealand về mở code và tăng container rỗng tại cảng Cái Cui, Tân cảng Sài Gòn kỳ vọng tiếp tục đưa thêm các hãng tàu biển lớn tham gia mở code, cung cấp container rỗng, đưa cảng Cái Cui trở thành “chợ container rỗng” của khu vực.
Xếp hạng về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có nhiều thay đổi trong 2 tháng đầu năm 2021 cả về lĩnh vực đầu tư, đối tác hay các tỉnh. Như vượt qua các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Cần Thơ đang dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI do có dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn II.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.