Với chủ trương từ Trung ương là phát triển trở thành trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Cần Thơ xác định 3 trụ cột quan trọng bao gồm bám sát sự chỉ đạo của Trung ương; phát huy nội lực địa phương; tăng cường liên kết vùng.
Cần Thơ là thành phố trực thuộc trung ương duy nhất của Đồng bằng sông Cửu Long. Sau gần 20 năm thành lập, Cần Thơ trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng của toàn vùng, với kinh tế tăng trưởng tốt, chất lượng tăng trưởng được cải thiện; ngân sách đã có thể tự cân đối và có điều tiết về Trung ương.
Tuy nhiên, giống như các địa phương anh em thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ cũng phải đối mặt với những thách thức mang tính vùng: biến đổi khí hậu gây ra những hiện tượng tiêu cực như triều cường, xâm nhập mặn, nắng nóng gay gắt, sạt lở dất; cơ sở hạ tầng tốt hơn so với mặt bằng chung của vùng nhưng vẫn còn thiếu hụt và chưa đồng bộ; nguồn nhân lực chưa đảm bảo phục vụ cho nhu cầu phát triển…
Đầu năm 2022, Quốc hội ban hành nghị quyết thí điểm một số cơ chế đặc thù phát triển Cần Thơ, với nội dung chính là xây dựng Cần Thơ trở thành trung tâm của miền Tây, đặc biệt là trung tâm về nông sản và dịch vụ.
Tiếp sau đó, quy hoạch tổng thể vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050 tiếp tục nhấn mạnh vai trò Cần Thơ là thành phố sinh thái, văn minh, hiện đại, là trung tâm miền Tây về dịch vụ, thương mại, du lịch, logistics, công nghiệp chế biến, nông nghiệp công nghệ cao, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ, văn hóa và thể thao.
Với sân bay Cần Thơ, thành phố cũng là “cửa ngõ” của Đồng bằng sông Cửu Long đi ra quốc tế. Như vậy, phát triển thành phố Cần Thơ với những cơ chế đặc thù là mũi nhọn chiến lược quan trọng cho sự nghiệp phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long.
Báo cáo với Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành, ông Trần Việt Trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP. Cần Thơ, cho biết, nhận thức rõ những thách thức, thấu hiểu trọng trách được Trung ương giao cho, chính quyền Cần Thơ xác định 3 trụ cột quan trọng làm kim chỉ nam cho những hành động sắp tới.
Đầu tiên là bám sát sự chỉ đạo của Trung ương, thông qua việc phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành để đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông không chỉ phục vụ cho thành phố mà còn liên kết chặt chẽ với các tỉnh miền Tây cũng như TP.HCM và khu vực trọng điểm kinh tế Đông Nam Bộ.
Là đầu mối về dịch vụ phục vụ nông nghiệp, Cần Thơ cũng đẩy mạnh xây dựng Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của vùng; trung tâm logistics cấp vùng. Bên cạnh đó, các khu công nghiệp như Vietnam Singapore Industrial Park (VSIP); Khu công nghiệp hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản; Vườn ươm công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc cũng được chú trọng xây dựng.
Về năng lượng, khu năng lượng Ô Môn sẽ được phát triển phù hợp với quy hoạch năng lượng quốc gia.
Thứ hai là phát huy nội lực, tiềm năng và lợi thế của thành phố Cần Thơ. Với vị trí trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ xác định khai thác tiềm năng thông qua phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, triển khai ứng dụng công nghệ số trong quản lý hành chính và điều hành chính sách.
Cần Thơ quy hoạch đô thị với kết cấu hạ tầng đồng bộ, có khả năng chống chịu biến đổi khí hậu và quy hoạch theo hướng đô thị sông nước sinh thái; thí điểm xây dựng đô thị thông minh và mô hình quản trị đô thị mới.
Khía cạnh văn hóa cũng được chú trọng phát triển đồng bộ với kinh tế. Quán triệt quan điểm của quy hoạch tổng thể vùng là “biến miền Tây thành nơi đáng sống”, Cần Thơ huy động nguồn lực cho giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe và xây dựng môi trường văn hóa đậm đà bản sắc đặc trưng.
Thứ ba, tăng cường liên kết vùng và đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Việc liên kết chặt chẽ và hiệu quả trong nội bộ vùng và giữa vùng với các khu vực khác trong cả nước và các quốc gia láng giềng sẽ thu hút nhiều tập đoàn lớn đầu tư, thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng, phát triển hạ tầng thương mại.
Ông Trường cho biết, thành phố sẽ chủ động nghiên cứu và đề xuất với Trung ương các cơ chế chính sách về liên kết vùng, liên kết xúc tiến đầu tư và thương mại.
3 trụ cột này được lãnh đạo thành phố Cần Thơ ví như chiếc kiềng 3 chân, là nền tảng vững chắc để Cần Thơ khẳng định vị trí và trọng trách là trung tâm miền Tây trong liên kết phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, chủ trương để xây dựng hạ tầng đường bộ cho Đồng bằng sông Cửu Long là “qua sông thì bắc cầu, qua núi thì đào hầm và qua đồng ruộng thì đổ đất”, tránh việc “bám” theo khu dân cư, vừa tốn chi phí giải phóng mặt bằng, vừa làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
Đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn với 13 tỉnh thành, đa dạng về văn hóa, cảnh quan nhưng đối với nhiều du khách quốc tế, chỉ cần đi chợ nổi là “kết thúc hành trình khám phá miền Tây”.
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.