Việt Nam thành mắt xích mới trong chuỗi cung ứng Skoda
Skoda hợp tác với TC Group khánh thành nhà máy sản xuất ô tô tại Quảng Ninh, hướng tới xây dựng chuỗi cung ứng khu vực và tăng tỷ lệ nội địa hóa.
Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia nhận định nền kinh tế Việt Nam không phục hồi lạc quan như những dự đoán trước đó.
Tăng trưởng GDP 6,17%, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trung bình đạt 3,8% là dự đoán của Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia (NCIF) về nền kinh tế Việt Nam theo kịch bản cơ sở, khi nền kinh tế thế giới dần hồi phục và đại dịch Covid-19 từng bước được kiểm soát.
Kịch bản khả quan hơn diễn ra với điều kiện nền kinh tế thế giới phục hồi nhanh hơn dự kiến, Việt Nam có thể đạt được mức tăng trưởng GDP 6,72%, CPI trung bình đạt 4,2%.
Các chuyên gia NCIF nhận định, trong năm 2021 và cả những năm tiếp theo của giai đoạn trung hạn (2021 – 2025), nền kinh tế Việt Nam nhiều khả năng chưa thể thực sự bứt phá do những khó khăn nội tại chưa được giải quyết triệt để, thậm chí còn có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn trong đại dịch Covid-19.
Dự báo của NCIF được đánh giá là thận trọng hơn so với các dự báo trước đây của nhiều tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước, trong đó dự báo lạc quan nhất thuộc về HSBC khi nhận định Việt Nam có thể đạt được mức tăng trưởng 7,6%.
Những yếu điểm về cơ cấu
Bình luận về tác động của đại dịch Covid-19, TS. Đặng Đức Anh, Phó giám đốc NCIF nhận định, nền kinh tế Việt Nam đang chứng tỏ được sức chống chịu phi thường, tuy nhiên cũng đang bộc lộ ra nhiều điểm yếu mang tính cơ cấu, đặt ra nguy cơ cản trở tiến trình phục hồi, phát triển.
Cụ thể, một trong những yếu tố tạo ra mức tăng trưởng dương năm 2020 là giải ngân vốn đầu tư công tăng cao, bao gồm cả nguồn vốn chậm giải ngân từ các năm trước. Điều này giúp Việt Nam đi đúng chu kỳ tài khóa nhưng cũng đặt ra vấn đề về động lực tăng trưởng cho năm 2021, khi không còn nguồn vốn dồi dào để giải ngân.
Mặt khác, cơ chế quản lý đầu tư công cũng cần được xem xét một cách nghiêm túc.
“Tốc độ giải ngân vốn đầu tư công năm nay rất cao, nhưng tại sao các năm trước lại thấp như vậy”, ông Anh đặt câu hỏi.
Về các chính sách hỗ trợ nền kinh tế, đại diện NCIF nhận xét, Việt Nam đang thiếu một cơ chế kích hoạt tự động để ứng phó với các biến động an ninh phi truyền thống. Điều này dẫn tới việc các gói kích thích kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân không đạt hiệu quả cao như kỳ vọng.
Công tác quản lý, cập nhật thông tin cũng khiến các cơ quan từ Trung ương tới địa phương lúng túng trong việc xác định đối tượng nhận hỗ trợ. Các chuyên gia nhận định, yếu tố này có thể gây ảnh hưởng tới các kế hoạch thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.
Bên cạnh đó, mức xuất siêu kỷ lục 19,1 tỷ USD năm 2020 là trợ lực lớn giúp nền kinh tế ổn định vĩ mô, nhưng cũng cho thấy nền rủi ro tăng trưởng kinh tế vẫn còn phụ thuộc nhiều vào bên ngoài, năng lực sản xuất chưa cao.
Nhìn từ góc độ quốc tế, diễn biến của dịch bệnh Covid-19 vẫn còn tương đối phức tạp, đặc biệt sự xuất hiện của biến chủng vi rút có thể làm tăng cao nguy cơ lây nhiễm.
Phản ứng chính sách của các quốc gia trên thế giới, cụ thể là những chính sách “siêu nới lỏng” tiền tệ và tài khóa có thể làm giá cả trên thế giới tăng mạnh vào năm 2021, gây ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế Việt Nam.
Giải pháp biến nguy thành cơ
Theo các chuyên gia NCIF, Covid-19 đem lại 2 xu hướng là cơ hội tốt để tái cơ cấu nền kinh tế, tạo ra bước đột phá trong trung hạn và dài hạn, bao gồm sự lên ngôi của nền kinh tế số và xu hướng dịch chuyển chuỗi giá trị toàn cầu.
Trong đó, xu thế dịch chuyển chuỗi giá trị toàn cầu tạo ra lợi thế giúp Việt Nam thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là những dự án đầu tư chất lượng cao, hạn chế thâm dụng lao động và ảnh hưởng tới môi trường.
Xu thế chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ là trợ lực quan trọng để chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tăng chất lượng sản xuất cũng như năng suất lao động, góp phần giúp Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.
Tuy nhiên, tận dụng những xu hướng trên đòi hỏi những chính sách mạnh mẽ, mang tính căn cơ và hiệu quả. Cụ thể, các chuyên gia nhấn mạnh trong giai đoạn 2021 – 2025 cần tiếp tục đầu tư vào các yếu tố nền tảng như môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, những yếu tố “đã đặt ra, đã thực hiện nhưng chưa thực sự đạt được như kỳ vọng”.
Skoda hợp tác với TC Group khánh thành nhà máy sản xuất ô tô tại Quảng Ninh, hướng tới xây dựng chuỗi cung ứng khu vực và tăng tỷ lệ nội địa hóa.
Các dự án đầu tư hứa hẹn sẽ được tiếp cận nguồn tín dụng xanh và phát hành trái phiếu xanh nếu đáp ứng các tiêu chí môi trường cũng như đạt điều kiện xác nhận tương ứng.
Tỉnh Bắc Ninh đã có những bước tiến đáng kể trong việc phát triển nhà ở xã hội, nhất là đối với công nhân khu công nghiệp và các đối tượng có thu nhập thấp.
Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Con số tín dụng trong thương vụ này không được tiết lộ, nhưng sẽ giúp Thế Giới Di Động hỗ trợ vốn lưu động.
Skoda hợp tác với TC Group khánh thành nhà máy sản xuất ô tô tại Quảng Ninh, hướng tới xây dựng chuỗi cung ứng khu vực và tăng tỷ lệ nội địa hóa.
Tổng giám đốc Gelex Nguyễn Văn Tuấn cho biết kỷ luật đầu tư và tỷ suất lợi nhuận sẽ là yếu tố quyết định cho giai đoạn phát triển sắp tới của tập đoàn.
Ngày 28/3, Samsung Việt Nam và Tổ chức Tuổi trẻ Thành đạt Việt Nam (JA Vietnam) đã chính thức phát động cuộc thi "Samsung Solve for Tomorrow 2025".
Hệ sinh thái số tích hợp, hiện đại của TPBank dành cho khách hàng doanh nghiệp đã được đánh giá cao tại khuôn khổ giải thưởng thường niên do The Asian Banker tổ chức.
Giảm phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu, nội địa hoá nguồn cung cùng công nghệ tái chế là chìa khoá thành công cho doanh nghiệp nhôm Việt Nam từ 2025.
Các dự án đầu tư hứa hẹn sẽ được tiếp cận nguồn tín dụng xanh và phát hành trái phiếu xanh nếu đáp ứng các tiêu chí môi trường cũng như đạt điều kiện xác nhận tương ứng.
Tiết kiệm chi phí không chỉ đơn giản là giảm bớt chi tiêu, còn cần tích hợp công nghệ tiên tiến, cải tiến quy trình hoạt động và đáp ứng nhu cầu khách hàng.