Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
VinFast là cái tên mới đẩy tiềm năng trên thị trường xe hơi và xe điện quốc tế. Tuy nhiên, không ít người bày tỏ thiếu lòng tin vào việc hãng xe non trẻ này có thể cạnh tranh được với những ông lớn như Ford, Volkswagen, Tesla.. ngay trên chính sân nhà của họ.
4 năm về trước, khi tỷ phú Phạm Nhật Vượng quyết định “chơi lớn” bằng việc thành lập một hãng xe hơi, người ta chỉ nhắc đến VinFast như một “chuyện lạ”, rằng “hóa ra Việt Nam cũng đến lúc muốn tự sản xuất ô tô”. Nhiều lời ác ý còn cho rằng, VinFast đang muốn lợi dụng danh nghĩa “hàng Việt” để bán những chiếc xe “chưa ai thử nên tôi chẳng dám đi”.
Bỏ ngoài tai tất cả, trong 4 năm ngắn ngủi, VinFast đã đi được những bước dài, thậm chí còn đang thực hiện tham vọng niêm yết tại Mỹ, bán xe tại thị trường Mỹ, châu Âu, phá bỏ lời đồn “lợi dụng danh nghĩa hàng Việt để bán hàng trên đất Việt”.
Tuy nhiên, những ý kiến trái chiều vẫn tiếp tục bủa vây hãng xe non trẻ này. Một vấn đề được đặt ra là điều gì giúp VinFast tự tin cạnh tranh với những hãng xe có lịch sử đến cả trăm năm như Ford, Volkswagen, hay hãng xe có vốn hóa nghìn tỷ đô như Tesla, trên chính thị trường của họ?
Sự khác biệt
Thị trường xe điện đang cực kỳ sôi động và hứa hẹn sẽ còn tiếp tục nóng hơn nữa với những cam kết loại bỏ dần động cơ đốt trong. Đây chính là nguyên nhân khiến không chỉ VinFast mà nhiều công ty khởi nghiệp khác đang bắt đầu giới thiệu những mẫu xe điện đầu tiên.
Giá cả của xe điện dự kiến sẽ ngày càng rẻ khi giá sản xuất pin xe điện đang có chiều hướng giảm dần. Theo Bloomberg New Energy Finance, giá xe điện sẽ hạ xuống mức tương đương với xe xăng vào năm 2023.
Tuy nhiên, nhu cầu thị trường tăng cao cùng giá cả rẻ sẽ không phải là điểm đặc biệt tạo ra lợi thế cạnh tranh cho VinFast. Rõ ràng những ông trùm trong ngành với mạng lưới hoạt động rộng khắp thế giới cùng kinh nghiệm phong phú sẽ có khả năng tận dụng tốt hơn những cơ hội này.
Trả lời Autohaus, một tạp chí xe hơi của Đức, ông Michael Lohscheller, Giám đốc điều hành VinFast cho biết, chất lượng dịch vụ bán hàng sẽ là yếu tố tạo ra sự khác biệt.
Theo ông Lohcheller, xe của VinFast sẽ được trưng bày ở một số cửa hàng nhất định. Với những khách hàng có nhu cầu, đội ngũ VinFast sẽ đáp ứng họ ngay tại nhà, bao gồm mang xe đến tận nơi để khách thử và cử kỹ thuật viên đến tận nơi để bảo dưỡng. Trong trường hợp cần phải bảo dưỡng tại xưởng, một chiếc xe thay thế sẽ được cung cấp cho khách hàng dùng tạm.
Những dịch vụ chu đáo này, theo Lohscheller, chỉ mới xuất hiện ở những thương hiệu xe hơi cao cấp như Maybach, Rolls-Royce.
“Chỉ mất 18 tháng để phát triển một mẫu xe mới”
Từng là lãnh đạo cấp cao những tập đoàn xe hơi lớn như Volkswagen hay Opel, ông Lohscheller tỏ ra ấn tượng nhất với tốc độ làm việc của hãng xe hơi đến từ Việt Nam, là yếu tố khiến VinFast “đi những bước dài trong thời gian ngắn”.
“Trong khi các hãng khác mất trung bình 48 tháng để phát triển một mẫu xe hơi mới, ở đây chúng tôi chỉ mất 18 tháng”, nhà quản trị nổi danh của ngành ô tô thế giới cho biết.
Một yếu tố khác khiến cựu giám đốc tài chính của Volkswagen phải kinh ngạc là tiến độ xây dựng nhà máy sản xuất xe hơi ở Hải Phòng. Một nhà máy rộng 135 héc ta, công suất 250 nghìn chiếc xe hơi mỗi năm, xây dựng trên một hòn đảo nhân tạo với địa chất kém thuận lợi có thể được hoàn thiện chỉ sau 21 tháng.
Tốc độ làm việc “thần tốc” khiến người dạn dày kinh nghiệm như ông Lohscheller cũng phải tỏ ra choáng ngợp, khi “14 ngày cách ly sau khi nhập cảnh biến thành cuộc họp hội đồng quản trị khi tất cả các giám đốc điều hành đều cách ly trong cùng một khu nghỉ dưỡng”.
Trao đổi với Autohaus, ông Lohscheller phải thú nhận đang phải nỗ lực để theo kịp những kế hoạch “hoành tráng” trong cuộc đua nước rút của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, ông chủ tập đoàn Vingroup.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.