Leader talk
Luật Nhà giáo: Chuyển đổi từ quản lý sang quản trị
Luật Nhà giáo được xây dựng với quan điểm mới chuyển từ quản lý nhân sự sang quản trị nguồn nhân lực để phát triển toàn diện lực lượng nhà giáo.
Trong không khí chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, dự án Luật Nhà giáo đã được trình Quốc hội lần đầu, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Đây là một cột mốc quan trọng, không chỉ mở ra cơ hội nâng cao vị thế nhà giáo mà còn đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện của ngành giáo dục.
Quản trị nguồn nhân lực: Tư duy mới trong quản lý nhà giáo
Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Kim Sơn, dự án Luật Nhà giáo thể hiện sự chuyển đổi tư duy từ quản lý hành chính sang quản trị nguồn nhân lực. Cách tiếp cận mới này coi nhà giáo là nguồn lực chủ yếu đóng góp vào thành công của hệ thống giáo dục.
“Nhà giáo cần được nhìn nhận là những chuyên gia trong nghề dạy học, được đào tạo, tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ theo một hệ thống tiêu chuẩn rõ ràng. Điều này bảo đảm có sự gắn kết giữa số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ nhà giáo với mục tiêu và yêu cầu phát triển của giáo dục”, bộ trưởng cho biết trên cổng thông tin của Bộ Giáo dục và đào tạo.
Ông nhấn mạnh đến yếu tố chuyên môn và chất lượng trong công tác quản lý nhà giáo vì chính yếu tố này sẽ đảm bảo cho yếu tố quản lý nhà nước có được sự đổi mới trong cả khối công và khối tư.
Dự thảo luật lần này đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng một khung pháp lý thống nhất, tạo sự bình đẳng giữa nhà giáo công lập và ngoài công lập. Lần đầu tiên, các quyền và nghĩa vụ của nhà giáo trong cả hai khối được quy định một cách đầy đủ và rõ ràng, có hệ thống.
Nhà giáo đặt trước yêu cầu phát triển không ngừng, được bảo vệ
thông qua quyền của nhà giáo và những điều cá nhân, tổ chức không được làm đối
với nhà giáo theo định hướng tăng quyền chủ động, sáng tạo và tăng tính bảo vệ
nhà giáo trong hoạt động nghề nghiệp.
Đổi mới chính sách tiền lương
Một trong những điểm nhấn quan trọng của dự án Luật Nhà giáo là chính sách tiền lương. Theo dự thảo, nhà giáo sẽ được ưu tiên trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp, với mức lương cơ bản cao nhất, kèm theo các phụ cấp đặc thù như phụ cấp nghề nghiệp, phụ cấp thâm niên và hỗ trợ bổ sung cho giáo viên công tác tại vùng khó khăn.
Tuy nhiên, ông Sơn thừa nhận rằng việc thực hiện các chính sách này không hề đơn giản.
“Hơn 1 triệu nhà giáo hiện hưởng lương từ ngân sách nhà nước và điều này đặt ra bài toán lớn về khả năng cân đối nguồn lực. Dù vậy, hai lần điều chỉnh mức lương cơ sở gần đây đã phần nào cải thiện đời sống của đội ngũ nhà giáo, tạo thêm động lực trong nghề nghiệp,” ông cho biết.
Bên cạnh đó, dự thảo luật cũng đề xuất các chính sách thu hút nhân tài, ưu tiên giáo viên vùng khó khăn, và hỗ trợ giáo viên trong các lĩnh vực đặc thù như giáo dục hòa nhập, năng khiếu, nghệ thuật. Những chính sách này được kỳ vọng sẽ tạo động lực lớn cho việc phát triển và duy trì đội ngũ nhà giáo chất lượng cao.
Dự án Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ đặt nền móng cho việc chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo thông qua các tiêu chuẩn nghề nghiệp rõ ràng.
Yêu cầu thực hành sư phạm khi tuyển dụng, cùng với các chính sách điều động, biệt phái, và hỗ trợ đào tạo liên tục, sẽ giúp đảm bảo nhà giáo có đầy đủ năng lực để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
Theo ông Sơn, một khung pháp lý toàn diện không chỉ giúp cải thiện môi trường làm việc cho nhà giáo mà còn là công cụ quan trọng để bảo vệ quyền lợi, phát huy tính sáng tạo, và nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp.
“Chúng tôi mong muốn nhà giáo sẽ cảm thấy tự do hơn trong nghề nghiệp, có nhiều điều kiện để phát triển bản thân và đóng góp tích cực cho sự nghiệp giáo dục”, ông Sơn nói.
Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở 3 vấn đề đổi mới giáo dục đào tạo trong kỷ nguyên vươn mình
Tăng tốc đào tạo nhân lực ngành bán dẫn
Ngoài vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây cũng được chú trọng tăng cường đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Hyundai sẽ chuyển giao công nghệ mới và tăng đào tạo nhân sự Việt
Chủ tịch Hyundai Motor Group, trong cuộc gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính mới đây, đã cho biết sẽ đẩy mạnh chuyển giao các công nghệ mới cho phía Việt Nam, đồng thời tăng cường đào tạo nhân sự Việt trong ngành công nghiệp ô tô.
Mở chiến dịch đào tạo hàng chục nghìn kỹ sư bán dẫn
Để đạt mục tiêu đào tạo 50-100 nghìn kỹ sư bán dẫn trong thời gian ngắn nhất, Thủ tướng cho rằng vừa cần giải pháp tiệm tiến, vừa cần các giải pháp đột phá.
Luật Nhà giáo: Chuyển đổi từ quản lý sang quản trị
Luật Nhà giáo được xây dựng với quan điểm mới chuyển từ quản lý nhân sự sang quản trị nguồn nhân lực để phát triển toàn diện lực lượng nhà giáo.
CT Group tri ân các thầy cô giáo
CT Group vừa tổ chức sự kiện tri ân ngày nhà giáo Việt Nam với sự góp mặt của đại diện các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông trong và ngoài nước.
Hóa giải bài toán quản trị gen Z trong kỷ nguyên công nghệ
Gen Z, thế hệ lớn lên với công nghệ, mang đến phong cách làm việc linh hoạt, đa nhiệm nhưng cũng đặt ra thách thức cho nhà quản trị trong việc cân bằng giữa sáng tạo và kỷ luật.
Vingroup lập công ty sản xuất người máy
Tập đoàn Vingroup thông báo thành lập Công ty cổ phần Nghiên cứu phát triển và ứng dụng người máy VinRobotics với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng.
Sóng gió lại nổi lên tại Eximbank
Liên tiếp những thông tin không tích cực gần đây cho thấy những vấn đề trong quản trị nội bộ của Eximbank vẫn chưa được xử lý triệt để.
Vai trò tiên phong của ngành ngân hàng trong thực hành ESG
Dù đã gặt hái thành công trong vai trò đi đầu về việc thực hành ESG thời gian qua, ngành ngân hàng vẫn còn nhiều thách thức phải đối mặt.
UBND TP. Hà Nội lập Ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí
Ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí của TP. Hà Nội do ông Trần Sỹ Thanh, Phó bí thư thành uỷ, Chủ tịch UBND thành phố làm Trưởng ban.