Leader talk

Mở cửa cho Việt kiều mua nhà: Đột phá về lập pháp và cơ hội của thị trường bất động sản

Quy định "mở cửa" cho phép Việt kiều được sở hữu bất động sản tại Việt Nam như người dân trong nước sẽ giúp thị trường bất động sản phát triển, có thêm nguồn cầu và thu hút mạnh mẽ dòng vốn từ nước ngoài.

Sự thay đổi căn bản về tư duy, quan điểm lập pháp

Luật Đất đai sửa đổi vừa được thông qua đã có sự thay đổi căn bản về tư duy, quan điểm lập pháp trong quy định tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở trong nước. 

Trước đó, Luật Đất đai 2013 xác định địa vị pháp lý của người sử dụng đất thông qua tiêu chí là nơi cư trú của người đó. Luật phân biệt chủ thể hộ gia đình, cá nhân trong nước; với chủ thể “người Việt Nam định cư ở nước ngoài”, từ đó xác định quyền, nghĩa vụ của các chủ thể này khác nhau.

Có thể thấy, người Việt Nam ở trong nước có nhiều quyền năng hơn hẳn so với người Việt Nam định cư ở nước ngoài không chỉ trong quan hệ sử dụng đất mà còn trong vấn đề sở hữu nhà ở hay quyền kinh doanh bất động sản. Đây đều là những sản phẩm gắn liền với đất, quy định trong các Luật liên quan là Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản.

Nên hay không cho người nước ngoài mua bất động sản du lịch

Như vậy, cá nhân là người Việt Nam, đã chuyển đi cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài, vẫn giữ quốc tịch Việt Nam sẽ được coi là người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo Luật Quốc tịch Việt Nam. 

Người Việt định cư ở nước ngoài khi mua nhà ở tại Việt Nam vẫn được xem là người nước ngoài. Họ bị hạn chế về khả năng tiếp cận đất đai, các tài sản gắn liền với đất.

Các giao dịch mua nhà của họ chủ yếu nằm trong các dự án bất động sản với một hạn mức nhất định như 30% đối với chung cư và không quá 10% đối với nhà phố. Hoặc người nước ngoài phải nhờ người thân đứng tên để sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Điều này dẫn đến không minh bạch về pháp lý, tiềm ẩn nhiều bất cập. Đồng thời, quy định này cũng không khuyến khích được nhóm người Việt kiều giữ quốc tịch Việt Nam, giữ mối liên hệ gắn bó với quê hương đất nước. 

Nguyên nhân là do người còn giữ quốc tịch Việt Nam cũng chỉ có quyền như người không còn giữ quốc tịch Việt Nam trong vấn đề tiếp cận, sử dụng đất.

Trước những bất cập này, Luật Đất đai năm 2024 đã thay đổi căn bản khi xác định địa vị pháp lý của người sử dụng đất thông qua tiêu chí là quốc tịch, không còn xác định theo nơi cư trú.

Cụ thể, giữa cá nhân trong nước với người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam có quyền tiếp cận đất đai như nhau. 

Như vậy sắp tới, người Việt Nam định cư ở nước ngoài còn giữ quốc tịch Việt Nam sẽ có đầy đủ các quyền liên quan đến đất đai như công dân Việt Nam trong nước. Đối với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài (không còn quốc tịch Việt Nam), Luật Đất đai sửa đổi giữ chính sách như pháp luật hiện hành.

Đồng thời, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Luật Nhà ở 2023 cũng có những quy định đổi mới, đồng bộ về quyền sở hữu nhà ở và phạm vi kinh doanh bất động sản của nhóm chủ thể này như cá nhân ở trong nước.

Mở cửa cho Việt kiều mua nhà: Bước đột phá về lập pháp và cơ hội của thị trường 1
Khu biệt thự nghỉ dưỡng Grand Melia thuộc dự án Libera Nha Trang. Ảnh: HA

Quy định mới của Luật Đất đai và hai luật liên quan nhận được sự ủng hộ, nhất trí rất cao của đa số đại biểu Quốc hội, nhiều chuyên gia, cộng đồng doanh nghiệp và người dân.

Về mặt chính trị và pháp lý, quy định mới này thể hiện rõ quan điểm kiều bào ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của dân tộc Việt Nam.

Luật Quốc tịch Việt Nam đã nhấn mạnh nguyên tắc: “Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người đã mất quốc tịch Việt Nam được trở lại quốc tịch Việt Nam”.

Do đó, quy định mới của Luật Đất đai thể hiện rõ quan điểm khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để kiều bào ở nước ngoài giữ quốc tịch Việt Nam cũng như mối quan hệ gắn bó, xây dựng quê hương, đất nước; thể hiện rõ tinh thần Nghị quyết 36 năm 2024 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Các quy định pháp luật coi “người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam”.

Trước đó, Kết luận 12 năm 2021 của Bộ Chính trị cũng nêu rõ việc “khuyến khích và tạo điều kiện để đồng bào Việt Nam ở nước ngoài tích cực đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Cơ hội của thị trường bất động sản

Theo quy định mới, người Việt ở nước ngoài sẽ được thừa kế, thế chấp tất cả những nhà liền thổ, những sản phẩm bất động sản. Bên cạnh đó, việc mua bất động sản, họ vẫn sẽ mua trong dự án, nhưng việc giới hạn số lượng sản phẩm sẽ được nới lỏng hơn.

Về mặt kinh tế - xã hội, việc quy định kiều bào ở nước ngoài có quốc tịch Việt Nam được thực hiện đầy đủ các quyền liên quan đến đất đai như công dân Việt Nam ở trong nước sẽ xử lý được vướng mắc pháp lý của nhóm chủ thể này.

Chẳng hạn như vấn đề thừa kế quyền sử dụng đất ở. Quy định này chắc chắn sẽ góp phần thu hút bà con kiều bào ủng hộ, đầu tư về Tổ quốc, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kiều hối và đầu tư từ nước ngoài về Việt Nam.

Đầu tư bất động sản công nghiệp: Miếng ngon không dễ ăn!

Theo báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội năm 2023, cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài có khoảng trên 5,3 triệu người đang sinh sống, làm việc tại hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, đã có nhiều đóng góp trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước những năm qua.

Tổng lượng kiều hối do bà con kiều bào chuyển về nước trong 30 năm qua ước đạt khoảng 200 tỷ USD. Trong 20 năm qua, kiều hối có giá trị bằng gần 80% nguồn vốn FDI.

Những năm qua, mặc dù kinh tế toàn cầu có nhiều khó khăn nhưng dòng kiều hối về Việt Nam vẫn duy trì ổn định. Lượng kiều hối về Việt Nam trong 10 năm trở lại đây duy trì vị trí trong Top 10 quốc gia có lượng kiều hối lớn nhất thế giới và trong Top 3 khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Sự sửa đổi cơ bản về chính sách tiếp cận đất đai của kiều bào ở nước ngoài trong Luật Đất đai 2024 và hai luật liên quan sẽ đáp ứng tốt hơn nguyện vọng của kiều bào, giúp củng cố thêm niềm tin, sự lạc quan về việc gia tăng thu hút kiều hối và đầu tư từ kiều bào, khơi thông nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hiện trong dư luận vẫn còn một số ý kiến băn khoăn về việc "mở cửa" cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài còn giữ quốc tịch Việt Nam sẽ dẫn đến những rủi ro cho nền kinh tế, xã hội và quốc phòng an ninh trong nước. 

Tuy nhiên, trên thực tế, về mặt quốc phòng, an ninh và các vấn đề xã hội, việc triển khai Luật Đất đai và Luật Nhà ở từ năm 2003 đến nay, liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài cho thấy những điểm tích cực, không có tác động tiêu cực đến thị trường và các đối tượng dân cư khác.

Ngoài ra, quy định mới còn giúp hạn chế các tranh chấp nảy sinh do người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã bỏ tiền ra để mua, nhà đất và nhờ người thân ở trong nước đứng tên; sau đó bị người đứng tên đem bán, trục lợi cá nhân. Điều này đã tiềm ẩn những tranh chấp, bất ổn trong xã hội.

Mặt khác, cần lưu ý rằng, ngoài khía cạnh kinh tế thì quy định mới của luật còn khuyến khích kiều bào giữ quốc tịch Việt Nam, hoặc nếu đã mất quốc tịch Việt Nam thì có động lực trở lại quốc tịch và giữ mối liên hệ gắn bó với quê hương đất nước. Đây là vấn đề rất nhân văn, thuộc về văn hóa, xã hội, dân tộc.

Cách nhà đầu tư ngoại thâu tóm bất động sản Việt Nam

Cách nhà đầu tư ngoại thâu tóm bất động sản Việt Nam

Bất động sản -  10 tháng
Thay vì mua đứt dự án, hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng cổ phần hoặc mua lại một phần dự án trong các đại đô thị.
Ý kiến ( 0)
Vùng Vịnh cho người nước ngoài mua bất động sản và tham khảo cho Việt Nam

Vùng Vịnh cho người nước ngoài mua bất động sản và tham khảo cho Việt Nam

Leader talk -  1 năm

Những nước vốn “không cần tiền” nay đã phải sửa đổi và hoàn thiện thể chế cho người nước ngoài mua và sở hữu bất động sản như một giải pháp chuyển đổi nền kinh tế, thu hút du lịch, thu hút đầu tư, mở rộng và đa dạng hóa thị trường bất động sản.

Việt Nam lọt tốp 5 nơi sống và làm việc tốt nhất cho người nước ngoài

Việt Nam lọt tốp 5 nơi sống và làm việc tốt nhất cho người nước ngoài

Ống kính -  3 năm

Triển vọng tươi sáng của Việt Nam là yếu tố hấp dẫn các chuyên gia nước ngoài đến đây sống và làm việc.

Nên hay không cho người nước ngoài mua bất động sản du lịch

Nên hay không cho người nước ngoài mua bất động sản du lịch

Bất động sản -  4 năm

Theo TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, đề xuất của Bộ Xây dựng về việc tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu các bất động sản du lịch tại Việt Nam là việc nên làm.

Vì sao Việt Nam lọt danh sách địa điểm sống tốt nhất cho người nước ngoài?

Vì sao Việt Nam lọt danh sách địa điểm sống tốt nhất cho người nước ngoài?

Ống kính -  4 năm

Người dân thân thiện cùng chi phí sinh hoạt phải chăng so với nhiều quốc gia khác đã giúp Việt Nam trở thành một trong những địa điểm lý tưởng cho người nước ngoài chuyển đến sinh sống và làm việc.

Đâu sẽ là 'đầu tàu' kéo nền kinh tế Việt Nam năm 2025?

Đâu sẽ là 'đầu tàu' kéo nền kinh tế Việt Nam năm 2025?

Leader talk -  10 giờ

Trong khi xuất khẩu nhiều biến số, chính sách tiền tệ gặp áp lực, đầu tư công và tiêu dùng nội địa được kỳ vọng trở thành động lực dẫn dắt tăng trưởng kinh tế.

'Khoán 10' của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

'Khoán 10' của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Leader talk -  1 ngày

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, mang tính đột phá và chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam.

Chủ tịch FPT cam kết 8 điểm đột phá cho kỷ nguyên mới

Chủ tịch FPT cam kết 8 điểm đột phá cho kỷ nguyên mới

Leader talk -  3 ngày

Thông qua Nghị quyết 57, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình tin rằng, Việt Nam có thể vươn lên ở lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, bán dẫn, những công nghệ lõi mà mọi quốc gia đều cần.

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Leader talk -  4 ngày

Trân trọng giới thiệu phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia tại Hà Nội, ngày 13/1.

Vẻ đẹp của nhiệt điện Mông Dương 2 trong mắt nhà đầu tư Séc

Vẻ đẹp của nhiệt điện Mông Dương 2 trong mắt nhà đầu tư Séc

Leader talk -  6 ngày

Thông qua việc mua lại cổ phần nhiệt điện Mông Dương 2, phía Sev.en GI khẳng định muốn đầu tư lâu dài tại Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực năng lượng.

Thực hành bền vững từ những điều nhỏ nhất

Thực hành bền vững từ những điều nhỏ nhất

Phát triển bền vững -  3 giờ

Tập trung vào tính bền vững ngay từ khâu thiết kế, tuyển dụng cho đến từng khía cạnh nhỏ nhất trong vận hành là cách Khách sạn Amanaki lan tỏa giá trị tích cực.

Câu trả lời cho những trăn trở ngàn năm của Việt Nam

Câu trả lời cho những trăn trở ngàn năm của Việt Nam

Tiêu điểm -  3 giờ

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, câu trả lời chính là "công nghệ", với những cơ hội mới và thời cơ có một không hai cho Việt Nam

Xử lý đầu cơ, ngăn trục lợi đấu giá đất

Xử lý đầu cơ, ngăn trục lợi đấu giá đất

Tiêu điểm -  3 giờ

Thủ tướng yêu cầu các Bộ, UBND tỉnh thành trực thuộc Trung ương tập trung xử lý thao túng, đầu cơ bất động sản để tăng cường kiểm soát, ổn định thị trường địa ốc.

Công ty vận tải Hà Nội khai trương 3 tuyến xe buýt điện

Công ty vận tải Hà Nội khai trương 3 tuyến xe buýt điện

Ống kính -  3 giờ

Ngày 17/01/2025, Tổng công ty Vận tải Hà Nội đã tổ chức khai trương 3 tuyến buýt số 05, 39, 47 thí điểm sử dụng phương tiện năng lượng điện.

Thương mại Việt Nam – Ba Lan: Mục tiêu chạm mốc 5 tỷ USD

Thương mại Việt Nam – Ba Lan: Mục tiêu chạm mốc 5 tỷ USD

Hồ sơ quản trị -  3 giờ

Thương mại Việt Nam - Ba Lan đặt mục tiêu 5 tỷ USD, tận dụng cơ hội từ EVFTA, thị trường tiềm năng, và vai trò logistics chiến lược của Ba Lan tại Trung và Đông Âu.

Cận cảnh mẫu xe buýt điện đô thị vừa ra mắt của VinFast

Cận cảnh mẫu xe buýt điện đô thị vừa ra mắt của VinFast

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Dòng xe buýt điện cỡ nhỏ, sức chứa tối đa 60 người đã được VinFast bàn giao cho Transerco và Bảo Yến để đi vào vận hành ngay trong năm 2025.

Bầu Hiển thưởng 4,4 tỷ đồng cho cầu thủ CLB Hà Nội và Công an Hà Nội

Bầu Hiển thưởng 4,4 tỷ đồng cho cầu thủ CLB Hà Nội và Công an Hà Nội

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

Bầu Hiển thưởng đậm cho các cầu thủ Duy Mạnh, Thành Chung, Hai Long… tại lễ tuyên dương, khen thưởng vận động viên Hà Nội đạt thành tích xuất sắc tại ASEAN Cup 2024.