Bất động sản
Cách nhà đầu tư ngoại thâu tóm bất động sản Việt Nam
Thay vì mua đứt dự án, hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng cổ phần hoặc mua lại một phần dự án trong các đại đô thị.

Giữa lúc doanh nghiệp bất động sản trong nước vật lộn trong khó khăn, một số nhà đầu tư nước ngoài đã chớp thời cơ thâu tóm dự án bất động sản.
Một trong những điểm đáng chú ý trong xu hướng mua bán, chuyển nhượng này là thay vì mua đứt dự án, phần lớn các nhà đầu tư thường lựa chọn mua một lượng lớn cổ phần hoặc nhận chuyển nhượng một phần trong các dự án đại đô thị.
Đối với việc chuyển nhượng cổ phần, một số giao dịch đáng chú ý trong năm qua có thể kể đến như Keppel đã chi 50,4 triệu USD mua 65% cổ phần công ty nắm giữ một dự án bất động sản thương mại tại Hà Nội.
Công ty này cũng mua 49% cổ phần hai dự án dân cư ở TP.HCM từ Công ty CP Đầu tư và kinh doanh nhà Khang Điền với tổng giá trị 136 triệu USD.
Trước đó, Tập đoàn Keppel Land thông qua công ty thành viên Monestine Pte. Ltd đã ký kết thoả thuận với Công ty CP Địa ốc Phú Long để mua 60% cổ phần trong ba lô đất có tổng diện tích 6,2ha ở huyện Nhà Bè, TP. HCM.
Đầu năm 2022, Keppel Land cũng đã ký thỏa thuận hợp tác với Phú Long để mua 49% cổ phần tại ba khu đất thuộc khu đô thị Mailand Hanoi City với tổng giá trị 2.715 tỷ đồng.
Một trong số ít những trường hợp thâu tóm toàn bộ cổ phần dự án là Gamuda Land mua lại 100% cổ phần trị giá 316 triệu USD của Công ty CP Bất động sản Tâm Lực hồi tháng 7/2023.
Đối với các dự án lớn, chủ đầu tư trong nước thường thành lập một pháp nhân để sở hữu một phần dự án, sau đó chuyển nhượng cổ phần của pháp nhân này cho nhà đầu tư nước ngoài. Cách làm này thường nhanh hơn chuyển nhượng dự án.
Như CapitaLand mua một công ty sở hữu 56.208m2 đất tại một dự án đại đô thị ở phía Tây Hà Nội để phát triển dự án nhà ở.
Không nhiều trường hợp nhận chuyển nhượng dự án trực tiếp như Sycamore Company từ Singapore mua 18,9ha đất từ Becamex IDC tại Bình Dương với giá 240 triệu USD để phát triển dự án nhà ở.
Mới đây, Tập đoàn Hưng Thịnh và Tập đoàn Marubeni đã ký kết hợp tác đầu tư phát triển dự án bất động sản tại Việt Nam. Dự án khởi đầu tọa lạc tại trung tâm hành chính mới của TP. Thủ Đức có tổng mức đầu tư dự kiến trên 10.000 tỷ đồng.
Lý giải xu hướng mua lại cổ phần dự án của các doanh nghiệp ngoại, giám đốc một quỹ đầu tư bất động sản của Singapore cho rằng, các nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia vào thị trường bất động sản Việt thường có xu hướng hợp tác, cùng phát triển thay vì thâu tóm.
Theo vị lãnh đạo doanh nghiệp này, nếu như các thương hiệu nước ngoài trong mảng tiêu dùng có xu hướng thâu tóm, mua đứt các doanh nghiệp trong nước để chiếm lĩnh thị phần, tăng lợi thế cạnh tranh thì đầu tư bất động sản là một lĩnh vực rất đặc thù.
Các nhà đầu tư bất động sản cần hiểu pháp lý, môi trường đầu tư, kinh doanh, các thủ tục hành chính và thị trường trong nước. Chính vì vậy, nhà đầu tư nước ngoài "lạ nước lại cái", khi đầu tư vào các dự án bất động sản cần hợp tác với các nhà đầu tư trong nước để triển khai dự án thuận lợi.
Phần lớn các nhà đầu tư nước ngoài khi vào dự án chỉ nắm giữ cổ phần, hợp tác đầu tư, mà không có xu hướng thâu tóm dự án như ở lĩnh vực bán lẻ.
Nhà đầu tư nước ngoài có thế mạnh về vốn, kinh nghiệm phát triển dự án bất động sản. Trong khi đó, các nhà đầu tư trong nước có lợi thế về am hiểu thủ tục pháp lý, thủ tục đầu tư, thị trường. Họ cùng hợp tác, chia sẻ lợi nhuận. Sau thời gian phát triển, thu hồi vốn và lợi nhuận, nhà đầu tư nước ngoài có thể rút vốn, trả lại quyền sở hữu cho doanh nghiệp nội.
Mặt khác, đối với các dự án đại đô thị, để phát triển cả một dự án cần nguồn lực tài chính rất lớn, chính vì vậy, các nhà đầu tư ngoại thường chỉ có xu hướng mua lại hoặc phát triển một phần dự án.
Trừ các đô thị đã phát triển từ thời gian trước như Phú Mỹ Hưng, Ciputra, Gamuda Garden... của các đơn vị nước ngoài, hầu hết các đại đô thị lớn hiện nay đều do doanh nghiệp bất động sản trong nước giàu tiềm lực phát triển.
Yếu tố về kinh nghiệm phát triển các dự án bất động sản cũng là lý do trong suốt thời gian vừa qua, ngoài những tên tuổi lớn như CapitaLand, Keppel Land, Gamuda... rất ít những nhà đầu tư ngoại khác tham gia vào thị trường Việt.
Ngoài ra, theo vị giám đốc này, thị trường bất động sản Việt, nhất là phân khúc nhà ở, thương mại có sức hút hơn với các nhà đầu tư khu vực châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore. Trong khi đó, các nhà đầu tư đến từ Mỹ, châu Âu ít quan tâm hơn và không có nhiều kinh nghiệm phát triển.
Do đó, các nhà đầu tư này có thể rót tiền vào các quỹ đầu tư, đứng sau, chứ không trực tiếp tham gia mua bán, chuyển nhượng, phát triển dự án bất động sản.
Ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội cho rằng, bất động sản Việt Nam vẫn là một thị trường đầy hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Thời gian vừa qua, các doanh nghiệp bất động sản trong nước gặp khó khăn lớn về nguồn vốn phát triển và đó là cơ hội để các nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường bằng cách thâu tóm các dự án tốt với mức giá hấp dẫn, chuẩn bị cho một chu kỳ phát triển mới.
Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường Việt Nam nói chung và bất động sản nói riêng vẫn được ghi nhận tăng trưởng ấn tượng.
Fitch Ratings gần đây đã nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+ (từ mức BB), triển vọng “Ổn định”. Trong năm 2024, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam được kỳ vọng sẽ đạt mức 6 - 6,5%.
Thời gian vừa qua, Chính phủ đã quyết liệt nhằm tháo gỡ những khó khăn của ngành bất động sản, tăng đầu tư công và điều hành các chính sách kinh tế kịp thời để kích thích tăng trưởng.
Ông Matthew nhận định các bộ luật quan trọng được sửa đổi và thông qua, bao gồm Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở và Luật Đất đai, là một tín hiệu tích cực với thị trường đầu tư trong năm tới, thúc đẩy niềm tin của các nhà đầu tư.
"Thị trường Việt Nam với nhu cầu thực về nhà ở cũng như niềm tin về lĩnh vực văn phòng và bất động sản công nghiệp sẽ là chìa khóa cho sự khởi đầu của một chu kỳ mới trong năm nay. Tuy nhiên, thị trường vẫn cần chờ đợi các văn bản dưới luật để có thể quan sát những thay đổi rõ ràng hơn, ông Matthew nhận định.
Vốn FDI thực hiện cao nhất 5 năm
Nhà đầu tư bất động sản 'gom hàng' đón sóng tăng mới
Từ quý III/2023, nền kinh tế đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực về sự phục hồi của thị trường bất động sản. Tuy nhiên từ trước đó, nhiều nhà đầu tư nhạy bén đã tìm kiếm cho mình những sản phẩm đầu tư giàu tiềm năng, tích sản số lượng lớn để đón đầu sự phục hồi đã được dự đoán trước này.
Nỗi đau của nhà đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng
Hơn một nửa số lượng bất động sản nghỉ dưỡng đã bàn giao cho người mua nhưng chưa được đưa vào vận hành khai thác kinh doanh.
Nhà đầu tư bất động sản rục rịch quay lại thị trường
Chung cư, biệt thự và đất nền là ba phân khúc đang được các nhà đầu tư quan tâm nhất hiện nay.
Hết thời đầu tư bất động sản "dễ ăn"
Theo ông Nguyễn Thế Điệp, Phó chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, cơ hội đầu tư, kinh doanh bất động sản "dễ" thắng đã không còn. Thời gian tới sẽ là thử thách rất lớn đối với cả các nhà đầu tư cá nhân và doanh nghiệp bất động sản.
Chặt quá hoá nghẽn, nhà ở xã hội mắc kẹt ở vạch xuất phát
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án dự án phức tạp, gian nan không kém nhà ở thương mại là hai trong số nhiều lý do khiến việc đầu tư nhà ở xã hội mãi ì ạch.
Mạnh tay cấm căn hộ kinh doanh du lịch, TP.HCM ngăn ngừa tranh chấp chung cư
Quyết định 26/2025 vừa được UBND TP.HCM ban hành sẽ tháo gỡ hàng loạt các vướng mắc trong việc quản lý vận hành nhà chung cư hiện nay trên địa bàn thành phố.
Vay ngân hàng mua nhà: 'Cạm bẫy ngọt ngào' trong cơn sốt giá
Với giá nhà đất cao như hiện nay, việc vay ngân hàng mua nhà có thể đặt người mua trước những áp lực tài chính lớn, thậm chí rơi vào vòng xoáy nợ nần.
Flamingo Holding chơi lớn, hồ Núi Cốc thoát kiếp ‘công chúa ngủ quên’
Hồ Núi Cốc, viên ngọc ẩn mình giữa miền trung du, sắp được đánh thức. Dự án Flamingo Majestic Island Resort hứa hẹn biến nơi đây thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp, mở ra một chương mới cho du lịch Thái Nguyên.
Chuyển động mới tại siêu dự án Sài Gòn Co.op An Phú
VIAC chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Novaland và Nova An Phú, buộc Sài Gòn Co.op thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng phát triển dự án Sài Gòn Co.op An Phú.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.