Tài chính
Moody's nâng mức đánh giá tín dụng cơ sở của SeABank lên B1
Việc Moody’s nâng hạng BCA lên B1 phản ánh sự cải thiện rõ rệt sức mạnh nội tại của SeABank về chất lượng tài sản, khả năng sinh lời và nguồn vốn.
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's vừa công bố nâng mức đánh giá tín dụng cơ sở (BCA) từ B2 lên B1 cho Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) trong kỳ đánh giá xếp hạng năm 2022. Đồng thời, Moody’s tiếp tục giữ xếp hạng nhà phát hành và tiền gửi dài hạn của SeABank ở mức B1 năm thứ 4 liên tiếp với triển vọng phát triển Tích cực.
Moody’s là một trong 3 tổ chức đánh giá tín nhiệm hàng đầu thế giới, trong đó mức đánh giá tín dụng cơ sở (BCA) là một trong những yếu tố quan trọng phản ánh sức mạnh nội tại của doanh nghiệp.
Việc SeABank được Moody’s nâng mức đánh giá BCA lên B1, đồng thời giữ nguyên xếp hạng nhà phát hành và tiền gửi dài hạn ở mức B1 năm thứ 4 liên tiếp với đánh giá triển vọng phát triển Tích cực là minh chứng cho nỗ lực của SeABank trong việc duy trì ổn định hoạt động kinh doanh, nâng cao chất lượng tài sản, khả năng sinh lời và nguồn vốn trong năm 2021 với kết quả kinh doanh nổi trội.
Cụ thể, lợi nhuận trước thuế hơn 3.268 tỷ đồng (tăng 89% so với 2020 và hoàn thành 135% kế hoạch). Tổng tài sản đạt hơn 211.663 tỷ đồng, tăng 18% so với 2020. Bên cạnh đó, tổng thu thuần ngoài lãi (NoII) năm 2021 của SeABank đạt 1.850 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 26,3% trên tổng doanh thu. Hiệu suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROA) và hiệu suất sinh lời của vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) lần lượt là 1,33% và 16,12%; Tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,65%.
Báo cáo xếp hạng tín nhiệm năm 2022 của Moody’s đã khẳng định uy tín, vị thế và tiềm lực của SeABank với khách hàng, đối tác đặc biệt là các tổ chức quốc tế. Ngân hàng luôn nỗ lực đi đầu trong việc đáp ứng với những tiêu chuẩn quốc tế cao nhất, quản trị và điều hành hoạt động kinh doanh một cách chủ động, minh bạch, an toàn và bền vững.
Kết thúc quý I/2022, kết quả kinh doanh của SeABank tiếp tục được duy trì ở mức tăng trưởng bền vững. Cụ thể: Tổng tài sản đạt 231.222 tỷ đồng, tăng 19.558 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2021; Lợi nhuận trước thuế đạt 1.306 tỷ đồng, tăng 87,1% so với cùng kỳ năm trước; Tổng thu thuần đạt hơn 2.322 tỷ đồng, tăng 61,3% so với cùng kỳ năm trước; Thu thuần từ dịch vụ đạt 274 tỷ đồng, tăng 122,65% so với cùng kỳ năm trước.
Đồng thời, thu thuần ngoài lãi (NOII) cũng ghi nhận con số tăng trưởng ấn tượng 126,5% so với cùng kỳ năm trước, đạt 758 tỷ đồng. Đặc biệt, tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) tiếp tục giảm mạnh xuống mức 28,32%, đảm bảo đúng theo định hướng kinh doanh của Ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) duy trì ổn định ở mức 1,64%.
Cũng trong quý I/2022, SeABank đã hoàn thành tăng vốn điều lệ lên 16.598 tỷ đồng và tiếp tục được Đại hội đồng cổ đông thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 22.690 tỷ đồng trong năm 2022 nhằm nâng cao năng lực tài chính, bổ sung nguồn vốn hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Hiện SeABank thuộc nhóm các ngân hàng có tầm quan trọng trong hệ thống ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, được Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam bình chọn là “Ngân hàng vì cộng đồng tiêu biểu 2021” và “Ngân hàng có sản phẩm dịch vụ đổi mới sáng tạo tiêu biểu 2021”, đồng thời là ngân hàng duy nhất được The Banker (Anh) vinh danh “Ngân hàng của năm 2021 – Bank of the Year Vietnam 2021” và xếp hạng “Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam 2022” (Vietnam Report).
SeABank lãi hơn 1.300 tỷ đồng trong quý đầu năm
SeABank lãi hơn 1.300 tỷ đồng trong quý đầu năm
Nhờ liên tục cải tiến và đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ, quý I/2022 SeABank tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh về lợi nhuận so với cùng kỳ năm 2021.
SeABank chốt mục tiêu lợi nhuận gần 4.900 tỷ đồng
Đại hội cổ đông SeABank vừa thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2022 với lợi nhuận đạt 4.866,6 tỷ đồng, phương án tăng vốn điều lệ lên 22.690 tỷ đồng và bầu thêm thành viên Hội đồng Quản trị độc lập.
SeABank đặt mục tiêu tăng vốn điều lệ lên 22.700 tỷ đồng
Năm 2022, SeABank dự kiến sẽ tăng vốn điều lệ từ 16.598 tỷ đồng lên 22.690 tỷ đồng để tiếp tục nâng cao năng lực tài chính, bổ sung thêm nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh nhằm thực hiện các mục tiêu tăng trưởng đã đề ra.
SeABank lọt Top 50 công ty đổi mới sáng tạo nhất 2022
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) vừa được The CEO Views - tạp chí uy tín quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh và công nghệ của Hoa Kỳ, bình chọn và xếp hạng trong “Top 50 Công ty đổi mới sáng tạo nhất 2022 - Top 50 Most Innovative Companies to Watch 2022”, ghi nhận về tiềm lực công nghệ và hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh cũng như thành công trong chiến lược “Hội tụ số” của SeABank.
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Vinhomes mua vào 247 triệu cổ phiếu quỹ
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.
Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.