Mỹ ngày càng "lớn" trên thị trường xuất khẩu dầu mỏ
Mai Mai
Thứ hai, 19/03/2018 - 20:51
Với năng suất hơn 10 triệu thùng mỗi ngày, Mỹ là nhà sản xuất dầu lớn thứ hai thế giới sau Nga và bỏ xa Ả rập Xê út.
Sự thay đổi này giúp tái thiết lập cơ sở hạ tầng của Mỹ cũng như mang lại bộ mặt mới cho thị trường xăng dầu toàn cầu.
Với năng suất hơn 10 triệu thùng mỗi ngày, Mỹ là nhà sản xuất dầu lớn thứ hai thế giới sau Nga và bỏ xa Saudi Arabia. Vị trí này đạt được chính là nhờ vào cuộc bùng nổ dầu đá phiến cùng các kỹ thuật khoan và sản xuất mới.
Trước cuộc nhảy vọt về vị thế này, vào năm 2015, Mỹ đã bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu đối với dầu mỏ, chính sách được áp dụng kéo dài kể từ thời điểm cuộc khủng hoảng dầu mỏ những năm 1970.
Nắm bắt cơ hội này, các công ty năng lượng của Mỹ đã mở rộng sản xuất, xuất khẩu tới 1,1 triệu thùng mỗi ngày đến 37 quốc gia trong năm 2017.
Ngoài điểm đến truyền thống là Canada, dầu thô Mỹ cũng đang được xuất khẩu nhiều hơn tới châu Á, khu vực vốn được xem là thị trường chủ lực của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Nga.
Ngoài ra, số liệu cũng cho thấy Trung Quốc hiện là thị trường lớn thứ hai của dầu Mỹ xuất khẩu.
Mặc dù vậy, Mỹ cũng vẫn là quốc gia nhập khẩu nhiều dầu thô dù trong vòng 10 năm qua, việc nhập khẩu dầu thô đã giảm từ 10 triệu thùng mỗi ngày xuống còn 8 triệu thùng.
Nguyên nhân của tình trạng này là do các nhà máy lọc dầu của Mỹ không được thiết kế dành cho loại dầu đá phiến nhẹ hơn dầu thô.
Thay vào đó, nhiều nhà máy được xây dựng để tiếp tục xử lý các loại dầu nặng hơn từ Canada, Mexico hoặc Venezuela. Điều này giúp tiết kiệm chi phí và tạo ra lợi nhuận cao sau khi dầu được chế biến thành xăng.
Ông Harry Tchilinguirian, chiến lược gia cao cấp về thị trường dầu mỏ tại BNP Paribas đánh giá rằng: "Lựa chọn trên được đưa ra nhằm hướng tới sự đầu tư nhà máy lọc dầu đắt tiền và tinh vi hơn trong tương lai.
Phải mất từ 5 đến 7 năm để có thể xây dựng một nhà máy lọc dầu mới và chúng ta không thể thay đổi đột ngột như thế được".
Trước thời kỳ bùng nổ đá phiến, vào giai đoạn năm 2010, 2011, Mỹ đã lên kế hoạch đối với công suất mới cho đường ống nhằm cho phép nhập khẩu dầu thô nhiều hơn từ Canada.
Thế nhưng, sự thay đổi sản xuất dầu của quốc gia này đã làm thay đổi viễn cảnh về năng lượng cơ sở hạ tầng. Các công ty Mỹ hiện đang tập trung bổ sung các đường ống dẫn và các kho cảng xuất khẩu tại khu vực Vịnh Bờ Biển nhằm vận chuyển dầu từ quốc gia này ra nước ngoài.
Các nhà phân tích cho rằng cuộc biểu tình đang lan rộng tại Iran không gây ra mối đe dọa trực tiếp đến việc xuất khẩu dầu của quốc gia này. Tuy nhiên, tình trạng bất ổn có thể khiến chính quyền của ông Trump đưa ra các biện pháp cứng rắn đối với Iran và điều này sẽ làm tăng khả năng gián đoạn việc cung dầu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.