Tiêu điểm
Năm bùng nổ ngân hàng số tại Đông Nam Á
Sự ra đời ngày một nhiều của các ngân hàng số được dự báo sẽ buộc các ngân hàng truyền thống phải dành nhiều nguồn lực hơn cho quá trình chuyển đổi số ngân hàng.
Theo Statista Research, tổng giá trị giao dịch thanh toán kỹ thuật số ở Đông Nam Á đã đạt hơn 195 tỷ USD trong năm 2022, với số lượng người dùng sẽ tăng lên gần 500 triệu người vào năm 2027.
Sự bùng phát đại dịch toàn cầu đã đẩy nhanh quá trình số hóa, khuyến khích người dùng Đông Nam Á giao dịch trực tuyến và tận hưởng các tính năng cũng như phần thưởng từ các nền tảng fintech mới.
Là lĩnh vực còn non trẻ, fintech sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức từ phía người dùng bao gồm việc áp dụng, hiểu rõ cách thức hoạt động/quy định hoặc những cạnh tranh từ các tổ chức tài chính truyền thống, thiếu nguồn lực hay không đủ kinh phí.
Theo báo cáo của CNBC, các công ty công nghệ ở Đông Nam Á đã sa thải hàng trăm nhân viên để đối phó với suy thoái kinh tế toàn cầu. Các chuyên gia dự đoán sẽ còn có nhiều vụ sa thải hàng loạt nữa diễn ra trong những tháng tới trên nhiều lĩnh vực vì lãi suất cao sẽ làm tăng chi phí vay và hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, bất chấp những thách thức, các công ty đầu tư mạo hiểm vẫn liên tục huy động được vốn cho các quỹ đầu tư để tập trung cấp tiền cho các công ty khởi nghiệp có nền tảng cơ bản và quản trị doanh nghiệp tốt.
Giám đốc điều hành Sequoia Đông Nam Á - Abheek Anand chia sẻ với CNBC rằng, mọi chỉ số công nghệ đều đang tăng lên và sẽ tiếp tục như vậy trong dài hạn. Lĩnh vực fintech cũng sẽ nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư vì các giải pháp của họ có thể sẽ tích hợp cùng các ngành công nghiệp khác.

Đồng quan điểm, ông William Dale, Phó Chủ tịch Mambu châu Á - Thái Bình Dương cho biết: "Năm 2023, chúng tôi kỳ vọng sự tăng trưởng trong lĩnh vực ngân hàng số sẽ tiếp tục, với sự cạnh tranh ngày càng lớn hơn trong toàn ngành khi nhiều ngân hàng số mới được cấp phép hoạt động ở một số quốc gia và các ngân hàng truyền thống cũng đang tiếp tục nỗ lực thúc đẩy chuyển đổi số".
Theo ông William Dale, kỳ vọng ngày càng tăng của khách hàng và ảnh hưởng của các tập đoàn công nghệ lớn được dự đoán sẽ tạo ra tác động đáng kể đến lĩnh vực ngân hàng số trong năm nay và kết hợp lại sẽ buộc các ngân hàng truyền thống phải dành nhiều nguồn lực hơn cho quá trình chuyển đổi ngân hàng số của họ.
Chẳng hạn, một số công ty công nghệ lớn đã lấn sân sang lĩnh vực dịch vụ tài chính, như Grab, AEON và SEA Group, tất cả hiện là một phần của các tập đoàn đã có giấy phép ngân hàng số.
Trên toàn cầu, các "ông lớn" công nghệ như Apple, Amazon và Facebook cũng đã tạo ra những tác động đáng kể đến các dịch vụ tài chính và chúng ta kỳ vọng sẽ thấy điều này nhiều hơn nữa trong năm 2023.
Các ngân hàng và tổ chức fintech đều đã và đang nhận ra những lợi ích cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng của việc nhúng các dịch vụ vào các nền tảng thương mại và siêu ứng dụng, tạo ra một hệ sinh thái các dịch vụ hoạt động liền mạch với nhau.
Theo đó, dịch vụ tài chính nhúng cho phép người tiêu dùng quản lý tất cả các hoạt động tài chính, công việc, sức khỏe, xã hội và “quản trị cuộc sống chung” của họ trên cùng một nền tảng hoặc một ứng dụng.
Với những lợi ích và tiện lợi đó, tài chính nhúng được dự đoán sẽ tiếp tục là một chủ đề nóng trong năm 2023, khi ngày càng có nhiều công ty tích hợp các dịch vụ tài chính vào các sản phẩm và quy trình kinh doanh phi ngân hàng.
Theo Phó Chủ tịch Mambu khu vực châu Á - Thái Bình Dương, năng lực của tài chính nhúng cho phép các tổ chức cung cấp các giải pháp tài chính sáng tạo, thuận tiện và tiết kiệm chi phí cho người tiêu dùng là điều sẽ giúp lĩnh vực này tiếp tục phát triển, với sự hợp tác hiệu quả, cùng có lợi giữa các ngân hàng, tổ chức fintech và nhà bán lẻ hoặc các nhà cung cấp dịch vụ thiết yếu khác.
Bên cạnh đó, bằng cách sử dụng tài chính nhúng, các nhà bán lẻ, B2B, B2C và các doanh nghiệp ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số (có khả năng thu thập dữ liệu) có cơ hội thêm các luồng doanh thu mới bằng cách khai thác cơ sở khách hàng hiện tại của họ.
Dự báo nhiều thương vụ ngân hàng bán vốn cho nước ngoài trong năm 2023
Doanh nghiệp sẽ tiếp tục khó vay vốn trong năm 2023
Theo TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, doanh nghiệp bất động sản nói riêng và các doanh nghiệp trong toàn nền kinh tế nói chung sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong việc vay vốn tín dụng ngân hàng do dư địa của chính sách tiền tệ đã bị thu hẹp.
‘Giá điện Việt Nam không thể như các nước phát triển’
Nhận định nếu giá điện tăng quá cao sẽ khiến người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế không chịu được, Thủ tướng đề nghị cần điều chỉnh giá điện phù hợp với nền kinh tế và thu nhập người dân, tránh điều hành ‘giật cục’, hợp lý giữa lạm phát và tăng trưởng.
Niềm cảm hứng Make in Vietnam
Năm 2019, tổng doanh thu lĩnh vực ICT chỉ đạt hơn 112 tỷ USD, với hơn 45.000 doanh nghiệp số, thì đến năm 2022, bất chấp khó khăn do đại dịch Covid-19, con số trên tăng đến 148 tỷ USD và hơn 70.000 doanh nghiệp công nghệ.
Lên và xuống với những con số ngành du lịch đầu năm
Chỉ trong tháng 1, Việt Nam đã đón tới 871.000 khách quốc tế, 13 triệu khách nội địa, đạt 10% chỉ tiêu năm. Tuy số lượng khách du lịch tăng, doanh thu từ lĩnh vực du lịch giảm 30% so với cùng kỳ.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Cake đạt chứng nhận quốc tế sinh trắc học cấp độ cao nhất
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa quy mô lớn tại Nga
Nhà máy đặt tại Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày. Trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc nhóm nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.