Doanh nghiệp sẽ tiếp tục khó vay vốn trong năm 2023

An Chi Chủ nhật, 05/02/2023 - 09:23

Theo TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, doanh nghiệp bất động sản nói riêng và các doanh nghiệp trong toàn nền kinh tế nói chung sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong việc vay vốn tín dụng ngân hàng do dư địa của chính sách tiền tệ đã bị thu hẹp.

Dự báo nợ xấu của nền kinh tế năm 2023 sẽ gia tăng cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước

Một trong những nguyên nhân quan trong khiến việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp sẽ còn gặp nhiều khó khăn trong năm nay được TS. Cấn Văn Lực cho rằng, dư địa chính sách tiền tệ hiện đã bị thu hẹp. 

Tính đến hết tháng 11/2022, Ngân hàng Nhà nước đã phải tăng lãi suất 2 đợt (1%/đợt) để ổn định tỷ giá, trong khi các công cụ khác gần như đã sử dụng hết dư địa. Dự trữ ngoại hối hiện nay vừa mức khuyến nghị của IMF (3 tháng nhập khẩu). 

Cùng với đó, theo ông Lực, việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng/giảm sẽ không đạt hiệu quả như kỳ vọng vì các ngân hàng thương mại còn phải tuân thủ các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động theo Thông tư 22/2019 của Ngân hàng Nhà nước và biện pháp này thường áp dụng khi nền kinh tế gặp các cú sốc lớn. 

Biên độ giao dịch tỷ giá trung tâm cũng đã nới lên mức 5%. Do vậy, với khả năng FED tiếp tục tăng lãi suất 50% trong tháng 12/2022 và quý I/2023, áp lực lãi suất và tỷ giá tăng còn khá lớn.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đang tiếp tục duy trì công cụ hạn mức tín dụng trong năm 2022-2023 để kiểm soát lạm phát mục tiêu và thanh khoản hệ thống ngân hàng, trong bối cảnh thị trường trái phiếu doanh ảm đạm, giải ngân đầu tư công còn chậm, khiến việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp còn khó khăn.

TS. Cấn Văn Lực: ‘Không nên lo lắng thái quá về lạm phát’

Yếu tố thứ hai, theo ông Lực, dự báo nợ xấu của nền kinh tế năm 2023 sẽ gia tăng cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Năm 2023, lãi suất tăng sẽ làm tăng nghĩa vụ trả nợ của bên vay (cá nhân và doanh nghiệp), trong khi kinh tế phục hồi chậm lại, tăng trưởng thấp hơn như nêu trên, dẫn đến nợ xấu tiềm ẩn gia tăng. 

Dự báo, năm 2023, nợ xấu nội bảng ở mức 2%, nợ xấu gộp khoảng 4%. Trong khi đó, mức nợ xấu gộp của hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam khoảng 4,99%, ở mức cao khi so sánh với các nước trong khu vực.

Thứ ba, việc sở hữu chéo của hệ thống ngân hàng đã cơ bản được loại bỏ, tuy nhiên hiện tượng cổ đông, nhóm cổ đông lớn có tác động nhất định đến hoạt động đầu tư hoặc tín dụng. Các tổ chức tín dụng luôn đảm bảo tuân thủ các tỷ lệ an toàn (bao gồm hạn chế, giới hạn cấp tín dụng; giới hạn góp vốn mua cổ phần) tại Thông tư 22/2019 của Ngân hàng Nhà nước, nhưng tình trạng công ty liên kết, có liên quan hoạt động tinh vi, có tác động nhất định đến hoạt động đầu tư hoặc tín dụng. Mặc dù khó có thể đưa ra bằng chứng xác thực về hành vi này nhưng những vụ việc vi phạm của một số tập đoàn bất động sản vừa qua đã bộc lộ tính chất liên quan này.

Thứ tư, thanh khoản của hệ thống ngân hàng không còn dồi dào như 2 năm qua. Sau giai đoạn giảm liên tiếp từ mức 34,5% năm 2016 xuống 24% năm 2021, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của hệ thống tăng dần lên mức 25,2% vào tháng 6/2022; tỷ lệ dư nợ cho vay/huy động vốn tăng từ 72,1% năm 2021 lên 74,1% vào tháng 6/2022. Đồng thời, tài sản mang tính thanh khoản cao như tiền gửi của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước giảm,

Tín dụng tăng cao trong năm 2022 so với năm 2020-2021 trong xu hướng phục hồi của nền kinh tế. Tính đến ngày 30/11/2022, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế tăng 12,2%, cao hơn mức 11,5% cùng kỳ năm 2021. 

Theo ông Lực, lý do Ngân hàng Nhà nước điều tiết thận trọng tăng trưởng tín dụng năm 2022 vì hạn mức tăng trưởng tín dụng là giải pháp kiểm soát cung tiền, từ đó góp phần kiểm soát lạm phát. Cùng với đó là lo ngại rủi ro thanh khoản hệ thống, ảnh hưởng mục tiêu ổn định lãi suất và an toàn hệ thống.

Mặt khác, huy động vốn năm 2022 của tổ chức tín dụng tăng chậm lại so với năm 2020- 2021, do dòng tiền đổ vào sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và trang trải chi phí đầu vào tăng. Theo Tổng cục Thống kê, tính đến hết tháng 11/2022, huy động vốn của các tổ chức tín dụng ước tăng 5,5%, thấp hơn cùng kỳ năm trước (6%); theo đó, M2 chỉ tăng khoảng gần 7%, thấp so với mức 9% cùng kỳ năm 2021. 

Nguyên nhân chính của việc huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng thấp bao gồm: Một là lạm phát, giá cả và chi phí tăng, doanh nghiệp cần nhiều vốn hơn để trang trải chi phí tăng thêm; lãi suất và tỷ giá tăng cũng làm tăng chi phí tài chính của doanh nghiệp. Hai là, vốn tín dụng ngân hàng kiểm soát mức tăng 15,5% trong khi phát hành tổ chức tín dụng khó khăn hơn, buộc doanh nghiệp dùng vốn tự có nhiều hơn. 

Ba là giải ngân đầu tư công chậm, khiến vòng quay tiền chậm, nợ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp tăng. Bốn là thị trường bất động sản, chứng khoán trầm lắng và đang trong giai đoạn lành mạnh hóa, cũng kéo theo một phần vốn trên hai thị trường này bị tồn đọng. Và năm là dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài chỉ tăng nhẹ trong điều kiện lãi suất USD tăng và thị trường chứng khoán suy giảm, môi trường đầu tư rủi ro trăng.

Cuối cùng, theo ông Lực, việc tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp sẽ gặp khó trong năm nay là do tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn – nguồn vốn chi phí thấp đang có xu hướng giảm trong năm 2022. Lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn tăng nhanh và trở nên hấp dẫn hơn, chênh lệch giữa không kỳ hạn, kỳ hạn ngắn và kỳ hạn dài mở rộng, dòng tiền nhàn rỗi đã chuyển dịch từ gửi không kỳ hạn sang gửi tiết kiệm có kỳ hạn để hưởng lãi suất cao hơn. Đồng thời, huy động vốn khó khăn vì người dân chuyển sang tiêu dùng và doanh nghiệp chuyển vào sản xuất - kinh doanh, trang trải chi phí như nêu trên. 

Thủ tướng yêu cầu ngành ngân hàng tháo gỡ khó khăn cho bất động sản

Trước bối cảnh việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và những rủi ro, thách thức đối với thị trường tài chính Việt Nam 2023, ông Lực cho rằng, Chính phủ cần tiếp tục kiên định ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế. 

Trong đó, các cơ quan quản lý Nhà nước cần tiếp tục bám sát tình hình kinh tế, tài chính quốc tế; chủ động phân tích, dự báo diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế để có kịch bản chủ động ứng phó phù hợp; nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, cân bằng giữa kiểm soát và thúc đẩy tăng trưởng, giữa lãi suất và tỷ giá...v.v.

Chính phủ cần triển khai kịp thời và hiệu quả gói hỗ trợ lãi suất 2% quy mô 40 nghìn tỷ đồng nhằm hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp, tăng tính lan tỏa, giảm áp lực vốn tín dụng, giảm nợ đọng. Chính phủ cần có đề án, kế hoạch cụ thể về giải quyết bài toán vốn cho doanh nghiệp, hộ gia đình vừa đảm bảo phục hồi, phát triển kinh tế, xã hội, vừa đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống tài chính – bất động sản; trong đó, cần sớm giải quyết rủi ro trái phiếu doanh nghiệp, nhất là nhóm doanh nghiệp bất động sản.

Đối với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan, ông Lực cho rằng, cần đẩy nhanh tiến độ ban hành, tháo gỡ vướng mắc văn bản pháp lý hỗ trợ và giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 2% thuộc chương trình phục hồi. Việc ban hành kịp thời những văn bản này sẽ có tác động kép, vừa thúc đẩy đa dạng hóa nguồn thu cho các tổ chức tài chính trong bối cảnh lãi suất cao, nguồn cung tín dụng không nhiều, vừa tăng tốc vòng quay của tiền, giúp tăng thanh khoản cho hệ thống, giảm áp lực của việc tăng lãi suất đến nền kinh tế.

Bên cạnh đó, cần đẩy nhanh tiến độ cơ cấu lại các tổ chức tài chính và thị trường tài chính (theo các đề án đã ban hành); lưu ý đảm bảo thanh khoản hệ thống tổ chức tín dụng, an toàn của các công ty chứng khoán, hạn chế tối đa tác động lan truyền (ngân hàng - chứng khoán – bất động sản). 

Trong đó, cần tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng, đặc biệt là nhóm ngân hàng thương mại có thể tăng vốn, đảm bảo an toàn hoạt động, theo yêu cầu của chương trình phục hồi và đảm bảo năng lực cung ứng vốn cho nền kinh tế.

Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng tối đa 2%

Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng tối đa 2%

Tài chính -  1 năm
Nguyên tắc điều chỉnh tăng chỉ tiêu tín dụng cho các tổ chức tín dụng theo hướng, các tổ chức có thanh khoản tốt hơn, lãi suất thấp hơn sẽ được tăng trưởng tín dụng cao hơn.
Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng tối đa 2%

Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng tối đa 2%

Tài chính -  1 năm
Nguyên tắc điều chỉnh tăng chỉ tiêu tín dụng cho các tổ chức tín dụng theo hướng, các tổ chức có thanh khoản tốt hơn, lãi suất thấp hơn sẽ được tăng trưởng tín dụng cao hơn.
Định hướng tín dụng tăng 14-15% năm 2023

Định hướng tín dụng tăng 14-15% năm 2023

Tài chính -  1 năm

Trên cơ sở kết quả đạt được của tín dụng năm 2022 khoảng 14,17%, NHNN đã tính toán định hướng tăng trưởng tín dụng của năm 2023 vào khoảng 14-15%, nhưng vẫn có điều chỉnh phù hợp với diễn biến và tình hình thực tế.

Tăng trưởng tín dụng có thể chậm lại trong năm 2023

Tăng trưởng tín dụng có thể chậm lại trong năm 2023

Tài chính -  1 năm

Rủi ro lãi suất tiếp tục tăng và triển vọng kinh tế chưa lạc quan có thể khiến doanh nghiệp lẫn cá nhân giảm đòn bẩy tài chính. Công ty chứng khoán ước tính, tăng trưởng tín dụng cả năm 2023 có thể rơi vào mức 11 - 12%.

KBSV: Giai đoạn siết chặt tín dụng nhất đã qua

KBSV: Giai đoạn siết chặt tín dụng nhất đã qua

Tài chính -  1 năm

Báo cáo phân tích của KBSV dự báo tăng trưởng cung tiền sẽ hồi phục lại trong năm 2023, song sẽ chịu tác động trái chiều.

So sánh tín dụng bất động sản Việt Nam và Trung Quốc

So sánh tín dụng bất động sản Việt Nam và Trung Quốc

Tài chính -  1 năm

So sánh một số dữ liệu về quy mô tín dụng vào bất động sản của Việt Nam và Trung Quốc, từ đó đưa ra quan điểm và ngụ ý đằng sau các chính sách phát triển thị trường bền vững hơn.

ACB đẩy mạnh huy động vốn

ACB đẩy mạnh huy động vốn

Tài chính -  3 giờ

ACB vừa huy động thêm 15.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu trong bối cảnh ngân hàng được NHNN cấp thêm room tín dụng.

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

Tài chính -  3 giờ

Theo báo cáo tài chính quý III/2024, mặc dù VietCredit ghi nhận kết quả lỗ nhưng con số đã thu hẹp đáng kể so với quý trước đó và sáu tháng đầu năm nay.

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

Tiêu điểm -  3 giờ

Tập đoàn PNE đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai nhanh nhất khi được cấp chủ trương dự án điện gió ngoài khơi trị giá hàng tỷ USD.

'Nguyên lý Marketing' - Cẩm nang cho nhà quản trị

"Nguyên lý Marketing" - Cẩm nang cho nhà quản trị

Tủ sách quản trị -  4 giờ

"Nguyên lý Marketing" của Philip Kotler & Gary Armstrong là tài liệu không thể thiếu cho các nhà quản trị doanh nghiệp, cung cấp chiến lược toàn diện và thực tiễn để tối ưu hóa marketing.

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bất động sản -  6 giờ

Bảng giá đất mới sẽ tác động mạnh đến những người có nhu cầu tách thửa, chuyển mục đích sử dụng, xin cấp sổ đỏ và có đất nằm trong khu quy hoạch treo.

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Tủ sách quản trị -  6 giờ

Cuốn "Quản trị nhân sự thời Gen Z" mang đến chiến lược hiệu quả giúp các doanh nghiệp hiểu rõ và quản lý thế hệ Gen Z, xây dựng đội ngũ nhân sự trẻ sáng tạo, gắn bó.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Leader talk -  7 giờ

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, mở ra các cơ hội mới nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí khổng lồ.