Bộ Trưởng thương mại Indonesia: "Chúng ta đầu tư vào Việt Nam không chỉ bởi 93,3 triệu người tại đây"
Hồng Hạnh
Thứ tư, 16/08/2017 - 07:25
Bộ trưởng Thương mại Indonesia Enggartiasto "Enggar" Lukita đã kêu gọi các doanh nghiệp hợp tác với Việt Nam nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư thay vì cạnh tranh với nước này.
Ông Enggartiasto "Enggar" Lukita, Bộ trưởng Thương mại Indonesia
Tại cuộc họp của Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật Việt Nam - Indonesia cuối tuần qua, ông Enggartiasto "Enggar" Lukita cho rằng việc hợp tác sẽ bao gồm cả việc đầu tư vào Việt Nam nhằm thúc đẩy xuất khẩu nhiều hơn sang các nước có FTA với nước này.
"Chúng ta cần đầu tư vào Việt Nam không chỉ bởi 93,3 triệu người tại đây (nước có dân số lớn thứ 3 tại ASEAN), mà còn bởi các FTA song phương mà các nước kí kết với Việt Nam",
Một số doanh nghiệp Indonesia hiện hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, xi măng và than của Việt Nam, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam đang quan tâm đến ngành than của nước bạn.
Theo Tổng cục Hải quan, thương mại song phương của Việt Nam với thị trường Indonesia năm 2016 đạt 5,61 tỷ USD, chiếm tỷ 13,5% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - ASEAN. Cán cân thương mại với Indonesia thâm hụt 373 triệu USD.
Việt Nam và Indonesia đang nỗ lực đề ra các biện pháp nhằm đưa kim ngạch song phương đạt mục tiêu 10 tỷ USD vào năm 2018.
Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.
Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.
Có một sự thật mà chúng ta có thể tự hào: người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, đang chọn những chuyến đi có ý nghĩa. Họ tìm đến các điểm đến lịch sử không chỉ để chụp ảnh “check-in”, mà còn để thắp một nén hương, để đứng lặng vài phút và ngẫm về những điều lớn lao.
Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH". Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia. Do đó, để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói "không" với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi.
HANOISME vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, ghi nhận 30 năm cống hiến, đồng hành và hỗ trợ phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam.
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.