Phát triển bền vững

Đan Mạch chia sẻ cách xây dựng thành phố thông minh

Quỳnh Như Thứ năm, 14/12/2017 - 16:14

Với những chia sẻ từ Đan Mạch, thông qua cách xây dựng hai thành phố thông minh là Copenhagen và Aarhus, hẳn TP. HCM sẽ rút ra được nhiều điều bổ ích cho Đề án Xây dựng TP. HCM trở thành đô thị thông minh.

Ông Mogens Bjorn Nielsen, Giám đốc Sở Kỹ thuật và môi trường TP. Aarhus đang chia sẻ các giải pháp. Ảnh: Q.N

Dù điều kiện địa lý, kinh tế, xã hội của TP. HCM, Copenhagen và Aarhus không giống nhau, nhưng trong quá trình phát triển tiến lên thành phố thông minh cả hai thành phố kể trên của Đan Mạch gặp nhiều vấn đề giống như TP. HCM đang mắc phải. Qua những giải pháp và công nghệ mà họ dùng để giải quyết vấn đề, TP. HCM hẳn sẽ rút ra nhiều bài học.

Các giải pháp công nghệ thông minh

"Qua sự hợp tác của những nhà quy hoạch đô thị và các chuyên gia về giải pháp công nghệ, chúng ta hoàn toàn có thể phát triển kinh tế mà không phải đánh đổi bằng môi trường. Copenhagen là một minh chứng cụ thể. Công nghệ tiên tiến chính là bí quyết, sức mạnh để giúp chúng ta giải quyết vấn đề. Trong năm năm gần nhất, Đan Mạch luôn được bầu chọn là đất nước đáng sống.

Với kinh nghiệm của mình, chúng tôi mong muốn chia sẻ những cách thức và giải pháp xây dựng thành phố thông minh – bền vững với các bạn Việt Nam", Đại sứ Đan Mạch – bà Charlotte Laursen, phát biểu trong buổi lễ khai mạc Tuần lễ Đan Mạch tại TP. HCM.

Thành phố thông minh tức là thành phố có sự phát triển kinh tế gắn liền với phát triển xã hội, nhằm kiểm soát các vấn đề xã hội một cách thông minh. Cảm biến theo dõi trạng thái nước, không khí, tiếng ồn, thời tiết, rác thải và hệ thống cống thoát nước được lắp đặt khắp thành phố. Lịch trình di chuyển của người dân được nhận biết và sử dụng trong quy hoạch thành phố. Du khách được sử dụng wifi miễn phí.

Ở Copenhagen, thông qua hệ thống công nghệ thông tin hiện đại mạnh mẽ cũng như hệ thống dữ liệu không lồ: Các điểm đỗ xe trống được đăng ký và chia sẻ theo thời gian thực; phương tiện, tài sản và con người của thành phố được lưu dấu theo thời gian thực; giao thông được theo dõi và điều tiết theo thời gian thực, giúp giảm phát thải CO2; dữ liệu tiêu thụ năng lượng của các công trình được thu thập và sử dụng để tối ưu hóa theo thời gian thực; an ninh và tối ưu hóa nguồn tài nguyên thành phố.

Đan Mạch chia sẻ cách xây dựng thành phố thông minh
Các giải pháp công nghệ thông minh của Copenhagen.

Làm mát thành phố nhờ hệ thống cấp nhiệt tiết kiệm

Từ năm 1993, tất cả các tòa nhà ở Copenhagen đều được yêu cầu tham gia vào mạng lưới cấp nhiệt của khu vực và trở thành một phần gắn liền với công tác quy hoạch đô thị. Cấp nhiệt khu vực là một trong những cách hiệu quả nhất tạo ra, cung cấp năng lượng cho một khu vực, loại bỏ lãng phí năng lượng như dạng phát điện tập trung.

Nhiệt độ vào mùa hè tại Copenhagen dự báo sẽ tăng 3% năm 2050, do đó nhu cầu sử dụng điều hòa không khí đang tăng. Trong nỗ lực tạo ra cách làm mát thải carbon thấp, thành phố Copenhagen đã xây dựng hai mạng lưới làm mát khu vực đầu tiên. Làm mát khu vực là phương pháp phân phối nước lạnh qua các đường ống ngầm cách nhiệt, dẫn tới công trình và làm mát không khí trong nhà.

Các hệ thống làm mát khu vực dựa trên việc làm mát tự nhiên nhờ hút nước biển cùng với lượng nhiệt dư thừa từ hệ thống cấp nhiệt khu vực. Dự án này kỳ vọng giảm được 14.000 tấn carbon hàng năm.

Khi sưởi ấm ngôi nhà rộng 130m2, cấp nhiệt khu vực sẽ rẻ hơn dầu lửa khoảng 45% và khí thiên nhiên 50%. Để giảm hơn nữa sự phụ thuộc vào các nguồn nguyên liệu hóa thạch, các nguồn năng lượng từ rác thải và tích hợp các nhiên liệu có khả năng tái tạo như sinh khối được ưu tiên.

Đan Mạch chia sẻ cách xây dựng thành phố thông minh 1
Nhà máy xử lý nước thải Marselisborg.

Aarhus, một thành phố thông minh khác của Đan Mạch, đã biến các nhà máy xử lý nước thải thành nhà máy điện. Năm 2015, nhà máy xử lý nước thải Marselisborg tạo ra tổng sản lượng là 8,628 MWh/năm, thành phố tiêu thụ 5,311 MWh/năm, tương đương với tổng tỉ lệ sản xuất năng lượng là 153%. Ngoài ra, Marselisborg còn tạo ra 2,5 GW nhiệt cho Aarhus vào mùa đông. Hầu hết các công nghệ được lắp đặt đều có thể hoàn vốn khi chưa tới 5 năm.

Các giải pháp kiểm soát nguồn nước
Vấn đề về nguồn nước của Đan Mạch cũng giống Việt Nam: Ngập lụt, nước mặn xâm nhập, sụt lún mặt đất ở thành phố, chất lượng nguồn nước mặt tệ. Giải pháp: Quản lý nguồn nước, khu vực ngập lụt, hệ thống thoát nước đô thị; xây dựng bản đồ nước mặt diện rộng; theo dõi chất lượng nước. Thay vì tự mình thực hiện, chính quyền nên trao điều đó cho các công ty chuyên về môi trường.
Trong quá trình tăng trưởng, Copenhagen đối mặt với nguy cơ nhu cầu nước vượt quá khả năng cung cấp. Để tiết kiệm tài nguyên nước, Đan Mạch đã dùng những cách sau: Sử dụng các công nghệ mới để theo dõi và ngăn chặn thất thoát; định giá các giải pháp để giảm lãng phí nước tiêu thụ, sử dụng các giải pháp kỹ thuật để giảm nhu cầu dùng nước tổng thể tới mức có thể quản lý được. Phấn đấu giảm thiểu lượng nước mà người dân Co dùng mỗi ngày, kế hoạch cắt giảm cho người dân, từ 100 lít/ngày, xuống còn 90 lít/ngày vào 2025.




15 sáng kiến xây dựng thành phố thông minh cho Việt Nam

15 sáng kiến xây dựng thành phố thông minh cho Việt Nam

Phát triển bền vững -  6 năm
Hai doanh nghiệp Hoa Phong E&C Investment and Development JSC và Mimosa Technology (MimosaTEK) đã lọt vào danh sách 15 sáng kiến xuất sắc nhất về xây dựng thành phố thông minh.
15 sáng kiến xây dựng thành phố thông minh cho Việt Nam

15 sáng kiến xây dựng thành phố thông minh cho Việt Nam

Phát triển bền vững -  6 năm
Hai doanh nghiệp Hoa Phong E&C Investment and Development JSC và Mimosa Technology (MimosaTEK) đã lọt vào danh sách 15 sáng kiến xuất sắc nhất về xây dựng thành phố thông minh.
ACB đẩy mạnh huy động vốn

ACB đẩy mạnh huy động vốn

Tài chính -  55 phút

ACB vừa huy động thêm 15.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu trong bối cảnh ngân hàng được NHNN cấp thêm room tín dụng.

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

Tài chính -  59 phút

Theo báo cáo tài chính quý III/2024, mặc dù VietCredit ghi nhận kết quả lỗ nhưng con số đã thu hẹp đáng kể so với quý trước đó và sáu tháng đầu năm nay.

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

Tiêu điểm -  1 giờ

Tập đoàn PNE đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai nhanh nhất khi được cấp chủ trương dự án điện gió ngoài khơi trị giá hàng tỷ USD.

'Nguyên lý Marketing' - Cẩm nang cho nhà quản trị

"Nguyên lý Marketing" - Cẩm nang cho nhà quản trị

Tủ sách quản trị -  1 giờ

"Nguyên lý Marketing" của Philip Kotler & Gary Armstrong là tài liệu không thể thiếu cho các nhà quản trị doanh nghiệp, cung cấp chiến lược toàn diện và thực tiễn để tối ưu hóa marketing.

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bất động sản -  3 giờ

Bảng giá đất mới sẽ tác động mạnh đến những người có nhu cầu tách thửa, chuyển mục đích sử dụng, xin cấp sổ đỏ và có đất nằm trong khu quy hoạch treo.

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Tủ sách quản trị -  4 giờ

Cuốn "Quản trị nhân sự thời Gen Z" mang đến chiến lược hiệu quả giúp các doanh nghiệp hiểu rõ và quản lý thế hệ Gen Z, xây dựng đội ngũ nhân sự trẻ sáng tạo, gắn bó.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Leader talk -  4 giờ

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, mở ra các cơ hội mới nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí khổng lồ.