Ngành bán lẻ chịu 'đòn đau’ do dịch Covid-19

An Chi Thứ năm, 09/04/2020 - 10:53

Giá thuê mặt bằng bán lẻ đang ghi nhận mức giảm mạnh từ 6 - 18% do dịch Covid-19 đang tác động tiêu cực lên doanh thu của hoạt động kinh doanh.

Trung tâm thương mại vắng khách do dịch Covid-19

Theo ước tính của CBRE Việt Nam, lưu lượng khách đến mua sắm tại các trung tâm thương mại đã bắt đầu giảm từ tháng 2 và đến cuối tháng 3 đã giảm xấp xỉ 70 – 80%. 

Sau khi có chỉ thị của Chính phủ về việc ngừng các hoạt động kinh doanh không cần thiết, nhiều chủ đầu tư mặt bằng bán lẻ như Vingroup và Aeon Mall đã thông báo đóng cửa các trung tâm mua sắm. Dự kiến các dự án này sẽ đi lại hoạt động sớm nhất từ 15/4 hoặc cho tới khi có chỉ thị mới. 

Các tuyến phố kinh doanh chính cũng đang chứng kiến việc đóng cửa hàng loạt. Nhiều khách thuê đã chấm dứt hợp đồng do sức ép từ việc không có doanh thu do dịch bệnh. Các ngành hàng buộc phải đóng cửa như giáo dục gần như không có doanh thu, các ngành hàng như ăn uống, thời trang và phụ kiện, giải trí, doanh thu ước tính giảm từ 50 - 80%. Một vài thương hiệu ăn uống buộc phải cắt giảm hoạt động của nhiều chi nhánh. 

Doanh thu bán lẻ của ngành hàng dịch vụ lưu trú ăn uống và lữ hành trong quý I lần lượt giảm 9,6 và 27,8% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Sự khó khăn của hoạt động kinh doanh đã khiến giá thuê mặt bằng bán lẻ đang được điều chỉnh theo hướng giảm. Giá thuê khu vực trung tâm ghi nhận giảm 6,6% theo quý. Khu vực ngoài trung tâm chịu tác động mạnh hơn, chứng kiến mức giảm 18,1% theo quý. 

Theo CBRE, nếu dịch bệnh kéo dài, giá thuê của thị trường bán lẻ có thể sẽ chịu áp lực giảm mạnh hơn nữa. Tác động dự kiến ​​sẽ lớn hơn đối với các dự án ngoài trung tâm, trong khi giá thuê tại khu vực trung tâm sẽ bị ảnh hưởng ở mức độ nhẹ hơn.

Bên cạnh đó, trong tháng 3, nhiều chủ đầu tư đã bắt đầu hỗ trợ giá thuê và tăng cường hoạt động kích thích mua sắm. Các mức giảm giá thuê từ 20 – 30% đã được áp dụng tại một số dự án, và có khả năng sẽ tiếp tục trong quý II/2020 nếu dịch bệnh không được kiểm soát chặt chẽ trước thời điểm giữa năm.

Một điều đáng chú ý trên thị trường bán lẻ là mặc dù các trung tâm thương mại hiện đang dừng hoạt động do dịch bệnh, nhưng thị trường chưa ghi nhận yêu cầu chấm dứt hợp đồng đến từ các khách thuê. Tỷ lệ trống, vì vậy vẫn tạm giữ ở mức tương đối ổn định so với quý trước. 

Mặt khác, sự gia nhập và mở rộng của một vài các nhãn hiệu cao cấp tại Hà Nội đã đóng góp trong việc giảm tỷ lệ trống tại khu vực trung tâm, nay đạt mức 0,7% - thấp hơn 0,6% theo quý. Trong khi đó, với lượng nguồn cung mới tương đối lớn trong năm 2019, các dự án vừa đi vào hoạt động vẫn đang trong quá trình đạt mức lấp đầy ổn định. Tỷ lệ trống bình quân tại khu vực ngoài trung tâm ở mức 8,5%, thấp hơn 0,2% so với quý trước. 

Các chủ đầu tư đang cho thấy sự chủ động trong việc tiếp cận và hỗ trợ những khách thuê đang gặp khó khăn, thị trường dự kiến có thể phục hồi sớm, khi dịch bệnh được kiểm soát thành công. Tuy nhiên, các cam kết thuê tiền khai trương tại các dự án mới – thường ở mức 70 – 80% - có thể bị ảnh hưởng.

Doanh thu giảm mạnh: Ngành bán lẻ chịu "đòn đau" do Covid-19

Dự báo về hoạt động của thị trường bán lẻ trong năm 2020, CBRE đưa ra hai kịch bản. Kịch bản 1, nếu dịch bệnh có thể được kiểm soát trong quý II, nhiều khả năng tỷ lệ trống tại khu trung tâm sẽ được giữ ổn định đến cuối năm và tỷ lệ trống tại khu ngoài trung tâm có thể sẽ tăng nhẹ 1-2%. Mức giá thuê tại khu trung tâm có thể hồi phục lại mức trước dịch bệnh. Mức giá thuê tại ngoài trung tâm có thể phục hồi về mức thấp hơn 5% so với mặt bằng năm ngoái. 

Kịch bản 2, nếu dịch bệnh kéo dài tới tháng 9/2020, tỷ lệ trống sẽ tăng cả hai thị trường, trong đó tỷ lệ trống tại khu ngoài trung tâm sẽ tăng mạnh hơn, từ 5-7%. Giá thuê trung bình tầng trệt và tầng một tại các dự án ngoài trung tâm có thể phục hồi nhẹ về mức thấp hơn 10% so với mặt bằng năm ngoái trong khi mức giá khu trung tâm vẫn có khả năng phục hồi lại mức trước dịch bệnh. 

Đối với giá thuê các tầng khác, nhiều khả năng chủ đầu tư sẽ giữ mức giá ưu đãi hiện tại là 30% cho đến hết năm nay hoặc cho phép khách thuê trả chậm nhằm giữ chân khách thuê hiện hữu.

Cũng theo CBRE, sự trì hoãn thi công tại một số dự án do dịch bệnh và việc hầu hết các chủ đầu tư đều đang ở trạng thái chờ đợi trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 có khả năng sẽ ảnh hưởng đến việc mở rộng và mở mới các dự án trung tâm thương mại trong năm nay. 

Mặc dù vậy, thị trường bán lẻ Hà Nội vẫn dự kiến đón nhận 103.000 m2 trong năm nay và hơn 450,000 m2 mặt bằng bán lẻ trong ba năm tới. Các dự án chủ yếu tập trung tại các khu vực ngoài trung tâm. 

Tại TP.HCM, nếu dịch bệnh không được kiểm soát trong quý II/2020, nguồn cung mới có thể chỉ còn bằng 20% con số dự đoán vào cuối năm 2019 (152.000 m2) do một số dự án đã hoàn công và đang cho thuê có thể buộc phải dời ngày khai trương.

Nhận định về thị trường này, JLL cũng cho rằng, ngành bán lẻ đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch Covid-19. Dịch bệnh kéo dài sẽ khiến nhiều khách thuê cũng như người tiêu dùng cần thêm nhiều thời gian để phục hồi, ảnh hưởng tới nhu cầu thuê và sức mua. 

Bên cạnh đó, với lượng cung lớn dự kiến sẽ gia nhập thị trường trong 2020, áp lực cạnh tranh sẽ tiếp tục tăng, dẫn tới việc giá thuê có thể sẽ phải điều chỉnh. Ngoài ra, chính sách thuê linh hoạt và các chương trình khuyến khích mua sắm đồng bộ giữa chủ nhà và khách thuê cũng có thể được cân nhắc để cải thiện tình hình hoạt.

Đáng chú ý, theo CBRE, trong khi hoạt động bán lẻ tại các trung tâm thương mại đang gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19, thương mại điện tử đang ghi nhận những con số tăng ấn tượng. Dịch bệnh bùng phát đã dẫn tới sự gia tăng mua sắm trực tuyến tại Việt Nam.

Theo đó, để đối phó với dịch bệnh, nhiều nhà hàng đã chọn kinh doanh trực tuyến qua các nền tảng thương mại điện tử như Now và GrabFood, hoặc thậm chí áp dụng các dịch vụ giao hàng của riêng họ. Các hệ thống siêu thị đang chạy đua về con số doanh thu qua điện thoại/ bán hàng trực tuyến, khi người dân có xu hướng dự trữ thực phẩm trong thời gian cách ly. 

Các kênh siêu thị điện tử như SpeedL của LotteMart đã ghi nhận mức tăng 100 – 200% trên số đơn hàng, trong khi Vinmart mở rộng phạm vi giao hàng tại hầu hết các siêu thị còn đang hoạt động. Xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục kéo dài trong các tháng tới khi người mua vẫn đang tránh đi tới các trung tâm thương mại và những địa điểm đông đúc khác.

Cửa hàng bán lẻ đau đầu bài toán 'lãi ảo, lỗ thật'

Cửa hàng bán lẻ đau đầu bài toán 'lãi ảo, lỗ thật'

Tiêu điểm -  5 năm
Làm phép so sánh giữa tỷ suất lợi nhuận thấp của ngành bán lẻ đạt mức trung bình 2-3% doanh thu/1 năm, so với mức thất thoát của ngành bán lẻ trên toàn cầu đang là 1,82% doanh thu/1 năm, nếu không quản lý chặt, các cửa hàng rất dễ rơi vào tình trạng "lãi ảo, lỗ thật" mà không hay.
Cửa hàng bán lẻ đau đầu bài toán 'lãi ảo, lỗ thật'

Cửa hàng bán lẻ đau đầu bài toán 'lãi ảo, lỗ thật'

Tiêu điểm -  5 năm
Làm phép so sánh giữa tỷ suất lợi nhuận thấp của ngành bán lẻ đạt mức trung bình 2-3% doanh thu/1 năm, so với mức thất thoát của ngành bán lẻ trên toàn cầu đang là 1,82% doanh thu/1 năm, nếu không quản lý chặt, các cửa hàng rất dễ rơi vào tình trạng "lãi ảo, lỗ thật" mà không hay.
Thay đổi hành vi tiêu dùng và chuyển động bán lẻ do Covid-19

Thay đổi hành vi tiêu dùng và chuyển động bán lẻ do Covid-19

Tiêu điểm -  4 năm

Sự thay đổi của người tiêu dùng do dịch Covid-19 không chỉ diễn ra ở giỏ hàng mà còn ở việc lựa chọn các kênh mua sắm.

Hệ thống bán lẻ của BRG hỗ trợ khách hàng mua sắm mùa dịch Covid-19

Hệ thống bán lẻ của BRG hỗ trợ khách hàng mua sắm mùa dịch Covid-19

Nhịp cầu kinh doanh -  4 năm

Trước diễn biến ngày càng phức tạp của dịch Covid-19, Công ty bán lẻ BRG đã chủ động đưa ra các chính sách bán hàng đồng hành cùng người tiêu dùng thủ đô và chính quyền địa phương nhằm đảm bảo hàng hóa thiết yếu.

Covid-19 ép chủ nhà giảm giá thuê mặt bằng bán lẻ

Covid-19 ép chủ nhà giảm giá thuê mặt bằng bán lẻ

Bất động sản -  4 năm

Với tác động tiêu cực từ diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, chuyên gia dự báo giá thuê mặt bằng bán lẻ sẽ sụt giảm trong những tháng tới.

Thời cơ của các đại gia bán lẻ

Thời cơ của các đại gia bán lẻ

Tiêu điểm -  4 năm

Năm 2019 chứng kiến sự ra đi của nhiều chuỗi bán lẻ nước ngoài trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt và xu hướng của người tiêu dùng thay đổi nhanh chóng tại Việt Nam. Trong khi đó, những nhà bán lẻ thắng cuộc có chiến lược mở rộng nhanh chóng, nắm bắt thị hiếu tiêu dùng và thâu tóm các vị trí đắc địa.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  11 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  11 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  14 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  15 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  16 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  16 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  17 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".