Tiêu điểm
Cửa hàng bán lẻ đau đầu bài toán 'lãi ảo, lỗ thật'
Làm phép so sánh giữa tỷ suất lợi nhuận thấp của ngành bán lẻ đạt mức trung bình 2-3% doanh thu/1 năm, so với mức thất thoát của ngành bán lẻ trên toàn cầu đang là 1,82% doanh thu/1 năm, nếu không quản lý chặt, các cửa hàng rất dễ rơi vào tình trạng "lãi ảo, lỗ thật" mà không hay.
Thất thoát từ ngành bán lẻ toàn cầu
Hãng nghiên cứu uy tín Planet Retail RNG vừa công bố chỉ số thất thoát bán lẻ toàn cầu Sensormatic năm 2018 lên tới 1,82% doanh thu/1 năm, ứng với tổn thất trên phạm vi toàn cầu ước tính 99,56 tỉ USD.
Chỉ số thất thoát bán lẻ toàn cầu Sensormatic là kết quả khảo sát 1.120 đại diện của những tập đoàn bán lẻ toàn cầu từ 14 quốc gia, ứng với 13 ngành hàng, sở hữu 229.000 cửa hàng, chiếm tới 80% thị trường bán lẻ toàn cầu.
So sánh về tỷ lệ thất thoát trên toàn cầu của các cửa hàng giữa các khuvực, báo cáo Sensormatic cho hay, tỷ lệ thất thoát cao nhất là ở Mỹ, chiếm1,85% doanh thu; xếp thứ 2 là Châu Âu với 1,83%. Khu vực Mỹ La Tinh đứng thứ 3với 1,81% và sau cùng là các nước Châu Á Thái Bình Dương 1,75%.
Nguyên nhân thất thoát được chia làm 4 nguồn chính tương ứng với các tỷ trọng như sau: (i) Kẻ cắp bên ngoài (chiếm 34,34%), tình trạng này thường xảy ra khi khách hàng cố tình che giấu hàng hóa, tráo đổi giá tag hoặc bao bì sản phẩm; (ii) Nhóm nguyên nhân thứ 2 là những sai sót trong quá trình làm việc với nhà cung cấp (chiếm 24,28%); (iii) Nhóm thứ 3 là do hành vi gian lận từ nội bộ, nhân viên, chiếm tới (22,95%), nhân viên cố tình lấy trộm hàng hóa hoặc có sự nhầm lẫn; (iv) Cuối cùng là lỗi sai sót do quy trình hành chính, giấy tờ, sổ sách (chiếm 18,43%).
Bên cạnh đó, tỷ lệ thất thoát bán lẻ cũng khác nhau rõ rệt giữa các nhómngành. Cũng theo báo cáo này, tỷ lệ thất thoát của nhóm các cửa hàng thuốc, dượcphẩm, nước hoa đứng đầu bảng với 2,12% doanh thu;
Nhóm các cửa hàng giảm giá xếpthứ 2 về tỷ lệ thất thoát với 2,06%; Các cửa hàng thời trang và phụ kiện đứngthứ 3 với tỷ lệ thất thoát 1,98%. Thông thường, những mặt hàng nhỏ gọn dễ bị ăncắp, thất thoát trong quá trình giao dịch.
Cửa hàng bán lẻ "lãi ảo, lỗ thật"
Trong một báo cáo khác của S&P500, chỉ số tỷ suất lợi nhuận ròng của ngành bán lẻ giữ tỷ suất thấp nhất, đặc biệt với những shop bán lẻ online, duy trì ở mức 0,5-3,5%. Chẳng hạn như Amazon có tỷ suất lợi nhuận ròng dưới 2%/năm kể từ 2010, hay Wal-Mart nhà bán lẻ lớn nhất thế giới hiện nay cũng chỉ đạt tỷ suất lợi nhuận ròng 3% mỗi năm.
Tại Việt Nam, các chủ cửa hàng bán lẻ thường chỉ nhìn được lãi gộp sau khi lấy giá bán trừ đi giá nhập, còn rất nhiều các khoản chi phí ngầm khác như tiền thuê nhân viên, cửa hàng, thất thoát, hàng tồn kho mà không phải lúc nào các chủ shop cũng tính được một cách rạch ròi.
"Một gói mì tôm nhập giá 5.100 đồng, bán ra với giá 6.000 đồng, tỷ suất lãi gộp thường là 15-20% nhưng chủ yếu là tôi quản lý bằng sổ sách về công nợ, còn chính xác lãi lỗ ra sao tôi không biết", chị Lộc, chủ cửa hàng ở Thường Tín, Hà Nội chia sẻ.
Tình trạng quản lý thủ công bằng sổ sách như chị Lộc không phải là hiếm, thậm chí có chủ cửa hàng còn không hề quản lý bằng sổ sách hay phần mềm. Chị Tâm, một chủ cửa hàng đồ chơi trên phố Đội Cấn, Hà Nội cho biết: "Hai chị em tôi chia ca bán hàng, tin tưởng nhau nên cũng không cần quản lý sổ sách, có đồng ra đồng vào là yên tâm rồi".
Mới đây, Sapo (đơn vị cung cấp phần mềm quản lý bán hàng đa kênh) tiến hành khảo sát thực địa với 500 chủ shop trên địa bàn Hà Nội và Tp. HCM, kết quả cho thấy: 18,5% các shop không hề dùng công cụ nào để quản lý cửa hàng; 41% quản lý thủ công bằng sổ sách, excel; còn lại là 40,5% các cửa hàng quản lý bằng phần mềm quản lý bán hàng.
Thực tế các cửa hàng quản lý thủ công, hoặc không dùng công cụ nào để quản lý sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát được doanh thu, lỗ lãi và thất thoát hàng hóa.
Làm phép so sánh giữa tỷ suất lợi nhuận thấp của ngành bán lẻ đạt mức trung bình 2-3% doanh thu/1 năm, so với mức thất thoát của ngành bán lẻ trên toàn cầu đang là 1,82% doanh thu/1 năm, nếu không quản lý chặt, các cửa hàng rất dễ rơi vào tình trạng "lãi ảo, lỗ thật" mà không hay.
"Để giải quyết tình trạng thất thoát này và gia tăng tỷ suất lợi nhuậncho các cửa hàng bán lẻ, các chủ shop nên áp dụng các biện pháp an ninh, phòngchống mất cắp như gắn sensor với hàng hóa dễ mất cắp, lắp camera theo dõi, chiếumàn hình tivi trong cửa hàng, sử dụng gương, chuông báo động… Ngoài ra, sử dụngphần mềm quản lý bán hàng kết hợp với việc kiểm kê kho hàng một phần định kỳthường xuyên, sẽ giúp các chủ shop, nhà quản lý nắm bắt được kịp thời tình hìnhkinh doanh, hàng tồn kho, cũng như kiểm soát được tình trạng thất thoát", ông Trần Trọng Tuyến, CEO Sapo.vn nhận định.
Ông Tuyến cho biết, mới đây, Sapo vừa ra mắt thêm Ứng dụng quản lý bán hàng Sapo miễn phí trên di động. Mục đích của ứng dụng này nhằm giúp các chủ shop nhỏ mới khởi nghiệp làm quen dần với công nghệ trong vận hành quản lý bán hàng.
"Chưa tốn mất 10 giây, cài đặt ứng dụng Sapo miễn phí trên di động sẽ“hô biến” chiếc điện thoại thông minh thành máy bán hàng thu gọn. Bên cạnh đó, hệ thống 20 báo cáo trực quan sinh động sẽ giúp các chủ cửahàng theo dõi được kịp thời tình hình kinh doanh, lãi lỗ để đưa ra những quyếtđịnh chính xác liên quan tới chiến lược kinh doanh của mình",CEO Sapo.vn nói thêm.
Ứng dụng công nghệ trong bán lẻ nên bắt đầu từ đâu?
AirAsia lần thứ tư thất bại với tham vọng mở liên doanh hàng không tại Việt Nam
Hàng không giá rẻ của Malaysia AirAsia tiếp tục thất bại trong việc hình thành hãng bay tại Việt Nam.
Giá xăng dầu tiếp tục tăng mạnh
Từ 15h ngày 17/4/2019, giá xăng E5RON92 tăng 1.115 đồng/lít, xăng RON95-III tăng 1.202 đồng/lít, dầu diesel 0.05S tăng 297 đồng/lít, dầu hỏa tăng 291 đồng/lít, dầu mazut 180CST 3.5S tăng 407 đồng/kg.
Làm thế nào để tiếp cận thị trường bán lẻ Australia?
Đại bộ phận người tiêu dùng Australia có thái độ khá cởi mở đối với hàng hoá nhập khẩu, tuy nhiên họ đánh giá rất cao các yếu tố như chất lượng, kiểu dáng và giá cả mà không quá coi trọng nguồn gốc xuất xứ.
Chủ tịch Vinamit bật mí bí quyết chinh phục thị trường Trung Quốc
Với khoảng 1,4 tỷ dân, Trung Quốc là thị trường đầy tiềm năng đối với các doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên mỗi sự thay đổi của thị trường này đều gây ảnh hưởng rất lớn đối với các thương nhân Việt Nam.
Chuyện 'xóa mù' quản trị dữ liệu tại Dược phẩm Vĩnh Phúc
Hệ thống quản trị dữ liệu tại Dược phẩm Vĩnh Phúc có thể được xem là nguồn cảm hứng, hình mẫu cho hoạt động chuyển đổi số tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đèo Cả huy động vốn cho cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh
Cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh là một trong số các dự án cao tốc trọng điểm đang được Đèo Cả tích cực tập trung nguồn lực triển khai.
Doanh nhân Đoàn Quốc Việt đã gây dựng BIM Group lớn mạnh như thế nào?
Với sự kiên định và tầm nhìn sâu sắc, doanh nhân Đoàn Quốc Việt đã dẫn dắt BIM Group trở thành một trong những tập đoàn đa ngành lớn tại Việt Nam, có tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài biên giới quốc gia.
Ngành phân bón phục hồi mạnh
Thay vì phân hóa trong cùng kỳ năm trước, diễn biến phục hồi đồng đều ở toàn ngành phân bón trong quý III cũng như chín tháng đầu năm nay.
Lạc quan về tăng trưởng kinh tế, người Việt tăng chi tiêu
Tin tưởng hơn vào tăng trưởng kinh tế, người tiêu dùng Việt Nam đã tăng chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu lẫn các trải nghiệm.
Để Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ cao
Bài phát biểu của bà Mariam J. Sherman, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Campuchia và Lào về triển vọng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam.
Dám thử và sai để làm đúng ở Alphanam
Alphanam đang có một thế hệ nhân sự ở độ đôi mươi với những tư duy mới mẻ, khác biệt về cuộc sống và công việc.