Thời cơ của các đại gia bán lẻ

Việt Hưng Chủ nhật, 01/03/2020 - 14:52

Năm 2019 chứng kiến sự ra đi của nhiều chuỗi bán lẻ nước ngoài trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt và xu hướng của người tiêu dùng thay đổi nhanh chóng tại Việt Nam. Trong khi đó, những nhà bán lẻ thắng cuộc có chiến lược mở rộng nhanh chóng, nắm bắt thị hiếu tiêu dùng và thâu tóm các vị trí đắc địa.

Theo Fitch Solutions và EIU, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Việt Nam tiếp tục nâng mức thu nhập khả dụng của hộ gia đình (2018-2020 CAGR là 10,4%) và mở rộng tầng lớp dân số thu nhập trung bình (CAGR 2018-2020 là 20,0%).

Hơn nữa, theo Nielsen, niềm tin của người tiêu dùng Việt đạt 128 điểm trong Quý 3/2019 nhờ triển vọng công việc và tài chính cá nhân được cải thiện.

Doanh thu bán lẻ tăng tốc khi mức chi tiêu của người dân tăng, dự báo sẽ tăng với tốc độ trung bình hàng năm là 7,0% trong giai đoạn 2019-2023, nhanh hơn mức trung bình 6,4% được ghi nhận trong giai đoạn 5 năm qua, theo Fitch Solutions.

Theo quan sát, việc chi tiêu mạnh giúp thúc đẩy doanh số bán lẻ trong 2019 (tăng 12,7% so với cùng kỳ), với sự đóng góp của ngành F&B (tăng 13,2% so với cùng kỳ), hàng gia dụng (tăng 12,7% so với cùng kỳ) và hàng may mặc (tăng 11,3% so với cùng kỳ).

Với mức độ niềm tin của người tiêu dùng duy trì ở mức cao và chi tiêu hộ gia đình tăng, chúng tôi kỳ vọng doanh số bán lẻ của Việt Nam có thể duy trì tăng trưởng ở mức hai con số vào những năm tới.

Để tận dụng sự bùng nổ bán lẻ tại Việt Nam, các nhà bán lẻ trong và ngoài nước đã mở rộng sự hiện diện của họ đặc biệt là ở khu vực thành thị (Hà Nội và TP. HCM). Theo Savills, nguồn cung bán lẻ tại Hà Nội và TP HCM đều tăng 1,3 triệu m2 trong Quý 3 năm 2019, tăng lần lượt 11% và 12% so với cùng kỳ.

Thời cơ của các đại gia bán lẻ
Việc chi tiêu mạnh giúp thúc đẩy doanh số bán lẻ trong 2019. Ảnh: Vinmart

Đặc biệt, các trung tâm mua sắm đang trở nên phổ biến hơn với vai trò là một địa điểm tích hợp trải nghiệm mua sắm, giải trí và dịch vụ F&B, hấp dẫn hơn so với các mô hình department store còn hạn chế về hàng hóa và dịch vụ đi kèm.

Các nhà bán lẻ bắt đầu nâng cấp trải nghiệm mua sắm bằng cách chuyển sang các khu mua sắm lớn, như trung tâm mua sắm, department store và khối đế bán lẻ. Bắt đầu từ Hà Nội và TP. HCM, hai thị trường lớn nhất Việt Nam, các nhà phát triển bất động sản bán lẻ, đặc biệt là các nhà phát triển nước ngoài, đã nhanh chóng tăng cường sự hiện diện của họ để phục vụ nhu cầu gia tăng không gian bán lẻ hiện đại.

Năm 2019, thị trường cho thuê bất động sản bán lẻ tại Việt Nam tương đối tập trung và miếng bánh được chia sẻ giữa một số doanh nghiệp lớn, dẫn đầu là VRE (VRE) chiếm lần lượt 53% và 30% tổng số diện tích sàn bán lẻ tại Hà Nội và TP. HCM, Aeon Vietnam (10% và 20%) và Lotte Vietnam (5% và 10%).

Do sự phát triển của trung tâm mua sắm ở Việt Nam vẫn chưa thể sánh ngang với các nước trong khu vực như Philippines và Thái Lan, Công ty chứng khoán VnDirect cho rằng, dư địa cho các nhà phát triển bản động sản bán lẻ ở Việt Nam vẫn còn rất rộng mở trong giai đoạn bùng nổ của bán lẻ Việt Nam hiện nay.

Báo cáo Chiến lược đầu tư 2020 của VnDirect chỉ ra 2 xu hướng chính của ngành bán lẻ, bao gồm: bán lẻ tạp hóa đang chuyển dịch thành các cửa hàng quy mô nhỏ (siêu thị mini/minimart và cửa hàng tiện lợi), và xu hướng mua sắm sản phẩm điện tử là sự kết hợp hài hòa giữa cửa hàng vật lý và cửa hàng online (nền tảng đa kênh).

Các cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini/cửa hàng bách hóa đang là điểm đến hấp dẫn người tiêu dùng Việt vốn ngày càng coi trọng sự thuận tiện, vệ sinh an toàn và dịch vụ tốt hơn. Theo Nielsen, người mua sắm Việt Nam giảm dần thói quen mua sắm ở chợ truyền thống và chọn đến các cửa hàng tiện lợi hoặc minimart thường xuyên hơn.

Xu hướng này đã dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các chuỗi cửa hàng tiện lợi/minimart tại Việt Nam, bao gồm cả thương hiệu nội địa (Vinmart +, Bách Hóa Xanh, Co.op Food) và nước ngoài (Circle K, B’s mart, 7-Eleven).

Gần đây, Vingroup (VIC), tập đoàn lớn nhất tại Việt Nam, đã ký Biên bản ghi nhớ để sáp nhập công ty con trong mảng bán lẻ (Vincommerce) với nhà sản xuất tiêu dùng hàng đầu Masan (MSN) để thành lập công ty hàng tiêu dùng và bán lẻ lớn nhất Việt Nam.

Công ty mới sẽ kế thừa mạng lưới bán lẻ 2.600 cửa hàng VinMart & VinMart + tại 50 tỉnh thành với cơ sở dữ liệu khách hàng lớn và 14 trang trại nông nghiệp công nghệ cao của VinEco. VnDirect đánh giá, đây là một động thái chiến lược giúp thị trường bán lẻ Việt Nam tái cấu trúc theo hướng tập trung, sẵn sàng đối mặt với sự gia nhập của các nhà bán lẻ lớn nước ngoài.

Ngoài bán lẻ tạp hóa, bán lẻ điện tử tiêu dùng (CE) cũng là một phân khúc được chú ý. Các nhà bán lẻ điện tử lớn đã mở rộng quy mô cửa hàng của họ ngay cả khi lo ngại thị trường đã phần nào bão hòa, đặc biệt là với các thiết bị di động.

Công ty Cổ phần Thế giới Di động (MWG) vẫn duy trì vị trí dẫn đầu với 50% thị phần trong phân khúc điện thoại di động, tiếp theo là FPT Retail (FRT) với 18% thị phần. MWG cũng nắm giữ phân nửa thị phần ngành trong phân khúc bán lẻ điện máy.

Bắt kịp với xu thế, nhiều nhà bán lẻ điện tử đã áp dụng chính sách bán hàng đa kênh phục vụ cả nhu cầu mua sắm online và offline. Người tiêu dùng vẫn có thể tham khảo và thử trực tiếp tại các cửa hàng vật lý nhưng thực hiện giao dịch mua hàng trực tuyến để hưởng lợi từ ưu đãi/khuyến mại.

Ngược lại, người tiêu dùng cũng có thể tham khảo mức giá và mẫu mã thông qua website/ứng dụng của đơn vị bán lẻ nhưng thực hiện giao dịch mua sắm tại cửa hàng (theo Deloitte 2019). Và những ai chậm thích ứng đã phải ra đi.

Năm 2019 đã chứng kiến sự ra đi của nhiều chuỗi bán lẻ nước ngoài trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt và xu hướng của người tiêu dùng thay đổi nhanh chóng tại Việt Nam. Các doanh nghiệp rút khỏi thị trường có đặc điểm chung là mô hình kinh doanh kém linh hoạt, khả năng tài chính hạn chế, thiếu đầu tư vào việc phát triển sản phẩm và dịch vụ cũng như chậm mở rộng mạng lưới.

Trong khi đó, những nhà bán lẻ thắng cuộc có chiến lược mở rộng nhanh chóng, nắm bắt tốt thị hiếu tiêu dùng và có khả năng chiếm các vị trí đắc địa.

Masan tái khởi động tham vọng lên ngôi thị trường bán lẻ

Masan tái khởi động tham vọng lên ngôi thị trường bán lẻ

Doanh nghiệp -  5 năm
Sau gần 2 thập kỷ, ban lãnh đạo Masan cuối cùng đã tìm ra “thời điểm thích hợp” để trở lại thị trường bán lẻ.
Masan tái khởi động tham vọng lên ngôi thị trường bán lẻ

Masan tái khởi động tham vọng lên ngôi thị trường bán lẻ

Doanh nghiệp -  5 năm
Sau gần 2 thập kỷ, ban lãnh đạo Masan cuối cùng đã tìm ra “thời điểm thích hợp” để trở lại thị trường bán lẻ.
Masan tái khởi động tham vọng lên ngôi thị trường bán lẻ

Masan tái khởi động tham vọng lên ngôi thị trường bán lẻ

Doanh nghiệp -  5 năm

Sau gần 2 thập kỷ, ban lãnh đạo Masan cuối cùng đã tìm ra “thời điểm thích hợp” để trở lại thị trường bán lẻ.

Vingroup và Masan bắt tay xây dựng tập đoàn hàng tiêu dùng, bán lẻ

Vingroup và Masan bắt tay xây dựng tập đoàn hàng tiêu dùng, bán lẻ

Doanh nghiệp -  5 năm

Các Công ty VinCommerce (bán lẻ), Công ty VinEco (nông nghiệp) và Công ty Hàng tiêu dùng Masan (tiêu dùng) sẽ sáp nhập thành tập đoàn hàng tiêu dùng - bán lẻ do Masan nắm quyền kiểm soát hoạt động, Vingroup là cổ đông.

Quỹ GIC đầu tư 500 triệu USD vào chuỗi bán lẻ của Vingroup

Quỹ GIC đầu tư 500 triệu USD vào chuỗi bán lẻ của Vingroup

Tiêu điểm -  5 năm

Quỹ đầu tư GIC của Chính phủ Singapore vừa đạt được thoả thuận với Vingroup để đầu tư 500 triệu USD mua cổ phần thiểu số tại CTCP Phát triển thương mại và dịch vụ VCM.

Thế Giới Di Động vượt AEON Mall và Big C vào Top 8 nhà bán lẻ lớn nhất ASEAN

Thế Giới Di Động vượt AEON Mall và Big C vào Top 8 nhà bán lẻ lớn nhất ASEAN

Tiêu điểm -  5 năm

Dù là gã khổng lồ tại thị trường bán lẻ châu Á - Thái Bình Dương nhưng AEON Mall lại xếp sau Thế Giới Di Động trên chiến trường ASEAN.

Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản

Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản

Tiêu điểm -  6 giờ

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.

Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới

Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới

Tiêu điểm -  7 giờ

Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.

Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Tiêu điểm -  7 giờ

Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.

Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít

Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.

Doanh nghiệp xuất khẩu xoay trục nhờ thương mại điện tử B2B

Doanh nghiệp xuất khẩu xoay trục nhờ thương mại điện tử B2B

Tiêu điểm -  1 ngày

Thương mại điện tử B2B không chỉ mở rộng cánh cửa ra thế giới cho doanh nghiệp mà còn góp phần chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang hiện đại, bền vững hơn.

Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu

Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Đào tạo nhân tài là một nội dung quan trọng tạo nền móng cho quốc gia. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, đào tạo nhân tài công nghệ là chìa khóa chủ lực để tiến tới nước phát triển.

Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc

Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.

Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?

Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?

Diễn đàn quản trị -  2 giờ

Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  2 giờ

Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Tài chính -  2 giờ

Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.

Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản

Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản

Bất động sản -  5 giờ

Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Phát triển bền vững -  5 giờ

Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.