EVN lỗ 34,2 nghìn tỷ đồng từ kinh doanh điện năm 2023
Nhờ hai lần tăng giá bán điện, doanh thu bán điện thương phẩm của EVN năm ngoái là 494.359 tỷ đồng, tăng 8,18% so với năm 2022.
Theo Liên minh toàn cầu về các giải pháp thay thế lò đốt (GAIA), hơn 25% kế hoạch về khí hậu của các quốc gia đang bỏ qua vấn đề giảm thiểu rác thải, dù đây là 1 trong 3 lĩnh vực có tiềm năng nhất để duy trì nền nhiệt cho trái đất.
Hướng tới những cam kết mạnh mẽ trong cắt giảm khí thải nhà kính, chống biến đổi khí hậu, Việt Nam là một trong số những quốc gia đầu tiên gửi bản Kế họach Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) để chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 26 (COP26).
Theo nhận xét của Liên minh Không rác Việt Nam (VZWA), bản NDC của Việt Nam bao gồm một số nội dung rất tích cực, ví dụ như xử lý rác thải hữu cơ bằng phương pháp ủ phân vi sinh, tăng cường thu gom, phân loại, tái chế và tái sử dụng…
Tuy nhiên, trong các biện pháp xử lý rác thải, NDC của Việt Nam tiếp tục đưa ra phương pháp “biến rác thải thành năng lượng” thông qua các lò đốt rác phát điện. Theo VZWA, giải pháp xử lý rác thải này thực chất là hình thức “chuyển loại hình ô nhiễm”, gây ra tác động tiêu cực tới môi trường và sức khỏe con người, thậm chí “gây ô nhiễm khí hậu nhiều hơn so với các nhà máy nhiệt điện than”.
Thực tế, ở Việt Nam, nhiều dự án đốt rác thải đang được lên kế hoạch xây dựng, dưới tài trợ của một số tổ chức như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), tuy nhiên thiếu đi sự tham vấn của các bên liên quan.
Một số dự án sử dụng nhiên liệu đốt có nguồn gốc rác thải trong các nhà máy xi măng, lò hơi công nghiệp… cũng không có sự kiểm soát ô nhiễm. VZWA nhận định, đây là những nguồn phát thải cực kỳ nguy hiểm.
Bà Quách Thị Xuân, Điều phối viên VZWA cho biết, Việt Nam có thể thực hiện các cam kết tham vọng hơn nếu theo đuổi những giải pháp thiết thực như loại bỏ dần, tiến tới cấm hoàn toàn nhựa dùng một lần vào năm 2040; ngừng xây dựng lò đốt rác, tiến tới cấm đốt rác vào năm 2050.
Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 26 (COP26), VZWA cùng hơn 300 thành viên thuộc tổ chức GAIA đã cùng ký tên vào một bức thư ngỏ gửi tới đại biểu tham gia COP26.
Các tổ chức này nhận xét, hơn 25% kế hoạch về khí hậu của các quốc gia đang bỏ qua vấn đề giảm thiểu rác thải, dù đây là 1 trong 3 lĩnh vực có tiềm năng nhất để duy trì nền nhiệt cho trái đất.
Thư kiến nghị nhấn mạnh yêu cầu loại bỏ hoạt động đốt rác, bao gồm cả đốt rác phát điện; ngừng việc mở rộng hoạt động hóa dầu; giảm khai thác nhiên liệu hóa thạch; giảm sản xuất nhựa nguyên sinh; không áp dụng giải pháp mua bán, bù đắp các bon.
Các giải pháp hiệu quả được thành viên của GAIA đề xuất bao gồm chuyển đổi sang các loại bao bì có thể tái sử dụng, nâng cao quyền lợi, thu nhập cho nhóm lao động về môi trường, bao gồm cả chính thức và phi chính thức.
“Việc chấm dứt hoạt động đốt chất thải và sản xuất quá nhiều nhựa sẽ tạo ra cơ hội việc làm và kinh doanh mới trong việc tái sử dụng, sửa chữa, tái chế cũng như xử lý chất hữu cơ”, TS. Neil Tangri, Giám đốc khoa học và chính sách GAIA nhấn mạnh.
Nhờ hai lần tăng giá bán điện, doanh thu bán điện thương phẩm của EVN năm ngoái là 494.359 tỷ đồng, tăng 8,18% so với năm 2022.
Tàu bay mới của Vietjet mang biểu tượng kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Pháp đã về tới TP.HCM sau hành trình cảm xúc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi doanh nghiệp ASEAN tiên phong thúc đẩy tự cường, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo để vượt qua thách thức toàn cầu.
Là một phân khúc mới nhưng bất động sản tâm linh đang cho thấy sức hút mạnh mẽ đối với cả các khách hàng có nhu cầu thực và nhà đầu tư.
Một khung chính sách đồng bộ là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp đầu tư, thực hiện các dự án, ý tưởng kinh tế tuần hoàn.
T&T, SHB và các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng nhằm hỗ trợ các địa phương khắc phục thiệt hại sau bão.
Chín tháng năm 2024, Hòa Phát ghi nhận hơn 105.000 tỷ đồng doanh thu - tương đương hơn 4 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.