Leader talk

‘Người mở đường’ thực hành ESG trong ngành xi măng

Hứa Phương Thứ tư, 29/11/2023 - 10:57

Câu chuyện thực hành và triển khai thành công báo cáo ESG của Xi măng Fico-YTL để lại nhiều bài học lớn cho các doanh nghiệp nhất là trong lĩnh vực sản xuất xi măng.

Ông Nguyễn Công Bảo, Giám đốc điều hành Công ty xi măng Fico-YTL.

Bộ tiêu chuẩn ESG (môi trường, xã hội và quản trị) đang dần trở thành công cụ quan trọng trong việc hoạch định chiến lược phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế giảm phát thải ngày càng được chú trọng.

Dù hoạt động trong lĩnh vực thâm hụt nguyên liệu, phát thải khí nhà kính lớn (chiếm 70% lượng phát thải của ngành vật liệu xây dựng) nhưng Xi măng Fico-YTL đã tiên phong phát hành báo cáo bền vững và coi đây là con đường chiến lược để có chỗ đứng trên thị trường trong tương lai. 

TheLEADER.vn đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Công Bảo, Giám đốc điều hành Công ty xi măng Fico-YTL về chiến lược thực hành ESG tại doanh nghiệp này.

Thay đổi tư duy

Khái niệm chiến lược ESG mới đang dần phổ biến đối với cộng đồng doanh nghiệp trên toàn thế giới thời gian gần đây. Là một doanh nghiệp sản xuất xi măng quy mô, ngành thâm hụt tài nguyên và phát thải khí nhà kính lớn, Fico-YTL bắt đầu triển khai ESG từ khi nào?

Ông Nguyễn Công Bảo: Từ năm 2019, khi tập đoàn YTL trở thành cổ đông chiến lược của công ty thì chúng tôi đã công bố chiến lược phát triển bền vững giai đoạn 2020 - 2025.

Do hoạt động trong một ngành có mức độ thâm hụt tài nguyên (than đá, điện, đá vôi) và tác động nhiều đến môi trường (thải khí CO2, bụi) nên Fico-YTL nhận thức rằng cần có chiến lược phát triển bền vững lâu dài. 

Năm 2022, Fico-YTL quyết định triển khai báo cáo phát triển bền vững theo mô hình ESG.

Cũng nhờ thay đổi tư duy sớm nên khi chuẩn bị công bố báo cáo phát triển bền vững, chúng tôi có nhiều thuận lợi và chỉ sau một năm chuẩn bị thì Fico-YTL đã ra được báo cáo phát triển bền vững đầu tiên vào năm 2023.

Được biết, Fico-YTL là một trong hai doanh nghiệp tiên phong trong ngành xi măng xây dựng báo cáo ESG một cách bài bản. Vậy Fico-YTL đã gặp thách thức như thế nào khi là một trong những người “mở đường”?

Ông Nguyễn Công Bảo: Fico-YTL gặp ba khó khăn chính trong quá trình thực hiện báo cáo này.

Thứ nhất là cơ cấu ngành xi măng hiện nay đang phân mảnh khiến không có nhiều cơ hội phát triển bền vững. Do đó, Chính phủ cần có chiến lược về cung cầu để cơ cấu lại ngành xi măng.

Thứ hai là thiếu những quy định pháp luật cụ thể và lộ trình bắt buộc nên đa số doanh nghiệp xi măng chưa nhận thấy áp lực phải chuyển đổi. 

Đơn cử về thị trường, hiện nay chỉ mới có EU triển khai cơ chế điều chỉnh carbon xuyên biên giới (CBAM) từ tháng 10/2023 cho sáu mặt hàng nhập khẩu bao gồm xi măng phải có khai báo phát thải khí nhà kính.

Trong khi thị trường xuất khẩu clinker và xi măng chính của Việt Nam lại ngoài EU và các nước này chưa yêu cầu báo phát thải khí nhà kính. 

Ở trong nước, Chính phủ dự kiến thí điểm thị trường tín chỉ carbon từ năm 2025 trước khi chính thức áp dụng vào năm 2028. Cơ quan quản lý nên căn cứ vào mục tiêu Net Zero vào năm 2050 mà Việt Nam đã cam kết để đưa ra lộ trình cụ thể, các doanh nghiệp lấy đó làm căn cứ để thực hiện.

Thứ ba, hiện nay nguồn nhân lực có chuyên môn sâu về xây dựng và thực hành bộ tiêu chí ESG đang rất thiếu. Do đó, một số doanh nghiệp xi măng, đặc biệt là khối liên doanh dù muốn thực hành ESG nhưng lại gặp khó ở khâu nhân sự.

Vậy Fico-YTL đã làm thế nào để khắc phục những hạn chế đó nhằm thực hành ESG tốt nhất?

Ông Nguyễn Công Bảo: Ở Fico-YTL, chúng tôi chia ESG thành bốn trụ cột và hội đồng quản trị sẽ giám sát việc quản lý các hoạt động bền vững.

Với bộ máy quản trị, Fico-YTL cam kết đảm bảo hoạt động kinh doanh của mình bền vững và lâu dài. Do đó, hội đồng quản trị sẽ giám sát việc quản lý các hoạt động bền vững của công ty bao gồm các khâu hoạch định chiến lược, các ưu tiên và mục tiêu về môi trường, xã hội và quản trị, giám sát tiến độ của chiến lược và hiệu quả cũng như xem xét rủi ro và cơ hội của ESG.

Uỷ ban bền vững do tổng giám đốc điều hành và được hỗ trợ bởi giám đốc bền vững và các quản lý cấp cao chịu trách nhiệm về các vấn đề ESG.

Uỷ ban bền vững và hội đồng quản trị đặt ra các định hướng về ESG và trọng tâm chiến lược cho doanh nghiệp. Sau đó ủy ban này sẽ giám sát, đánh giá việc thực hiện các chiến lược và kế hoạch hành động ESG trong các hoạt động cũng như báo cáo cho Hội đồng quản trị hàng năm.

Uỷ ban bền vững làm việc với các quản lý cấp cao để huy động các bộ phận liên quan thực hiện chiến lược bền vững.

Ban quản lý cấp cao chịu trách nhiệm tích hợp các trọng tâm bền vững vào hoạt động hàng ngày và đảm bảo việc thực hiện hiệu quả. 

Những chiến lược bền vững được truyền đạt tới mọi nhân viên, các bên liên quan thông qua ấn phẩm nội bộ, các buổi đào tạo ESG, hội thảo và cuộc họp.

Bốn trụ cột phát triển bền vững gồm: góp phần xây dựng Việt Nam xanh hơn, hoạt động bền vững, hoạt động trách nhiệm, xây dựng năng lực và cộng đồng.

‘Người mở đường’ thực hành ESG trong ngành xi măng 1
Sơ đồ tổ chức Uỷ ban bền vững ở xi măng Fico-YTL

Cánh cửa đi đến tương lai

Như ông nói, ESG là chiến lược lâu dài, hiện nay Fico-YTL đang ở đâu trong tiến trình này?

Ông Nguyễn Công Bảo: ESG là con đường tất yếu các doanh nghiệp phải đi, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong ngành xi măng. 

Với mục tiêu phát triển bền vững nên Fico-YTL coi ESG là khoản đầu tư cho tương lai của doanh nghiệp, để thích nghi với luật chơi xanh toàn cầu.

Fico-YTL đã ra được báo cáo ESG trong năm 2023, thời gian tới chúng tôi tập trung thực hành tốt để hoàn thành mục tiêu cụ thể từng năm. Đồng thời, Fico-YTL sẽ lấy những công việc mình đã và đang là truyền cảm hứng cho đối tác, khách hàng. 

Mục tiêu của chúng tôi đến năm 2026, Fico-YTL trở thành hình mẫu trong ngành xi măng về thực hành ESG.

Ông nhận thấy cơ hội như thế nào đối với Fico-YTL khi thực hành ESG?

Ông Nguyễn Công Bảo: Xi măng Fico-YTL dù là một thành viên của tập đoàn đa quốc gia YTL nhưng hiện nay các sản phẩm chủ yếu tiêu thụ ở thị trường trong nước.

Nhưng với chiến lược sản xuất kinh doanh phát triển bền vững, Fico-YTL đã đầu tư hiện đại hoá máy móc, cơ sở hạ tầng để đa dạng hoá sản phẩm, nghiên cứu phát triển sản phẩm vừa xanh vừa tốt nhưng giá thành hợp lý.

Chúng tôi triển khai nhiều dự án cải tiến hoạt động nhằm cắt giảm lượng phát thải CO2 thông qua tối ưu tỷ lệ clinker trong xi măng, tận dụng phế thải như tro bay, xỉ lò cao.

Mức phát thải CO2 của Fico-YTL hiện nay là 490kg/tấn xi măng so với mức 650kg trong quyết định 1266 của Chính phủ.

Hiện nay toàn bộ danh mục sản phẩm xi măng của Fico-YTL được chứng nhận Nhãn xanh cao cấp của Hội đồng xây dựng xanh Singapore (SGBC) và khách hàng đón nhận.

Dù ESG chưa thể cải thiện các mục tiêu kinh doanh trong ngắn hạn nhưng đây là sự chuẩn bị giúp Fico-YTL mở rộng thị trường.

Tại sao lại nói ESG là cánh cửa duy nhất hướng đến tương lai?

Ông Nguyễn Công Bảo: Xi măng là một trong những ngành thâm hụt tài nguyên và phát thải khí nhà kính rất lớn. Hiện 70% phát thải nhà kính của ngành vật liệu xây dựng là đến từ xi măng.

Khi luật chơi mới trên toàn cầu được áp dụng, đặc biệt là chứng chỉ carbon sẽ tác động lớn đến ngành, Fico-YTL nhận thức rằng chỉ có con đường phát triển bền vững mới có chỗ đứng trên thị trường trong tương lai. 

Đây không phải chuyện riêng của doanh nghiệp mà là sự chấp nhận của thị trường, người tiêu dùng.

Xin cảm ơn ông!

ESG là thách thức hay cơ hội?

ESG là thách thức hay cơ hội?

Phát triển bền vững -  2 năm
Thực hành ESG một cách phù hợp giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí, tạo ra lợi nhuận bền vững, đồng thời mở ra cơ hội hợp tác kinh doanh với những doanh nghiệp, nhà đầu tư tiên tiến trên thế giới.
ESG là thách thức hay cơ hội?

ESG là thách thức hay cơ hội?

Phát triển bền vững -  2 năm
Thực hành ESG một cách phù hợp giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí, tạo ra lợi nhuận bền vững, đồng thời mở ra cơ hội hợp tác kinh doanh với những doanh nghiệp, nhà đầu tư tiên tiến trên thế giới.
Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68

Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68

Leader talk -  2 ngày

Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.

Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân

Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân

Leader talk -  2 ngày

Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.

Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ

Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ

Leader talk -  3 ngày

Hưởng ứng tinh thần của Nghị Quyết 57, Liên minh nhân lực chiến lược ra đời nhằm xây dựng đội ngũ "kỹ sư 57" trên mặt trận tri thức và công nghệ.

'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước

'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước

Leader talk -  3 ngày

Có một sự thật mà chúng ta có thể tự hào: người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, đang chọn những chuyến đi có ý nghĩa. Họ tìm đến các điểm đến lịch sử không chỉ để chụp ảnh “check-in”, mà còn để thắp một nén hương, để đứng lặng vài phút và ngẫm về những điều lớn lao.

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Leader talk -  6 ngày

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH". Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia. Do đó, để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói "không" với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi.

Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9

Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9

Tiêu điểm -  18 phút

Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo

Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo

Tiêu điểm -  22 phút

Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.

Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa quy mô lớn tại Nga

Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa quy mô lớn tại Nga

Nhịp cầu kinh doanh -  25 phút

Nhà máy đặt tại Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày. Trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc nhóm nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.

Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco

Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco

Doanh nghiệp -  6 giờ

Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.

Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức

Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức

Doanh nghiệp -  7 giờ

Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.

Bãi Lữ đẹp mê hồn nhưng giấc mơ thiên đường nghỉ dưỡng vẫn dang dở

Bãi Lữ đẹp mê hồn nhưng giấc mơ thiên đường nghỉ dưỡng vẫn dang dở

Ống kính -  7 giờ

Bãi Lữ ở Nghệ An sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn nhưng vẫn chưa thể trở thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp.

Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng

Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng

Tiêu điểm -  8 giờ

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.