Trí tuệ nhân tạo (AI) nổi lên cùng những ứng dụng hữu ích cho cuộc sống con người nhưng đi kèm với đó là những dự báo đầy sợ hãi về công nghệ mới này.
Đối với một ngành công nghiệp có thể tạo ra hơn 1 nghìn tỷ USD giá trị kinh doanh trong năm nay và gần 4 nghìn tỷ USD vào năm 2022, bất kỳ nghi ngờ lớn nào về tác động đạo đức từ nó cũng có thể gây ra những hậu quả đáng kể.
Khi trí tuệ nhân tạo ngày càng trưởng thành hơn và các doanh nghiệp vẫn tiếp tục tăng cường đầu tư, một số lo lắng đã nổi lên liên quan đến tác động xã hội và đạo đức của công nghệ mới này.
Thất nghiệp hàng loạt
Sự lo lắng chung giữa các nhà phân tích, đặc biệt giữa những người công nhân là khả năng AI tạo ra thất nghiệp hàng loạt trên quy mô toàn cầu khi công việc ngày càng trở nên tự động và lao động của con người không còn cần thiết nữa. Đây có lẽ là mối lo lớn nhất liên quan tới AI.
Tuy vậy, những người ủng hộ lại cho rằng công nghệ này sẽ tạo ra các loại công việc mới khi ngày càng cần các kỹ sư và sự tinh tế của công nghệ mới đòi hỏi phải có tài năng để phát triển. Con người sẽ sử dụng AI để thực hiện những chức năng mới trong công việc hàng này.
Công ty nghiên cứu Gartner dự đoán rằng AI sẽ tạo ra thêm 2,3 triệu việc làm và loại bỏ 1,8 triệu, tương đương với mức gia tăng 500.000 việc làm cho tới năm 2020. Điều này cho thấy thực tế AI có thể không dẫn tới sa thải hàng loạt.
CNBC chỉ ra nghiên cứu của Đại học Oxford cho rằng một số công việc nằm trong khả năng bị thay thế nhất bao gồm nhân viên môi giới, nhân viên ngân hàng, bảo hiểm và người kê khai thuế. Mặc dù cần ít kĩ năng, đây lại là những công việc giúp ngành tài chính luôn vận hành.
Mặc dù có thể giảm thiểu mức thiệt hại đối với thị trường lao động thông qua nâng cao kỹ năng và sự ra đời của những công việc mới, rõ ràng là vấn đề mất việc làm sẽ chưa thể biến mất sớm.
Chiến tranh
Sự ra đời của thứ được gọi là "robot giết người" cũng như những ứng dụng khác của AI trong quân sự khiến không ít chuyên gia lo ngại công nghệ này sẽ dẫn tới chiến tranh.
Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk, người được biết đến với quan điểm thẳng thắn của về AI, đã từng cảnh báo rằng công nghệ này có thể dẫn đến Thế chiến III.
Dù sự cường điệu có thể được thêm vào nhưng nhận xét của Musk đã tạo ra nỗi sợ hãi thực sự. Một số nhà phân tích tranh luận rằng việc phát triển vũ khí tự trị gây chết người và sử dụng AI trong việc ra quyết định quân sự có thể tạo ra những tình huống liên quan đến đạo đức, mở ra khả năng chiến tranh.
Một nhóm tổ chức phi chính phủ thậm chí còn muốn cấm các loại máy móc như vậy. Năm 2013, một chiến dịch có tên Ngăn chặn kẻ giết người robots đã được thiết lập, kêu gọi các chính phủ ngăn cản sự phát triển của máy bay không người lái cũng như các phương tiện khác có sự hỗ trợ của AI.
Frank van Harmelen, một nhà nghiên cứu AI tại Vrije Universiteit Amsterdam, cho biết mặc dù sử dụng từ "đáng sợ" để mô tả AI không hoàn toàn đúng, những loại vũ khí trên sẽ khiến mọi người sợ hãi.
"Khu vực duy nhất tôi thực sự nghĩ rằng từ 'đáng sợ' nên được áp dụng là hệ thống vũ khí tự trị, những hệ thống có thể giống hoặc không giống như robot. Bất kỳ hệ thống máy tính nào, có AI hay không, tự động quyết định vấn đề sống hay chết ví dụ bằng cách phóng tên lửa, là một ý tưởng thực sự đáng sợ", Harmelen nói.
Giám sát hàng loạt
Nhiều chuyên gia lo sợ rằng AI có thể được sử dụng vào mục đích giám sát hàng loạt và nỗi sợ này dường như đang trở thành hiện thực tại Trung Quốc.
Ở nhiều thành phố Trung Quốc, sự kết hợp của công nghệ nhận diện khuôn mặt và AI đang được sử dụng giúp chính quyền để giảm bớt tội phạm.
Theo một báo cáo từ tờ New York Times xuất bản hồi đầu tháng, Trung Quốc hiện có khoảng 200 triệu camera giám sát. Không chỉ vậy, đây cũng là quốc gia duy nhất trên thế giới sở hữu "hệ thống tín dụng xã hội", theo dõi hoạt động của người dân để xếp hạng với những điểm số khác nhau, quyết định họ có bị cấm truy cập vào thông tin hay không.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đang cạnh tranh để trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu về AI vào năm 2030, gia tăng giá trị ngành công nghiệp này lên mức 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tương đương 146,6 tỷ USD.
Phân biệt đối xử
Khoảng hai năm trước đây, một chatbot AI có tên Tay được tạo ra bởi Microsoft đã gây ra sự khuấy động. Đây là chương trình máy tính tương tác với người dùng bằng ngôn ngữ tự nhiên dưới dạng âm thanh hoặc tin nhắn.
Bot này được trao cho một tài khoản Twitter và chỉ mất chưa đầy một ngày, người dùng có thể đào tạo nó đăng tải các dòng tweet mang tính tấn công. Sai lầm này đã buộc Microsoft phải rút tài khoản và để lại cuộc tranh luận nghiêm túc về việc AI có thể mang theo định kiến.
Toby Walsh, giáo sư AI tại Đại học New South Wales, cho rằng sự phân biệt đối xử là một trong những hậu quả không được mong đợi từ công nghệ này.
"Chúng tôi nhận thấy điều này trong sự không lường trước của thuật toán, đặc biệt là trong vấn đề máy móc học hỏi, đe dọa đến những thành quả từ nỗ lực cố gắng loại bỏ phân biệt chủng tộc, vấn nạn tình dục và các thành kiến khác ra khỏi xã hội", ông Walsh nhấn mạnh.
Theo nhà vật lí cao cấp Stephen Hawking, sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI) có thể là "sự kiện tồi tệ nhất trong lịch sử nền văn minh" trừ khi xã hội tìm ra cách kiểm soát sự phát triển của nó.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.