Leader talk

Những kỳ vọng cho thị trường chứng khoán 3 quý cuối năm 2023

Nguyễn Anh Tài 11/05/2023 10:15

2023 là năm khó dự báo nhất trong hơn một thập kỷ trở lại đây do các yếu tố đan xen phức tạp của tình hình chính trị, kinh tế thế giới ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô trong nước.

Kinh tế thế giới đang tiếp tục có nhiều biến động, các nhà đầu tư cần đặc biệt chú ý. Ngoại trừ Trung Quốc - nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới - đang ổn định và dần trên đà phục hồi mạnh, các nền kinh tế lớn khác đang có rất nhiều vấn đề cần theo dõi sát sao. 

Tại Mỹ, vào đầu tháng năm vừa rồi Fed vẫn tăng lãi suất thêm 0,25% bất chấp biến động trong ngành ngân hàng. Lãi suất tại Mỹ hiện vào khoảng 5 - 5,25%, đẩy mức lãi suất cao nhất trong hơn 15 năm qua và là lần thứ 10 tăng lãi suất liên tiếp kể từ hồi tháng 3/2022. Bên cạnh đó, nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ vượt trần nợ công vào đầu tháng 6 này là 31,4 nghìn tỷ USD, có nghĩa nếu đến tháng 6 này Chính phủ không được Quốc hội đồng thuận tăng trần nợ công thì hết chi phí hoạt động. 

Châu Âu cũng đang vật lộn với lạm phát và tình hình không tốt của hệ thống ngân hàng bất ổn.

Qua đó, một số kịch bản dự đoán kinh tế toàn cầu năm nay tăng trưởng khoảng 1,5 đến 1,7%, trong đó kinh tế Mỹ tăng chỉ vào khoảng 0,5%. Trung Quốc tăng trưởng mạnh hơn với khoảng 4,1 đến 4,3%( thậm chí có những dự báo mới cuối tháng 4 này Trung Quốc có thể tăng GDP đến 5%). 

Kinh tế khu vực châu Âu còn yếu hơn khi chỉ khoảng 0,1%. Lạm phát thế giới đặc biệt tại Mỹ, châu Âu vẫn còn mức cao trên 6%, mong muốn kéo xuống 2 - 2,5% (nhưng đạt được mục tiêu này đang rất khó khả thi trong năm nay). Đó là kịch bản tăng trưởng và lạm phát đẹp nhất cho năm nay của kinh tế toàn cầu.

Còn kịch bản xấu hơn, khó lường hơn khi Nga - Ukraina chiến tranh leo thang, kéo các nước tham gia sâu hơn nữa vào cuộc chiến này. Hiện nay, chưa thấy dấu hiệu ngã ngũ hay hạ nhiệt; cũng chưa thấy quốc gia trung gian nào có thể dàn xếp để các bên ngồi vào bàn đàm phán với nhau. Tiếng nói hòa bình tại khu vực này trở nên mong manh hơn bao giờ hết! 

Do vậy, giá cả năng lượng, hàng hóa còn rất khó dự đoán. Nếu tình hình chiến sự xấu hơn thì yếu tố tăng trưởng và lạm phát của cả thế giới khó xác định hơn bao giờ hết trong hơn 1 thập kỷ qua.

Với trong nước, vừa qua chúng ta nới lỏng chính sách tiền tệ nhanh, kịp thời, lãi suất ngân hàng đã giảm từ 1,5 đến 2% so với cuối năm 2022. Bên cạnh đó, Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công, kích thích tiêu dùng trong nước và tìm kiếm thêm cho thị trường xuất khẩu. 

Việc điều hành đồng loạt, đồng bộ chính sách tài chính, tài khóa như giảm thuế VAT 2% và các loại thuế phí khác, mang niềm tin thẩm thấu nhanh vào tăng trưởng cho nền kinh tế trong nước. Đặc biệt Chính phủ nhanh chóng ban hành các nghị quyết, cũng như các thông tư của Ngân hàng Nhà nước tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế đặc biệt lĩnh vực tài chính như: Nghị định 08/2023/NĐ-CP của Chính phủ về trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) giải quyết khó khăn của thị trường TPDN, tránh nguy cơ gia tăng nợ xấu. Thông tư 02 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn các tổ chức tín dụng cơ cấu lại nợ vay. Thông tư 3/2023 cho phép ngân hàng được mua lại ngay TPDN để giúp cải thiện triển vọng tăng trưởng tín dụng trong năm 2023 khi đầu ra tín dụng đang tăng trưởng thấp. 

Từ đó, chúng ta có 3 quý còn lại dự báo tăng trưởng GDP tốt hơn nhiều so với quý I chỉ với 3,32%.

Có 3 kịch bản GDP năm nay được tính toán đưa ra là: kịch bản thấp từ 5,8 đến 6%, kịch bản trung bình 6,2 đến 6,5% (đạt yêu cầu Quốc Hội thông qua là khoảng 6,5% trong năm nay), kịch bản cao rất tốt là trên 7% (được đánh giá là khó đạt được). 

Như thế cũng có nghĩa quý III và quý IV phải tăng trưởng mỗi quý từ 8% trở lên... vì dự báo quý II tăng trưởng khoảng 5,5 đến 6%. Trong tất cả kịch bản tăng trưởng thì lạm phát vẫn ước dưới 4,5%.

Xét tình hình doanh nghiệp trong nước, các quý còn lại hưởng lợi từ việc giảm lãi suất, kích thích tiêu dùng trong nước sẽ phát triển khá hơn quý I. Đặc biệt doanh nghiệp bất động sản khi câu chuyện trái phiếu được Chính phủ tháo gỡ bằng các nghị định, tháo gỡ pháp lý sẽ dần ấm lên. Các doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nguyên vật liệu, xây dựng hưởng ứng mạnh mẽ dòng tiền đầu tư công sẽ tăng trưởng trở lại. Từ đó giúp thị trường chứng khoán năm nay "tiền hung hậu cát". 

Qua các dự báo phân tích trên chúng ta thấy cửa sáng cho phía tăng của thị trường chứng khoán 2 quý cuối năm rõ ràng hơn rất nhiều. Sau nhịp phục hồi mạnh hơn hồi tháng 3, thị trường có vẻ hụt hơi dần. Với những yếu tố tác động của kinh tế thế giới cũng như kết quả kinh doanh quý I của hầu hết doanh nghiệp được công bố kém khả quan đẩy định giá PE không còn rẻ. 

Các phân tích kỳ vọng nếu tăng chậm, chắc với tình hình chung của kinh tế năm nay thì VN-Index vào khoảng 1150 đến 1250 điểm khi kết thúc năm. Nếu mọi điều kiện đều theo hướng thuận lợi nhất, đặc biệt dòng tiền ngoại tham gia nhiều hơn thì chỉ số này có thể sẽ còn đạt cao hơn khi hết năm 2023.

Kịch bản xấu nhất, có thể khi địa chính trị bất ổn do chiến tranh xảy ra diện rộng và bùng dịch bệnh thì không thể dự đoán nổi và đương nhiên lúc ấy thị trường sẽ quay về mốc dưới 1000 điểm. 

Nhóm cổ phiếu vua là ngân hàng vẫn là nhóm sẽ dẫn dắt đà tăng, bên cạnh nhóm bất động sản hưởng lợi từ giảm lãi suất và chính sách tháo gỡ trái phiếu doanh nghiệp. Trong đó phải kể đến nhóm liên quan hàng không, du lịch khi Trung Quốc mở cửa du lịch mạnh hơn vào dịp hè cũng như cuối năm.

Các cổ phiếu xuất khẩu vừa và nhỏ có thị trường ổn, câu chuyện riêng. Không thể thiếu nhóm cổ phiếu liên quan đến đầu tư công. 

Như vậy, nhà đầu tư cần có cái nhìn dài hạn trong năm nay với các cổ phiếu có cơ bản tốt, mỗi lần thị trường điều chỉnh hãy mua vào giữ trong trung và dài hạn; tránh đầu cơ lướt sóng nhanh, đặc biệt dùng đòn bẩy tài chính cao như vay margin; chú ý quan sát diễn biến tình hình kinh tế thế giới, động thái của Fed; tình hình chiến sự tại Nga - Ukraina để có các quyết định mua, giữ hay bán cổ phiếu ra. 

Bình tĩnh, bản lĩnh có phân tích trong đầu tư để không hoảng loạn bán cổ phiếu ra khi thị trường biến động nhất thời. Vừa tránh mất tiền vừa góp phần làm cho thị trường chứng khoán trong nước mất điểm thêm.

Kỳ vọng mọi điều kiện đều theo hướng thuận lợi nhất để có thể hái trái ngọt trong đầu tư chứng khoán vào dịp cuối năm này.

Ý kiến ( 0)
Đồng chủ nhân Giải thưởng Chính VinFuture 2024: Việt Nam cần đầu tư vào Al

Đồng chủ nhân Giải thưởng Chính VinFuture 2024: Việt Nam cần đầu tư vào Al

Leader talk -  13 giờ

GS. Fei-Fei Li cho rằng Việt Nam cần đầu tư vào hệ sinh thái AI, cần tích hợp AI vào khu vực công, trong giáo dục, đặc biệt là từ cấp tiểu học đến trung học.

Tuần làm việc bốn ngày: Khả thi tại Việt Nam hay không?

Tuần làm việc bốn ngày: Khả thi tại Việt Nam hay không?

Leader talk -  15 giờ

Tuần làm việc bốn ngày giúp người lao động cân bằng công việc – cuộc sống, giúp tăng năng suất lao động nhưng cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải thay đổi các chính sách.

Tầm nhìn của ngân hàng trong kỷ nguyên đầu tư mới

Tầm nhìn của ngân hàng trong kỷ nguyên đầu tư mới

Leader talk -  2 ngày

Nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng tiếp tục khởi sắc trong năm 2025, với ngành tài chính ngân hàng giữ vai trò “xương sống”, đóng góp quan trọng cho sự phát triển.

Tinh giản bộ máy hành chính: Cuộc 'Đổi mới lần 2' của đất nước

Tinh giản bộ máy hành chính: Cuộc 'Đổi mới lần 2' của đất nước

Leader talk -  2 ngày

Quá trình tình giản bộ máy hành chính lần này là cuộc “Đổi mới lần 2”, là vận hội mới của đất nước. Tuy nhiên, chúng ta sẽ gặp không ít khó khăn bởi liên quan trực tiếp đến vấn đề con người, đòi hỏi phải quyết tâm lớn, nỗ lực cao đưa đất nước vào kỷ nguyên mới.

Rào cản lớn nhất của trí tuệ nhân tạo chính là con người?

Rào cản lớn nhất của trí tuệ nhân tạo chính là con người?

Leader talk -  2 ngày

Câu hỏi về tương lai của trí tuệ nhân tạo đã bắt đầu từ những năm 1960, rằng AI liệu có toàn năng và đâu sẽ là rào cản lớn nhất?

V-Green cùng Prime Group phát triển 100.000 trạm sạc VinFast tại Indonesia

V-Green cùng Prime Group phát triển 100.000 trạm sạc VinFast tại Indonesia

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

V-Green và Tập đoàn đa ngành Prime Group, thông qua công ty con tại UAE, công bố biên bản ghi nhớ (MoU) về việc phát triển trạm sạc xe điện VinFast tại Indonesia.

Vườn cam FVF: Điển hình nông nghiệp xanh bền vững từ Tập đoàn TH

Vườn cam FVF: Điển hình nông nghiệp xanh bền vững từ Tập đoàn TH

Phát triển bền vững -  7 giờ

Dự án phát triển vườn cam thương hiệu FVF trên diện tích tập trung lớn của Tập đoàn TH có thể xem như một điển hình về ứng dụng công nghệ hiện đại phát triển nông nghiệp xanh bền vững.

OceanBank đổi tên, có lãnh đạo mới từ MB

OceanBank đổi tên, có lãnh đạo mới từ MB

Tài chính -  9 giờ

Oceanbank sẽ đổi tên và có chủ tịch, tổng giám đốc mới là nhân sự từ ngân hàng Quân đội.

Khách hàng SHB cần bổ sung sinh trắc học trước 31/12/2024

Khách hàng SHB cần bổ sung sinh trắc học trước 31/12/2024

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Chỉ còn khoảng ba tuần, để giao dịch tài chính không bị gián đoạn, SHB một lần nữa khuyến nghị khách hàng sớm bổ sung thông tin sinh trắc học và trước ngày 31/12/2024.

PVcomBank tặng xe cứu thương cho bệnh viện Đa khoa Vân Đình

PVcomBank tặng xe cứu thương cho bệnh viện Đa khoa Vân Đình

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

PVcomBank đã tặng Bệnh viện Đa khoa Vân Đình một xe cứu thương Ford Transit đi kèm trang thiết bị y tế chất lượng cao, tổng giá trị lên tới 1,5 tỷ đồng.

Chọn bất động sản xanh tại nội đô: Dự án đáng sống nhất Tây Nam Linh Đàm

Chọn bất động sản xanh tại nội đô: Dự án đáng sống nhất Tây Nam Linh Đàm

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Dịch chuyển tới ven đô để tận hưởng các yếu tố xanh là điều thường thấy, nhưng với những cư dân nội đô, dự án căn hộ nào sẽ là lựa chọn hàng đầu khi xu hướng bất động sản xanh là không thể đảo ngược?

Giá chung cư Hà Nội khó giảm

Giá chung cư Hà Nội khó giảm

Bất động sản -  12 giờ

Giá chung cư Hà Nội không còn tình trạng sốt nóng như nhiều tháng trước.