Những ngành hưởng lợi ngay lập tức từ EVFTA

Trần Anh Thứ tư, 28/10/2020 - 16:01

Theo SSI Research, một số ngành sẽ được lợi ngay lập tức từ EVFTA, chẳng hạn như ngành gạo và rau củ. Ở chiều ngược lại, ngành sữa có thể chịu tác động tiêu cực.

Trung tâm Phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research) vừa có báo cáo tác động của EVFTA đối với một số ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh.

SSI Research nhận định, các nhóm ngành xuất khẩu được cho là sẽ tăng trưởng mạnh mẽ nhất nhờ hiệp định EVFTA gồm có nông sản (gạo, đường, thịt gia súc gia cầm, rau củ quả), chế biến chế tạo (dệt may, da giày), dịch vụ vận tải, logistics…

Trong khi đó, các mặt hàng nhập khẩu được hưởng lợi gồm có máy móc linh kiện, ô tô... Bên cạnh đó, trong dài hạn, các ngành dịch vụ như ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, phân phối cũng sẽ được mở cửa cho các nhà đầu tư EU.

Triển vọng tăng trưởng mà hiệp định này mang lại cho nền kinh tế tuy được dự báo là lớn trong dài hạn, tuy nhiên trong ngắn hạn, không phải thuế giảm ngay về 0% hoặc hạn ngạch trong khuôn khổ EVFTA được dỡ bỏ là các doanh nghiệp được hưởng lợi ngay lập tức.

Một phần lí do nằm ở việc một số mặt hàng đã có thuế xuất/nhập khẩu bằng 0% trước khi EVFTA được kí kết (có thể theo khuôn khổ mức thuế quan phổ cập GSP) bên cạnh các lí do khác như các ngành hàng/doanh nghiệp của Việt Nam như chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu về quy tắc xuất xứ, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm, các rào cản kĩ thuật,…

Theo SSI Research, một số ngành sẽ được lợi ngay lập tức từ EVFTA, chẳng hạn như ngành gạo và rau củ. Với ngành gạo, trước EVFTA, thuế nhập khẩu gạo Việt Nam là 65-211 EUR/tấn (5-45%), mức thuế này giảm về 0% từ thời điểm hiệp định có hiệu lực theo hạn ngạch 80.000 tấn/năm. Thuế nhập khẩu sẽ được xóa bỏ với gạo tấm sau 5 năm và các sản phẩm từ gạo sau 3-5 năm.

Để đáp ứng tiêu chuẩn của châu Âu, doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cần có mô hình chuỗi gạo liên kết với nông dân để đảm bảo chất lượng từ đầu vào cho đến đầu ra. Sản lượng gạo Việt xuất sang châu Âu rất ít do chưa đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng và châu Âu chủ yếu tiêu thụ gạo basmati của Ấn Độ thay vì gạo thơm từ các nước như Thái Lan, Việt Nam.

Với ngành rau quả, trước khi EVFTA có hiệu lực, rau quả Việt Nam xuất sang châu Âu đã được hưởng mức thuế suất ưu đãi GSP nhưng vẫn ở mức cao (0- 20%). Sau khi EVFTA có hiệu lực, khoảng 94% trong tổng số 547 dòng thuế nhóm hàng rau, quả tươi và chế biến được cắt giảm về 0%, không hạn chế về kim ngạch và hạn ngạch. Việt Nam có thể xuất khẩu bất kỳ loại rau quả sang châu Âu, miễn là đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, trong đó có Global GAP và các điều kiện nguồn gốc xuất xứ.

Tương tự, ngành hóa chất, điều, cà phê, thủy sản, dệt may cũng được SSI Research đánh giá ở mức độ tích cực.

Với thủy sản, tôm nguyên liệu được hưởng lợi ngay lập tức từ EVFTA khi thuế giảm từ 4,2% về 0, tôm chế biến có lộ trình giảm dần thuế từ 7% về 0 trong 7 năm và cá tra giảm từ 5,5% về 0 sau 3 năm.

Thực tế cho thấy, sau khi EVFTA có hiệu lực từ 1/8, xuất khẩu tôm sang EU28 tăng 15,9% so cùng kỳ năm trước trong tháng 8 và tăng 41,1% trong tháng 9. Xuất khẩu cá tra vẫn tiếp tục suy giảm và chưa có tín hiệu hồi phục rõ ràng.

Với dệt may và da giày, trước EVFTA, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU đang được hưởng ưu đãi theo chế độ GSP tiêu chuẩn, trong đó thuế nhập khẩu hàng may mặc của EU đối với hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam là 9,6% đối với hàng may mặc và 11,9% với da giày.

Sau khi EVFTA có hiệu lực, đa số các mặt hàng dệt may sẽ được giảm thuế về 0 theo lộ trình 5 năm (chiếm 77,3% kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chính) hoặc 7 năm (22,7% còn lại). Trong khi đó, đa số các mặt hàng da giày sẽ được giảm thuế ngay lập tức về 0.

Tuy nhiên, để được hưởng ưu đãi thuế, các doanh nghiệp dệt may cần sử dụng vải sản xuất trong nước hoặc vải nhập khẩu có xuất xứ từ Hàn Quốc.

Do đó, SSI Research nhận định sớm nhất phải từ tháng 8/2021 các doanh nghiệp mới có khả năng được hưởng ưu đãi thuế. Thiếu hụt nguyên liệu vải trong nước vẫn là nút thắt của ngành trong khi giá thành vải nhập khẩu từ Trung Quốc hiện thấp hơn giá thành vải sản xuất tại Việt Nam đến 30%, thời gian giao hàng nhanh hơn do luôn có sẵn tồn kho nhờ quy mô sản xuất lớn, khiến vải sản xuất trong nước khó có thể cạnh tranh. Bởi vậy, mức ưu đãi thuế của EVFTA được đánh giá là vẫn chưa đủ hấp dẫn để doanh nghiệp chủ động chuyển nguồn cung nguyên vật liệu từ Trung Quốc về trong nước.

Ngược lại, một số ngành sẽ ít hưởng lợi hoặc thậm chí sẽ chịu tác động tiêu cực từ EVFTA. Ví dụ ngành sữa được dự báo sẽ gia tăng cạnh tranh trên sân nhà.

Tại Châu Âu, sữa là ngành được bảo hộ rất cao. Các quy định về tổ chức thị trường chung đã được ban hành từ những năm 1960 ví dụ như chính sách can thiệp thị trường bằng cho phép hội đồng Châu Âu hàng năm mua vào 1 lượng lớn bơ và sữa gầy từ nông dân ở mức giá cố định để bình ổn giá và tạo ra mức giá sàn. Hoặc chính sách hỗ trợ kho lưu trữ cho các nhà sản xuất để giao cho các hợp đồng tương lai, cũng như các chính sách hỗ trợ cho chương trình sữa học đường…

Hiện tại, rất ít quốc gia có thể xuất khẩu sữa vào châu Âu, và châu Âu đang áp dụng triệt để các biện pháp bảo hộ, cũng như hàng rào thuế quan và phi thuế quan để bảo vệ ngành sữa trong nước. Hiện tại, Châu Âu chưa cấp phép nhập khẩu các sản phẩm sữa từ Việt Nam. Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu sữa từ Châu Âu với giá trị đạt 215 triệu USD năm 2019, chủ yếu từ các nước như Ireland, Germany, Netherland, France and Poland. Sản phẩm Việt Nam nhập khẩu chủ yếu là Sữa gầy (Skimmend milk powder), bột whey, bơ, pho mát.

SSI Research dự báo, cạnh tranh từ các sản phẩm nhập khẩu từ EU sẽ gia tăng mạnh nhất ở phân khúc bột whey, bơ, pho mát, khi thuế nhập khẩu đang ở mức 10-20% và sẽ giảm dần về 0%. Tuy nhiên, do tập quán ăn uống của người Việt Nam, thị trường các sản phẩm này còn rất nhỏ (1-2 ngàn tỷ/năm), và đây cũng không phải là nhóm các sản phẩm mà các doanh nghiệp sữa nội địa đang tập trung khai thác tại thời điểm hiện tại.

Doanh nghiệp ngành sữa báo lãi lớn

Doanh nghiệp ngành sữa báo lãi lớn

Doanh nghiệp -  4 năm
Nhu cầu các sản phẩm sữa trong nước ít chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Thậm chí, sữa là một trong top sản phẩm có lượng mua qua các nền tảng thương mại điện tử tăng trong thời kì đại dịch.
Doanh nghiệp ngành sữa báo lãi lớn

Doanh nghiệp ngành sữa báo lãi lớn

Doanh nghiệp -  4 năm
Nhu cầu các sản phẩm sữa trong nước ít chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Thậm chí, sữa là một trong top sản phẩm có lượng mua qua các nền tảng thương mại điện tử tăng trong thời kì đại dịch.
Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu

Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu

Diễn đàn quản trị -  36 phút

Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.

Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035

Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035

Tiêu điểm -  47 phút

Xe buýt điện, năng lượng xanh sẽ thay thế toàn bộ xe buýt diezel để vận tải hành khách công cộng Thủ đô vào năm 2035.

Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội

Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội

Diễn đàn quản trị -  51 phút

Mục đích thương hiệu không chỉ giúp xây dựng niềm tin với khách hàng, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội và môi trường.

Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn

Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn

Tài chính -  1 giờ

Từ năm 2022, sự góp mặt của cổ đông Uniben và đợt tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng đã đem tới "bước ngoặt" cho sự phát triển của Chứng khoán Kafi.

Nông dân Việt hưởng ứng mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Nông dân Việt hưởng ứng mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Phát triển bền vững -  1 giờ

Phát thải ròng bằng 0 được đông đảo người nông dân hưởng ứng và xem như cơ hội để đổi mới mô hình sản xuất, nâng cao giá trị kinh tế.

Nam Long tiếp tục 'đảo nợ' 1.000 tỷ đồng trái phiếu

Nam Long tiếp tục 'đảo nợ' 1.000 tỷ đồng trái phiếu

Tài chính -  1 giờ

Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu tiên Nam Long phải phát hành trái phiếu để “đảo nợ” trong năm 2024.

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.

Đọc nhiều