Quốc tế
Nỗ lực từ AmCham liệu có thể kéo Mỹ quay trở lại TPP?
Ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành Hiệp hội doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham) khẳng định Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một thỏa thuận tốt cho cả nước Mỹ và người dân Mỹ.
Chỉ đến khi Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), phiên bản mới của TPP, được kí kết, sự nghi ngờ dành cho thỏa thuận thế kỉ này mới dần được loại bỏ.
Theo điều kiện ban đầu, hiệp định chỉ có hiệu lực trong trường hợp GDP của tất cả các nước quyết định kí kết chiếm ít nhất 85% GDP của toàn bộ 12 nước tham gia. Điều này có nghĩa là TPP sẽ không thể được thông qua nếu không có Mỹ bởi GDP của quốc gia này chiếm hơn 15%.
Tháng 11/2016, Mỹ tổ chức bầu cử tổng thống, TPP rơi vào thế chông chênh khi cả hai ứng cử viên đều tỏ ra không ủng hộ việc thông qua TPP.
Thời điểm đó mặc dù có nhiều quan điểm liên quan tới TPP song bà Hillary Clinton cũng đã buộc phải đưa ra sự phản đối với thỏa thuận này. Trong khi đó, ông Donald Trump lại kịch liệt phản đối TPP, gọi đây là một “thỏa thuận khủng khiếp”. Số phận TPP được dự báo sẽ coi như chấm dứt nếu như ông Trump trở thành vị tổng thống Mỹ tiếp theo.
Viễn cảnh tệ nhất đối với hiệp định thế kỉ đã xảy đến khi ông Trump trở thành tân tổng thống Mỹ và chỉ vài ngày sau khi nhậm chức, ông đã kí sắc lệnh tuyên bố rút Mỹ ra khỏi TPP.
Chia sẻ với báo chí bên lề Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ 2018, ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành AmCham cho biết: “Tại thời điểm đó, chúng tôi rất thất vọng. Hiện tại, chúng tôi cũng rất thất vọng về hành động đó và Tổng thống Donald Trump biết điều này”.
Theo mục tiêu ban đầu, TPP hướng tới việc giảm 90% các loại thuế xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên cũng như thiết lập nhiều tiêu chuẩn cao hơn về các vấn đề phi thuế quan như tiêu chuẩn kỹ thuật, lao động hay môi trường.
“Đây là một thỏa thuận tốt cho nước Mỹ và cho người dân Mỹ nhưng Tổng thống Trump không đồng ý với điều này, một trong nhiều lời hứa ông đã đưa ra trong quá trình tranh cử. Chúng tôi đang nỗ lực và cố gắng đưa tổng thống trở lại CPTPP”, ông Adam Sitkoff cho biết.
“Thỏa thuận là một ý tưởng tuyệt vời dù được gọi bằng bất cứ cái tên nào”, vị Giám đốc điều hành AmCham nhấn mạnh.
Theo ông, khi CPTPP có hiệu lực, rượu Mỹ, sản phẩm nông nghiệp và nhiều mặt hàng khác sẽ trở nên kém cạnh tranh hơn tại Việt Nam. Điều này không chỉ tồi tệ đối với công ty Mỹ và người Mỹ mà còn với người dân Việt Nam.
“Nếu không tham gia vào hiệp định CPTPP, nước Mỹ không thể cạnh tranh được với các quốc gia khác trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Chúng ta sẽ thấy một nước Mỹ đứng im trong khi các quốc gia khác tiến lên. Nước Mỹ sẽ là kẻ thua cuộc và công ty Mỹ, người dân Mỹ cũng vậy”, ông Adam Sitkoff nhấn mạnh.
Chia sẻ cùng quan điểm, Chủ tịch AmCham Michael Kelly tại VBF cho biết: “Chúng tôi hy vọng Mỹ có thể tham gia hiệp định này trong tương lai. Chúng tôi cũng rất vui mừng khi gần đây Tổng thống Trump đã chỉ đạo các cố vấn thương mại xem xét lại hiệp định này. Nếu Tổng thống thật sự mong muốn quay trở lại thảo luận về TPP, đây sẽ là tin tốt lành cho các công ty, các nhà đầu tư, công nhân, nông dân và người tiêu dùng cả 2 nước Việt Nam và Mỹ”.
Giữa tháng 4 vừa qua, ông Donald Trump đã chỉ đạo các trợ lý cấp cao xem xét lại việc gia nhập TPP 11 nếu như có thể đạt được một thỏa thuận tốt hơn. Vị tổng thống này cũng khẳng định sẽ tiếp tục nỗ lực xây dựng mối quan hệ thương mại mạnh mẽ, tốt hơn và công bằng hơn với 5 quốc gia TPP không có hiệp định thương mại với Mỹ là Nhật Bản, Việt Nam, Malaysia, New Zealand và Brunei.
Tuy vậy, “dù kết quả của TPP như thế nào, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ vẫn rất quan trọng đối với cả 2 nước, đặc biệt đối với cộng đồng doanh nghiệp”, ông Michael Kelly khẳng định.
CPTPP đạt bước tiến mới tại Nhật Bản
Thêm một quốc gia Đông Nam Á muốn vào TPP
Phó thủ tướng Thái Lan mới đây trong cuộc nói chuyện với Bộ trưởng Tái thiết kinh tế Nhật Bản cho biết quốc gia này muốn tham gia vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP càng sớm càng tốt.
Việt Nam ứng phó thế nào khi tranh chấp thương mại trong CPTPP sẽ gia tăng?
Theo TS. Phạm Minh Đức, chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới, năng lực xử lý tranh chấp thương mại của một số cơ quan quản lý Nhà nước Việt Nam hiện còn rất hạn chế cần được khắc phục ngay trong quá trình thực thi CPTPP.
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Vinhomes chỉ mua vào 67% số cổ phiếu quỹ đăng ký
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.
Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô
Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.
PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học
PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân và đối chiếu sinh trắc học trước 1/1/2025 để đảm bảo giao dịch an toàn, liên tục.