Nội chiến Coteccons đang tới hồi kết?

Trần Anh Thứ ba, 16/06/2020 - 14:12

Kết quả lấy ý kiến cổ đông mới đây của Coteccons cho thấy nhóm có cùng quan điểm với nhà đầu tư ngoại Kusto đang chiếm tỷ lệ áp đảo so với các cổ đông ủng hộ ban lãnh đạo hiện tại

Công ty Xây dựng Coteccons vừa công bố Nghị quyết Đại hội cổ đông theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản về việc tổ chức Đại hội cổ đông thường niên trực tuyến. Kết quả, 14 cổ đông đại diện 51,07% tỷ lệ cổ phiếu có quyền biểu quyết không tán thành việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công ty cho phép Coteccons tổ chức Đại hội cổ đông trực tuyến.

Nhóm cổ đông tán thành việc tổ chức Đại hội trực tuyến chỉ chiếm 29,4% số phiếu bầu. Do đó, cuộc họp Đại hội cổ đông thường niên dự kiến vào ngày 30/6 sắp tới sẽ được tiến hành theo hình thức trực tiếp như thường lệ.

Kết quả bỏ phiếu trên như một đợt thăm dò thu nhỏ trước thềm Đại hội cổ đông Coteccons giữa 2 nhóm: lãnh đạo Coteccons và nhóm Kusto. Các cón số trên cho thấy “nhóm Kusto” đang chiếm áp đảo tỷ lệ biểu quyết và được dự báo là nhóm sẽ quyết định các nội dung và kết quả tại Đại hội sắp tới.

Trước khi việc lấy ý kiến bằng văn bản diễn ra, các cổ đông có cùng quan điểm trong "nhóm Kusto” đã lần lượt hiện diện với số cổ phần có quyền biểu quyết tại Coteccons lên tới xấp xỉ 49%.

Hồi đầu tháng 6, Kusto đã gửi thông báo đến Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam yêu cầu cung cấp danh sách cổ đông của Coteccons tại ngày 22/6 để tổ chức cuộc họp cổ đông bất thường. Kusto cũng công bố các thông tin liên quan tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.

Một trong số các cổ đông cùng quan điểm trong “nhóm Kusto” cho biết nếu Coteccons không tổ chức được Đại hội cổ đông bất thường, các cổ đông này có thể bỏ luôn Đại hội cổ đông thường niên, và khi đó Coteccons sẽ không đạt được số cổ đông cần thiết theo quy định để tổ chức Đại hội cổ đông.

Ban lãnh đạo Coteccons chưa đưa ra thông tin nào sau kết quả lấy ý kiến cổ đông bên trên. Trước đó, ban lãnh đạo Coteccons hai nhiều lần phản bác các ý kiến mà Kusto và The8th đưa ra, đánh giá đó là “vô căn cứ, mang tính chất thù địch và xúc phạm danh dự ban lãnh đạo công ty”.

Tuy nhiên, những bất ổn trong nội bộ Coteccons lại xuất hiện. Không dừng lại ở nhóm cổ đông ngoại, Coteccons mới đây còn bị chính Ban kiểm soát (BKS) tố cáo thay đổi nội dung báo cáo của Ban kiểm soát và cản trợ hoạt động của Ban kiểm soát công ty.

Trưởng BKS của Coteccons đã gửi thông báo cho phía Kusto, cho biết không thể tổ chức Đại hội cổ đông bất thường theo như yêu cầu. Mặc dù vậy, vị này nhấn mạnh quan điểm Kusto có quyền thay mặt Coteccons để tổ chức Đại hội cổ đông bất thường.

Ngoài ra, Biên bản họp Ban kiểm soát vào ngày 29/5 đã ghi nhận sự thiếu hợp tác nghiêm trọng cũng như sự cản trở nặng nề từ phía HĐQT và Ban điều hành Coteccons để thực hiện nhiệm vụ. Biên bản được ký bởi ông Luis Fernando Garcia Agraz – Trưởng BKS và ông Nguyễn Hoài Nam – thành viên BKS. Thành viên còn lại là ông Nguyễn Minh Nhật từ chối ký.

Nếu ông Agraz được cho là người của “khối ngoại” thì ông Nguyễn Hoài Nam được xem là “người Coteccons” khi có hơn 20 năm làm việc tại Coteccons. Trong tháng 5, ông Nam cũng bán gần hết cổ phiếu CTD nắm giữ.

Những tin xấu liên tiếp báo hiệu ban lãnh đạo Coteccons, trong đó có Chủ tịch công ty, ông Nguyễn Bá Dương sẽ “lành ít dữ nhiều” trong kỳ Đại hội cổ đông năm nay.

Câu hỏi đặt ra là trong trường hợp ông Nguyễn Bá Dương và các cộng sự bị miễn nhiệm ngay trong Đại hội cổ đông diễn ra vào ngày 30/6 tới đây, ai là người có đủ năng lực thay thế?

Việc chuyển giao quyền lực điều hành ở Coteccons sẽ diễn ra như thế nào để không ảnh hưởng đến các chủ đầu tư, tiến độ các dự án và ổn định tâm lý người lao động?

Dù bị Kusto đặt nghi vấn chưa làm làm hết năng lực vào có dấu hiệu chuyển lợi ích trong nhóm “Coteccon Group” nhưng không thể phủ nhận thành tích của Ban lãnh đạo hiện nay. Cả ông Nguyễn Bá Dương và ông Nguyễn Sĩ Công đều là những “lão tướng” có kinh nghiệm chinh chiến hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam.

Những con số không biết nói dối. Trong nhiều năm qua, Coteccons luôn là doanh nghiệp xây dựng số 1 Việt Nam với doanh thu trên 20.000 tỷ đồng và lợi nhuận trên 1.000 tỷ đồng. Kể cả khi thị trường bất động sản Việt Nam rơi vào trạng thái bão hòa, lợi nhuận của Coteccons vẫn cao nhất trong nhóm các công ty xây dựng.

Có thể thấy, dù là ai được đặt lên thay thế ban lãnh đạo hiện nay của Coteccons, việc vượt qua được thành tích cũ không phải là việc dễ dàng, nếu không muốn nói một tương lai không mấy tốt đẹp đang chờ đón Coteccons.

Trong thông cáo báo chí phát đi gần đây, Tổng giám đốc Coteccon Nguyễn Sỹ Công khẳng định: “Chúng tôi (Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và tất cả các cấp quản lý) nhấn mạnh rằng, chúng tôi sẵn sàng lắng nghe ý kiến từ các cổ đông lớn, sẵn sàng chuyển giao vị trí của mình cho những ứng cử viên (do cổ đông lớn tiến cử) với điều kiện họ có đủ uy tín và năng lực để dẫn dắt Công ty phát triển lâu dài, bền vững”.

Cổ đông lớn Thành Công tại Coteccons có liên quan gì đến Kusto?

Cổ đông lớn Thành Công tại Coteccons có liên quan gì đến Kusto?

Doanh nghiệp -  4 năm
Dù không lên tiếng công khai như Kusto hay The8th, công ty TNHH MTV Kinh doanh và Đầu tư Thành Công (Thành Công), cổ đông lớn tại Coteccons là một trong những nhà đầu tư có nhiều liên hệ với Kusto.
Cổ đông lớn Thành Công tại Coteccons có liên quan gì đến Kusto?

Cổ đông lớn Thành Công tại Coteccons có liên quan gì đến Kusto?

Doanh nghiệp -  4 năm
Dù không lên tiếng công khai như Kusto hay The8th, công ty TNHH MTV Kinh doanh và Đầu tư Thành Công (Thành Công), cổ đông lớn tại Coteccons là một trong những nhà đầu tư có nhiều liên hệ với Kusto.
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Nhịp cầu kinh doanh -  8 giờ

Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Phát triển bền vững -  8 giờ

Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  8 giờ

Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Tiêu điểm -  9 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  18 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  1 ngày

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.