Nơi sản xuất nhiều điện thoại Samsung nhất thế giới: 60.000 nhân công, ăn 13 tấn gạo mỗi ngày

Theo The Economist Thứ hai, 16/04/2018 - 11:44

Nhân công giá rẻ làm việc trong các nhà máy Samsung giúp họ tạo ra những chiếc smartphone với giá thành rẻ hơn so với đối thủ Apple.

Samsung Thái Nguyên là nhà máy sản xuất di động công suất lớn nhất thế giới

Nhà máy Samsung Electronics Thái Nguyên hiện có hơn 60.000 nhân công, với 3 căng-tin và tiêu thụ khoảng 13 tấn gạo mỗi ngày. Đây cũng là nhà máy sản xuất ra điện thoại di động nhiều hơn bất cứ địa phương nào trên thế giới. 

Samsung Thái Nguyên, Samsung Bắc Ninh và nhiều nhà máy Samsung khác rải rác khắp Việt Nam đang sản xuất khoảng 1/3 lượng điện thoại di động toàn thế giới. Để đạt công suất lớn như vậy, gã khổng lồ Hàn Quốc đã đầu tư khoảng 17 tỷ USD vào Việt Nam.

Khoản đầu tư quá lớn biến Samsung trở thành một khách hàng quan trọng của Việt Nam, cũng tương tự như vai trò của Việt Nam với Samsung. Các công ty con tại Việt Nam tạo ra doanh thu 58 tỷ USD trong năm 2017, biến Samsung Việt Nam thành doanh nghiệp quy mô nhất nước, vượt qua Petro Việt Nam. 

Số lượng nhân công hiện tại đã trên 100.000 người. Hiện tại, Việt Nam là nhà xuất khẩu di động thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc. 1/4 nguồn thu từ xuất khẩu của Việt Nam đến từ hoạt động của Samsung.

Tất cả những con số thống kê cho thấy tầm quan trọng của Samsung tới nền kinh tế Việt Nam. Bất chấp một số báo cáo không tốt về tình trạng lao động tại các nhà máy Samsung, Thái Nguyên và Bắc Ninh đang trở thành những địa phương giàu có nhất nước. 

Nhà hàng, cửa hàng và khách sạn mọc lên như nấm xung quanh các khu công nghiệp. Số lượng các doanh nghiệp địa phương trở thành nhà cung cấp chính thức của Samsung đã tăng bảy lần trong vòng 3 năm qua.

Và Samsung cũng là nhà đầu tư Hàn Quốc lớn nhất tại Việt Nam. Trong số 108 tỷ USD vốn FDI Việt Nam nhận được kể từ khi gia nhập WTO vào năm 2007, 1/3 trong số này đến từ Hàn Quốc. 

LG Electronics, một gã khổng lồ khác của Hàn Quốc, cũng đã đầu tư 1,5 tỷ USD xây nhà máy sản xuất màn hình tại Hải Phòng. Lotte, một tên tuổi lớn khác, quản lý một chuỗi siêu thị lớn.

Lượng FDI chảy vào Việt Nam chiếm khoảng 8% tổng GDP quốc gia năm ngoái, nhiều gấp đôi nếu so sánh tỷ trọng với các nền kinh tế khu vực. Khối doanh nghiệp nước ngoài hiện chiếm khoảng 20% tổng sản lượng quốc gia, với tốc độ tăng trưởng nhanh gấp hai so với các doanh nghiệp Nhà nước trong 1 thập kỷ qua. Nó cũng đóng góp lớn cho tốc độ tăng trưởng GDP 7,4% trong quý 1 vừa qua của Việt Nam – tốc độ nhanh nhất ở châu Á.

Với Samsung, Việt Nam cho thấy những điểm thu hút hơn so với Trung Quốc. Nhân công trẻ, giá rẻ và đông đảo. Trước đây Trung Quốc cũng vậy, nhưng độ tuổi lao động bình quân tại quốc gia này đã tăng trung bình 7 tuổi trong những năm qua, và giá nhân công đắt gấp 2 lần so với Việt Nam.

Nhân công giá rẻ làm việc trong các nhà máy Samsung giúp họ tạo ra những chiếc smartphone với giá thành rẻ hơn so với đối thủ Apple. Trong khi các quốc gia khác chủ yếu nhập nguyên liệu thô hoặc linh kiện sang Trung Quốc để lắp ráp, Việt Nam hiện chủ yếu xuất khẩu những thiết bị hoàn chỉnh.

Việt Nam cũng là điểm đến lý tưởng cho các công ty Hàn Quốc sau những căng thẳng giữa Hàn Quốc và Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc ngày càng bảo hộ chặt chẽ hơn thì Việt Nam đang chào đón các công ty đa quốc gia. 

Trong năm 2015, Chính phủ đã mở cửa rộng hơn 50 ngành công nghiệp để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và cắt giảm các quy định pháp luật với hàng trăm ngành khác. Chính phủ cũng bán cổ phần nhà nước tại doanh nghiệp bia lớn nhất nước là Sabeco cho đối tác nước ngoài là ThaiBev.

Sự nhiệt tình của Việt Nam với các hiệp định thương mại cũng là yếu tố lôi cuốn các nhà đầu tư ngoại. Việt Nam là một trong những thành viên sáng lập của Hiệp định xuyên Thái Bình Dương TPP, và sẽ sớm ký kết hợp tác với liên minh châu Âu. Hiệp định ký kết với Hàn Quốc vào năm 2015 đã biến Hàn Quốc thành đối tác lớn thứ 4 của Việt Nam.

Ông Moon Jae-in, Tổng thống Hàn Quốc đã có chuyến thăm Việt Nam hồi tháng trước, đi cùng là đại diện của Samsung và nhiều tập đoàn lớn khác. Đây là chuyến thăm thứ 2 của vị Tổng thống này tới Việt Nam trong vòng chưa đầy 1 năm cầm quyền.

Vị Tổng thống bày tỏ, Hàn Quốc không nên hài lòng về bản thân hiện tại, mà thay vào đó cần củng cố quyền lực trong khu vực thông qua việc liên kết với những đồng minh khu vực. 

Ông Moon tin rằng, có như vậy, Hàn Quốc mới có thể trở thành “cá heo” giữa bầy “cá voi”, và có quyền tự quyết cho vận mệnh của mình. Và Việt Nam, ít nhất, không thể thiếu trong chiến lược này.

Phó tổng giám đốc Samsung lý giải nguyên do năng suất lao động Việt Nam thấp

Phó tổng giám đốc Samsung lý giải nguyên do năng suất lao động Việt Nam thấp

Tiêu điểm -  6 năm
Nhìn từ câu chuyện đội tuyển U23 Việt Nam, ông Bang Hyun Woo, Phó tổng giám đốc Samsung Việt Nam cho rằng một CEO giỏi cũng giống như một huấn luyện viên biết dùng người sẽ khai thác được tiềm năng và giá trị của người lao động.
Phó tổng giám đốc Samsung lý giải nguyên do năng suất lao động Việt Nam thấp

Phó tổng giám đốc Samsung lý giải nguyên do năng suất lao động Việt Nam thấp

Tiêu điểm -  6 năm
Nhìn từ câu chuyện đội tuyển U23 Việt Nam, ông Bang Hyun Woo, Phó tổng giám đốc Samsung Việt Nam cho rằng một CEO giỏi cũng giống như một huấn luyện viên biết dùng người sẽ khai thác được tiềm năng và giá trị của người lao động.
Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  19 phút

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  20 phút

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  1 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  5 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Doanh nghiệp -  5 giờ

Mảng năng lượng, vốn là mũi nhọn của công ty, được kỳ vọng sẽ hồi phục mạnh mẽ vào nửa cuối năm nay, dù những vấn đề pháp lý về giá bán điện vẫn là thách thức đáng kể.

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Tiêu điểm -  20 giờ

Thủ tướng yêu cầu nhiều nhóm giải pháp như hỗ trợ tín dụng, giảm thuế phí, đẩy mạnh đầu tư công nhằm khôi phục kinh tế và hướng tới tăng trưởng sau bão Yagi.

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủy điện cùng với điện khí LNG ngày càng quan trọng khi điện than hết dư địa tăng trưởng, năng lượng tái tạo mới vẫn thiếu cơ chế, còn điện khí thiên nhiên gặp vấn đề về nguồn cung nhiên liệu.