Aqua City của Novaland được gỡ vướng
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
TS. Lê Anh Sơn, Giám đốc Công ty CP PhenikaaX cho biết, xe tự hành của Phenikaa đã đạt tới cấp độ 4, cấp độ cao nhất mà thế giới có thể chế tạo được tính đến thời điểm hiện tại.
Trước đây, hình ảnh về một chiếc xe có thể tự vận hành, tự tránh các chướng ngại vật, chạy theo lộ trình định sẵn mà không cần đến sự điều khiển của con người có lẽ chỉ xuất hiện trong tưởng tưởng, hoặc những câu chuyện tuổi thơ về chú mèo máy thần kỳ Doraemon.
Thế nhưng, công nghệ ấy đang dần trở thành hiện thực thông qua những thành tựu của các ông lớn công nghệ toàn cầu như Tesla, Google hay các hãng xe hơi như Toyota, Honda.
Đặc biệt hơn, mới đây người Việt Nam cũng đã có chiếc xe tự hành của riêng mình, là xe tự hành cấp độ 4, cấp độ cao nhất mà thành tựu khoa học công nghệ của thế giới có thể đạt đến, được chế tạo bởi nhóm nghiên cứu thuộc Tập đoàn Phenikaa.
Trong câu chuyện với TheLEADER, TS. Lê Anh Sơn, Giám đốc Công ty CP PhenikaaX kiêm Viện phó Viện PRATI, đã chia sẻ những ý nghĩa đằng sau chiếc xe tự hành cấp độ 4 đầu tiên của Việt Nam.
Tại sao nhóm nghiên cứu lại lựa chọn xe tự hành trong khi chưa có hành lang pháp lý để đưa vào giao thông thực tế? Ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất lên xe tự hành, phải chăng Phenikaa đang muốn trình diễn công nghệ?
TS. Lê Anh Sơn: Ngay từ khi tôi trở về nước, tham gia tập đoàn Phenikaa và thành lập nhóm nghiên cứu, chúng tôi đã có ý tưởng về chiếc xe tự hành.
Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu, chế tạo gặp rất nhiều khó khăn. Chúng tôi có sẵn nhiều kiến thức được đúc kết và tích lũy trong quá trình học tập và làm việc tại nước ngoài nhưng lại không nắm được công nghệ. Ở các quốc gia phát triển, công nghệ được bảo mật cao.
Vì vậy, một con robot nhỏ đã được chế tạo trước để kiểm nghiệm cơ sở lý thuyết. Chế tạo thành công con robot, biết được rằng lý thuyết của mình đúng, chúng tôi dần dần nâng cấp, thay thế, hoàn thiện, khoảng 6 tháng thì chiếc xe tự hành cấp độ 4 đầu tiên của Việt Nam ra đời.
Xe tự hành của Phenikaa đạt tới cấp độ 4, cấp độ cao nhất mà thế giới có thể chế tạo được tính đến thời điểm hiện tại. Thông qua nhiều thử nghiệm, chiếc xe này hoàn toàn có khả năng vận hành tốt trên đường phố nhưng chưa thể tham gia giao thông do chưa có hành lang pháp lý điều chỉnh.
Xe tự hành của Phenikaa đạt tới cấp độ 4, cấp độ cao nhất mà thế giới có thể chế tạo được tính đến thời điểm hiện tại.
Tuy nhiên, đã có rất nhiều đơn vị, doanh nghiệp liên hệ với Phenikaa do nhìn thấy tiềm năng của sản phẩm. Hiện tại, tập đoàn hướng tới việc ứng dụng để thay thế cho xe điện đưa đón khách tại các khu đô thị thông minh, khu nghỉ dưỡng.
Phenikaa sẵn sàng thương mại hóa sản phẩm nếu đủ điều kiện cho phép và người tiêu dùng có nhu cầu. Chúng tôi vẫn luôn tâm niệm, nghiên cứu không phải để đấy, mà nghiên cứu phải tìm ra được giải pháp, ứng dụng được vào thực tế, giải quyết được vấn đề tồn tại trong thực tế.
Bên cạnh tiềm năng thương mại hóa, xe tự hành của Phenikaa còn mang một ý nghĩa quan trọng khác nữa. Đó là quy tụ được sự tham gia của những nhà khoa học, những kỹ sư dày kinh nghiệm và cả các bạn sinh viên mới ra trường để cùng nhau nghiên cứu, mổ xẻ, nâng cao kinh nghiệm và kiến thức.
Đây cũng chính là lý do Phenikaa tích hợp những công nghệ tiên tiến nhất về lidar, cảm biến, trí tuệ nhân tạo… lên xe tự hành.
Hiện tại, nhóm nghiên cứu đang tập trung tối ưu về giá, tức là giảm bớt bộ phận cảm biến đi nhưng lại tăng hiệu quả của thuật toán lên. Quá trình này giúp cho giá thành chiếc xe giảm xuống, dễ dàng tung ra thị trường hơn nhưng vẫn đảm bảo vận hành tốt và an toàn.
Khâu tối ưu hóa này cũng tiếp tục thu hút được nhiều nhân tài ở nhiều lĩnh vực kỹ thuật khác nhau, từ toán tin cho đến cơ khí hay trí tuệ nhân tạo.
Một điều quan trọng khác khi chế tạo ra được chiếc xe tự hành là Phenikaa làm chủ được công nghệ lõi. Nhờ vào đó, không chỉ xe tự hành mà có thể là cả drone tự hành hay tàu thủy tự hành cũng hoàn toàn có thể thực hiện được.
Quy tụ nhiều kỹ sư, nhà khoa học cùng hợp tác, nghiên cứu mang ý nghĩa gì, thưa ông?
TS. Lê Anh Sơn: Thông qua việc cùng nhau nghiên cứu, hợp tác, các kỹ sư, nhà khoa học Việt Nam có thể tạo ra giá trị cao hơn rất nhiều so với làm việc một cách độc lập.
Thực tế, người Việt Nam rất giỏi, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Tôi biết có rất nhiều người Việt đảm nhiệm những vị trí mang tính then chốt trong các tập đoàn đa quốc gia cả ở Việt Nam và trên thế giới. Nhiều công ty Việt Nam, có thể quy mô không lớn nhưng cũng đang gia công, thiết kế phần mềm (outsourcing) cho những tập đoàn ở nước ngoài.
Kể cả các bạn sinh viên đang theo học và mới ra trường cũng rất giỏi. Có những bạn trẻ tham gia nghiên cứu chiếc xe tự hành, chỉ cần hướng dẫn một vài lần là đã thành thạo công việc rồi.
Nhân lực của Việt Nam, đặc biệt là đội ngũ nhân tài trong lĩnh vực công nghệ không hề thiếu và rất “thiện chiến”. Vậy tại sao chúng ta không “gom” họ lại, để cùng nhau, kết hợp với nhau, bổ sung cho nhau, tạo ra những sản phẩm tuyệt vời, những thành tựu đáng được ghi nhận, những sản phẩm công nghệ hoàn toàn có thể tự hào khoe với thế giới rằng chúng được nghiên cứu, chế tạo bởi người Việt, là sản phẩm 100% “make in Viet Nam”.
Không chỉ Phenikaa mà các doanh nghiệp lớn khác và cả Chính phủ đều có thể là những người đi đầu để tập hợp nhân tài lại. Đây chính là cách để Việt Nam ghi được những dấu ấn nổi bật trên tiến trình cách mạng công nghệ 4.0 của nhân loại.
Vậy còn việc làm chủ công nghệ lõi có ý nghĩa như thế nào, khi nhiều nơi trên thế giới và một số doanh nghiệp Việt Nam cũng đã và đang nghiên cứu xe tự hành?
TS. Lê Anh Sơn: Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay mua công nghệ về. Nhưng như vậy không thể gọi là làm chủ công nghệ được. Chỉ khi chúng ta sở hữu được công nghệ lõi, chúng ta mới có thể nói là chúng ta làm chủ được công nghệ.
Ví dụ như tôi mua một chiếc xe Tesla về, thì nó mãi chỉ là chiếc xe tự hành mang nhãn hiệu Tesla thôi. Nhưng nếu làm chủ được công nghệ lõi ứng dụng trên xe tự hành, chúng tôi hoàn toàn có thể chế tạo ra những chiếc tàu thủy tự hành hay drone tự hành chẳng hạn.
Các doanh nghiệp nếu chỉ mua đi bán lại, không tính đến chuyện làm chủ công nghệ thì sẽ phải phụ thuộc quá nhiều vào bên ngoài. Đến khi đại dịch Covid-19 bùng phát, ta mới hiểu sâu sắc được cái sự phụ thuộc ấy nguy hiểm như thế nào.
Thực tế, Phenikaa rất chú trọng nghiên cứu để sở hữu được công nghệ lõi. Khách hàng có thể thấy tập đoàn hiện nay đang cung ứng rất nhiều sản phẩm, giải pháp công nghệ được ứng dụng rộng rãi vào nhiều khía cạnh trong cuộc sống, từ hỗ trợ giáo dục, thiết bị nhà ở thông minh, quản lý dữ liệu giao thông cho tới hỗ trợ phòng chống Covid-19.
Thực chất, các giải pháp trên đều được phát triển từ một số công nghệ lõi nhất định mà tập đoàn đang nắm giữ. Nhờ đó, dù cung ứng nhiều giải pháp, nguồn lực của tập đoàn thực chất không hề bị phân tán mà vẫn tiến hành cải tiến, nâng cao hàm lượng công nghệ, nâng cao hiệu quả cho từng giải pháp.
Phenikaa không coi FPT là đối thủ mà rất mong chờ những thành tựu của họ. Cuộc chơi nào cũng phải có bạn chơi.
Ở Việt Nam, Vingroup, FPT và một số đơn vị khác nữa cũng đã có những hoạt động liên quan đến xe tự hành. Phenikaa không coi họ là đối thủ mà rất mong chờ vào những thành tựu của họ. Vì khi thị trường có sự tham gia của nhiều bên, chúng tôi sẽ học hỏi được thêm nhiều điều.
Do đó, Phenikaa luôn chào đón và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với tất cả cộng đồng doanh nghiệp có mục tiêu nghiên cứu, phát triển xe tự hành cũng như các lĩnh vực công nghệ khác. Một sân chơi phải có nhiều người thì mới gọi là sân chơi được!
Phenikaa đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ để thuận theo dòng chảy của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như phong trào đổi mới sáng tạo quốc gia. Ông có nhận xét thế nào về đổi mới sáng tạo tại Việt Nam và mong muốn điều gì để thúc đẩy hiệu quả hơn đổi mới sáng tạo?
TS. Lê Anh Sơn: Khi còn ở Nhật Bản, tôi mong muốn về nước, chỉ nghĩ là về để xem thử xem đất nước mình có cái gì, mình giúp đỡ được gì cho đất nước.
Nhưng khi về nước, tôi thấy hơi choáng ngợp vì không nghĩ rằng cộng đồng đổi mới sáng tạo của Việt Nam lại đông đảo như vậy. Rất nhiều người, rất nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đều đang muốn chung tay góp sức để tạo ra sự thay đổi.
Nếu như cả 3 cuộc cách mạng trước chúng ta đều thất bại thì cách mạng công nghiệp 4.0 lại đặt ra nhiều cơ hội, vì không có sự chênh lệch quá lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển.
Việt Nam có nhiều lợi thế, có những thành tựu nhất định. Nhà nước cũng đang có những chính sách thúc đẩy, nhiều doanh nghiệp đã nhận được hỗ trợ để thúc đẩy phát triển công nghệ.
Để Việt Nam tiến xa hơn nữa, tôi nghĩ rằng các doanh nghiệp, đặc biệt là những tập đoàn lớn cần tạo ra những quỹ lớn hơn để đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D). Đây là cách để doanh nghiệp nắm được công nghệ lõi, như tôi đã nói, qua đó tiềm năng của doanh nghiệp sẽ phát huy một cách tối đa.
Nhà nước đóng vai trò dẫn dắt trong phong trào đổi mới sáng tạo. Vai trò này nếu như được phát huy tốt hơn thì sẽ tạo ra những kết quả vô cùng tích cực. Ví dụ như Nhà nước có thể “đặt hàng” những sản phẩm, đề ra những bài toán, những thực trạng để các doanh nghiệp cùng tiến hành nghiên cứu, có thể là phối hợp với nhau để giải quyết.
Điều này cũng tạo điều kiện, cơ hội cho những công ty startup có ý tưởng hay, có khả năng ứng dụng thực tế cao có thể tiếp cận nguồn kinh phí.
Xin chân thành cảm ơn ông vì cuộc trò chuyện này!
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.