Diễn đàn quản trị
Quản trị trí tuệ nhân tạo để bảo vệ doanh nghiệp
Ở quy mô doanh nghiệp, quản trị trí tuệ nhân tạo không chỉ nhằm mục đích bảo vệ khách hàng và mà còn nhằm bảo vệ chính những doanh nghiệp đó khỏi những điểm yếu của công nghệ này cũng như rủi ro vi phạm pháp luật liên quan.
Ở cấp độ chính phủ, quản trị trí tuệ nhân tạo là ý tưởng có một khuôn khổ hay hệ thống pháp luật để đảm bảo các công nghệ học máy được nghiên cứu và phát triển với mục tiêu làm cho việc áp dụng hệ thống AI trở nên công bằng, hữu ích, hạn chế tối đa rủi ro.
Cần lưu ý, quản trị trí tuệ nhân tạo sẽ không chỉ phụ thuộc vào nỗ lực của chính phủ, nhất là trong bối cảnh những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ này đến từ những công ty công nghệ công nghệ khổng lồ chứ không phải từ những dự án nghiên cứu của chính phủ.Vì những ảnh hưởng to lớn, nhanh chóng của nó trên quy mô toàn cầu, quản trị trí tuệ nhân tạo cần dựa vào sự hợp tác giữa các chính phủ, tổ chức và các bên liên quan.
Cùng với những tiến triển trong quá trình thông qua đạo luật về trí tuệ nhân tạo (AI Act) bắt buộc về kiểm soát các ứng dụng AI có rủi ro cao tại châu Âu, năm 2023 cũng đánh dấu nhiều cột mốc đáng chú ý về quản trị trí tuệ nhân tạo trên khắp thế giới mà chúng ta cần lưu tâm như các dự thảo luật quản lý AI tại Trung Quốc, Canada và các quốc gia khác. Ngoài việc chính phủ tăng cường theo dõi giám sát và quản lý công nghệ này, ở phía ngược lại, các doanh nghiệp cũng có những động thái tích cực rất đáng quan tâm.
Ở Hoa Kỳ, người đứng đầu của các công ty công nghệ lớn như Google, Microsoft, Tesla, Open AI (công ty quản lý của ChatGPT), IBM, cũng có những phát ngôn ủng hộ việc tăng cường quản lý và kiểm soát công nghệ này từ chính phủ.
Sam Altman, CEO của công ty khởi nghiệp OpenAI, trong tháng 5 và tháng 6/2023 đã cố gắng đưa ra thông điệp cho chính phủ biết rằng họ cần bắt đầu suy nghĩ về quy định về AI ngay bây giờ, trước khi quá muộn.
Có thể thấy, trong tương lai gần, việc quản trị tuệ nhân tạo sẽ không còn là những bộ quy tắc hay những nghiên cứu chính sách ở bậc vĩ mô mà sẽ sớm là một phần trong các hoạt động quản trị doanh nghiệp.
Khung quản trị AI hiệu quả giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro về đạo đức và pháp lý
Trước làn sóng về yêu cầu minh bạch và tăng cường quản trị trí tuệ nhân tạo trên toàn cầu, các công ty công nghệ từ vài năm trước cũng đã sớm đưa ra các thông tin giải trình về “trí tuệ nhân tạo có trách nhiêm” (responsible AI), và “AI đáng tin cậy” (trustworthy AI, trusted AI).
Để đáp ứng quan tâm và lo ngại về các vấn đề đạo đức từ cộng đồng cũng như những yêu cầu từ các nhà làm luật từ khóa “AI có trách nhiệm” bao gồm cả hai khía cạnh đạo đức và pháp lý. Tức là ngoài việc tuân thủ yêu cầu bắt buộc từ các luật quy định, các nhà phát triển, các doanh nghiệp sử dụng AI trong kinh doanh cũng cần tuân thủ các nguyên tắc đạo đức dù chưa có khung pháp lý quy định. Hay nói cách khác, một khung quản trị “AI có trách nhiệm” hoạt động hiệu quả sẽ giúp các công ty giảm các rủi ro về đạo đức và pháp lý.
Việc tăng cường quản trị AI trong tổ chức không chỉ tốn kém, đem đến những phiền toái về mặt phân bổ nhân sự và thời gian mà còn có rất nhiều lợi ích. Cụ thể, xây dựng hệ thống có trách nhiệm, tăng cường sự minh bạch sẽ đem lại sự tin cậy cho khách hàng và nhân viên, giảm thiểu tối đa những bias khó dự đoán, cùng những rủi ro về bảo mật và quyền riêng tư.
Bên cạnh đó, hệ thống AI có trách nhiệm sẽ khuyến khích các nhân viên nhận thức rõ ràng hơn, tham gia nhiều hơn trong việc xây dựng hệ thống AI có trách nhiệm từ đó đem lại nhiều giá trị bảo vệ các lợi ích của khách hàng, của thị trường và ở quy mô rộng hơn đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội.
Để xây dựng một hệ thống quản trị trí tuệ nhân tạo trong một doanh nghiệp có nhiều viêc cần phải làm, trong đó bốn nội dung chính được nhấn mạnh.
Một là xác định nguyên tắc quản trị AI và làm rõ sứ mệnh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xác định rõ sứ mệnh của doanh nghiệp đối với xã hội từ đó tái xác định thứ tự ưu tiên của doanh nghiệp trong bối cảnh xã hội, yêu cầu của luật pháp.
Doanh nghiệp cũng cần chọn cho mình những nguyên tắc về quản trị AI như: minh bạch và rõ ràng, công bằng, bảo mật.... Qua đó, xây dựng những bộ nguyên tắc quản trị AI nội bộ, triển khai thành những hướng dẫn thi hành cho nhân viên.
Hai là xây dựng nhân sự và hệ thống quản trị rủi ro. Không quy trách nhiệm rõ ràng thì không ai chịu trách nhiệm. Trong doanh nghiệp cần có hệ thống nhân sự quản trị trí tuệ nhân tạo rõ ràng, minh bạch. Ngoài người chịu trách nhiệm chính là giám đốc công ty hoặc giám đốc dữ liệu, doanh nghiệp cũng cần xây dựng một nhóm kiểm soát độc lập để thực hiện công việc này trong những công ty công nghệ có quy mô lớn với nhiều sản phẩm ứng dụng AI nhiều người sử dụng.
Ngoài ra, các nhà lãnh đạo cũng nên quan tâm sự đa dạng trong đội ngũ phát triển sản phẩm chẳng hạn như giới tính, độ tuổi, dân tộc, nền tảng kiến thức học thuật, và các yếu tố khác nhau để đảm bảo các nhóm đại diện cho nhiều kinh nghiệm và quan điểm khác nhau.
Ba là tuân thủ quy định. Doanh nghiệp cần tăng cường tuân thủ các luật và quy định hiện hành đồng thời quan sát các luật và quy định trong tương lai, phát triển các chính sách để giảm thiểu rủi ro và vận hành các chính sách đó thông qua khung quản lý rủi ro với báo cáo và giám sát thường xuyên.
Bốn là xây dựng văn hóa doanh nghiệp và đào tạo. Doanh nghiệp cần tạo ra một văn hóa doanh nghiệp đúng đắn đảm bảo rằng AI được phát triển và sử dụng một cách công bằng, có đạo đức và có trách nhiệm.
Để đạt được điều này, doanh nghiệp cần có chính sách đào tạo nhân viên về ảnh hưởng xã hội của AI, các khung pháp lý, nguyên tắc đạo đức về công nghệ này cũng như nhấn mạnh trách nhiệm, đảm bảo rằng nhân viên áp dụng các bộ nguyên tắc quản trị AI một cách đúng đắn và để xây dựng và ứng dụng AI một cách có trách nhiệm, đáng tin cậy.
Gợi ý cho doanh nghiệp Việt
Ở Việt Nam, mặc dù chính phủ chưa có những động thái cho thấy sẽ sử dụng pháp luật để quản lý và giám sát AI nhưng không vì thế mà các công ty Việt Nam có thể lơ là và bỏ qua công việc này.
Ở quy mô doanh nghiệp, quản trị trí tuệ nhân tạo không chỉ nhằm mục đích bảo vệ khách hàng và mà còn nhằm bảo vệ chính những doanh nghiệp đó khỏi những điểm yếu của công nghệ này cũng như rủi ro vi phạm pháp luật liên quan.
Chúng ta đang ở thời đại mà các dịch vụ công nghệ được phát triển và cung cấp không biên giới. Việt Nam cũng là nơi có các công ty cung cấp giải pháp công nghệ thông tin cho các công ty lớn trên toàn cầu. Nếu các công ty công nghệ Việt Nam không theo dõi sát sao các luật và quy định ở thị trường có sự quản lý nghiêm khắc như châu Âu hay các nước phát triển khác, sẽ có rủi ro rất cao vi phạm trực tiếp luật ở các quốc gia này, dẫn đến bị phạt hoặc bị hạn chế cung cấp dịch vụ trong các thị trường này.
Không chỉ là các công ty công nghệ, các công ty kinh doanh ở những mảng khác cũng cần lưu ý các luật liên quan khi sử dụng các ứng dụng AI trong kinh doanh. Cụ thể là việc sử dụng ChatGPT trong công việc cũng cần lưu ý đến sai sót, trách nhiêm khi đưa ra các thông tin sai sót cũng như các rủi ro về vi phạm tác quyền có thể có. Hoặc việc thu thập dữ liệu để huấn luyện các mô hình học máy để xây dựng các thuật toán cần lưu ý đến luật bảo vệ dữ liệu cá nhân mới nhất...
Vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để tăng cường quản trị trí tuệ nhân tạo trong doanh nghiệp của mình?
Đối với các công ty công nghệ, cần bắt đầu xây dựng hệ thống quản trị trí tuệ nhân tạo dựa theo bốn nội dung đã được đề cập để xây dựng chính sách và đội ngũ để thực hiện. Đối với các doanh nghiệp khác, cần rà soát lại các ứng dụng AI mà doanh nghiệp mình đang sử dụng, phân tích và đánh giá rủi ro có thể có qua việc ứng dụng AI trong doanh nghiệp mình từ đó có những biện pháp để giảm thiểu rủi ro.
Không thể phủ nhận việc xây dựng và bảo đảm các nguyên tắc cho việc xây dựng AI có trách nhiệm trong phạm vi doanh nghiệp là tốn kém, cần sự đầu tư về tiền bạc, nhân sự cũng như thời gian. Tuy nhiên, cũng như sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ này là không thể đảo ngược, việc chúng ta cần đầu tư để quản trị tốt công nghệ này cũng là một yêu cầu, một xu hướng tất yếu
Thúc đẩy quản trị trí tuệ nhân tạo để kiểm soát rủi ro
Những điểm yếu chí mạng của trí tuệ nhân tạo
Chỉ tập trung khai thác các mặt tích cực mà ít khi đề cập đến những vấn đề mà trí tuệ nhân tạo (AI) có thể gây ra, con người sẽ khó nhận thức được tầm quan trọng của quản trị trí tuệ nhân tạo.
Đường đến trung tâm trí tuệ nhân tạo của khu vực
Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc gia về AI đến năm 2030, với mục tiêu từng bước đưa Việt Nam trở thành một trung tâm đổi mới sáng tạo và AI nằm trong Top 4 của khu vực ASEAN và trong Top 50 của thế giới.
Cần góc nhìn đa chiều về trí tuệ nhân tạo
Chuyên gia FPT cho rằng công nghệ trí tuệ nhân tạo rất cần được quan tâm vì khả năng tạo ra sự rung chuyển trong tương lai, nhất là với ngành phần mềm.
Việt Nam thăng hạng 7 bậc về chỉ số sẵn sàng trí tuệ nhân tạo toàn cầu
Năm 2022, Việt Nam xếp hạng thứ 6/10 trong khu vực ASEAN và xếp hạng 55/181 toàn cầu về chỉ số sẵn sàng trí tuệ nhân tạo (tăng 7 bậc so với năm ngoái). Thứ hạng đó đã thể hiện nỗ lực vượt bậc của Việt Nam về khoa học công nghệ nói chung và trí tuệ nhân tạo nói riêng trong thời gian vừa qua.
Cần chiến lược mới trong tuyển dụng nhân sự gen Z
Với sự linh hoạt, độc lập và sáng tạo, gen Z đang thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới trong cách tuyển dụng và quản trị nhân sự để phù hợp hơn với xu hướng hiện đại.
Doanh nghiệp được lợi gì khi đầu tư vào quản trị?
Đầu tư vào quản trị không chỉ giúp thu hút được vốn đầu tư mà còn đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động.
Startup kỳ lân Việt Nam cần gì hơn là chiêu trò và khuyến mãi?
"Việt Nam cần chiến lược dài hạn, sản phẩm chất lượng và mô hình bền vững thay vì chiêu trò ngắn hạn để đạt mục tiêu 10 kỳ lân" - nhận định của bà Lynn Hoàng, Giám đốc quốc gia Binance.
Khi chi phí cho xanh hóa không còn là gánh nặng
Cũng như đầu tư cho thực phẩm hữu cơ, con đường xanh hóa thường tốn kém hơn so với cách thức thông thường nhưng lại mang lại hiệu quả lâu dài.
Nhiều người trẻ lo lắng về triển vọng nghề nghiệp
Dù có mức độ lạc quan nhất khu vực nhưng người trẻ Việt cũng có nhiều lo ngại, đặc biệt là về vấn đề gia việc làm và bảo vệ môi trường.
Diễn đàn CFO Hà Nội 2025: Hàng trăm CFO sẽ thảo luận về ứng dụng AI, Big Data vào tài chính
Ngày 7/1/2025, tại khách sạn Pan Pacific, Hà Nội, Câu lạc bộ Giám đốc tài chính Việt Nam (CFO Vietnam), thành viên của Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD) sẽ tổ chức sự kiện Diễn đàn CFO Hà Nội 2025.
Điểm danh các ngành hàng đã 'hội quân' về Vincom Shophouse Royal Park
Những tuyệt chiêu của Vincom Retail - “ông lớn” của ngành bán lẻ Việt Nam đã giúp Vincom Shophouse Royal Park (Đông Hà, Quảng Trị) thu hút ngày càng nhiều nhãn hàng và nhà đầu tư tìm tới, tạo nên tâm điểm giao thương mới sầm uất bậc nhất miền Trung.
V-Green hợp tác Fast+ triển khai 5.000 trụ sạc đến hết năm 2025
Với 5.000 trụ sạc các loại dành riêng cho xe điện VinFast, Fast+ trở thành một trong những đối tác nhượng quyền lớn nhất của V-Green.
Masan High-Tech Materials hoàn tất thoái vốn tại H.C.Starck
Masan High-Tech Materials đã hoàn tất việc chuyển nhượng 100% cổ phần tại H.C. Starck Holding (Đức) GmbH cho Mitsubishi Materials Corporation Group.
Tasco nâng vốn điều lệ vượt 10.000 tỷ đồng
Số tiền huy động gần 1.800 tỷ đồng sẽ được Tasco tập trung hoàn thiện “hệ sinh thái” ngành ô tô, cung cấp chuỗi dịch vụ toàn diện cho xe và chủ xe.
Các quỹ chuyên nghiệp có hiệu quả vượt trội nhà đầu tư cá nhân
Top 20 quỹ cổ phiếu lớn nhất đã ghi nhận tăng trưởng NAV bình quân 18,93% trong khi VNIndex tăng 10,61% từ đầu năm nay đến ngày 3/12.
Việt Nam trước cơ hội bứt phá vào chuỗi cung ứng hàng không
Việt Nam đang nắm bắt cơ hội vàng gia nhập chuỗi cung ứng hàng không toàn cầu, tận dụng lợi thế về vị trí địa lý, nguồn nhân lực dồi dào và chi phí cạnh tranh để bứt phá mạnh mẽ.