Để tiêu chuẩn kỹ thuật không trở thành rào cản kinh doanh
Nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành không có tính khả thi là thực trạng diễn ra suốt nhiều năm qua, gây phiền hà, rắc rối cho doanh nghiệp.
Công ty TNHH PouYuen Việt Nam bị đình chỉ hoạt động trong 2 ngày do không đảm bảo các yêu cầu, điều kiện an toàn về phòng, chống dịch Covid-19.
Ngày 13/4, UBND TP. HCM đã quyết định tạm dừng hoạt động sản xuất của Công ty TNHH PouYuen Việt Nam, địa chỉ tại D10/890, quốc lộ 1A, phường Tân Tạo, quận Bình Tân, do không đảm bảo các yêu cầu, điều kiện an toàn về phòng, chống dịch Covid-19.
Quyết định tạm dừng sản xuất của công ty có tới 70.000 công nhân trong hai ngày được ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP. HCM nêu tại cuộc họp thường trực Chính phủ về phòng chống dịch Covid -19 ngày 13/4.
Theo đó, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid -19, TP. HCM đã ban hành bộ chỉ số đánh giá tính rủi ro lây nhiễm tại doanh nghiệp và đã 1.663 doanh nghiệp thực hiện tự đánh giá theo bộ chỉ số này.
Trong đó, công ty PouYuen Việt Nam đã tự chấm điểm theo bộ chỉ số đánh giá tính rủi ro lây nhiễm tại công ty là 52%.
Sau đó, các cơ quan chức năng TP. HCM đã đến trực tiếp công ty để nghe báo cáo về biện pháp phòng, chống dịch và kiểm tra, rà soát kết quả tự đánh giá. Nhà chức trách đánh giá tính rủi ro lây nhiễm tại công ty là 91% và yêu cầu công ty phải khắc phục.
Tuy nhiên, kết quả kiểm tra lần gần nhất cho thấy, mặc dù công ty đã nỗ lực khắc phục nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu an toàn phòng, chống dịch.
Theo đoàn kiểm tra, công ty PouYuen Việt Nam có quy mô lớn với khoảng 70.000 lao động, làm việc 3 ca, trong đó có ca đêm. Hàng ngày, công ty có trên 800 xe đưa rước công nhân nên không đáp ứng được Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra, đoàn kiểm tra cũng cho biết công ty có tỷ lệ rủi ro lây nhiễm virus corona rất cao theo các chỉ số được ban hành tại Quyết định số 1203 ngày 6/4/2020 của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP. Hồ Chí Minh. Kết quả chỉ số đánh giá tính rủi ro lây nhiễm vẫn ở mức 81%.
Mặc dù đã thực hiện nhiều biện pháp ngăn ngừa Covid-19 như đo thân nhiệt công nhân, phát khẩu trang, làm vách ngăn ở nhà ăn... nhưng công ty PouYuen Việt Nam chưa cắt giảm số lượng công nhân làm việc theo ca nhằm đảm bảo khoảng cách theo quy định.
Theo cơ quan chức năng, công nhân ra vào cổng giờ cao điểm vẫn tập trung đông, chưa đảm bảo khoảng cách theo quy định. Trong xưởng làm việc, khoảng cách giữa các công nhân ở một số khu vực vẫn chưa đảm bảo.
Trước tình hình đó, UBND TP. HCM đã ban hành quyết định tạm đình chỉ hoạt động sản xuất của công ty PouYuen Việt Nam từ 0 giờ, ngày 14/ 4 đến hết ngày 15/4/2020.
Quyết định tạm đình chỉ hoạt động sản xuất của công ty PouYuen Việt Nam được đưa ra sau khi một công nhân của Công ty TNHH Samsung Display Việt Nam tại Bắc Ninh được xác định dương tính với vi rút SARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với bệnh nhân bị nhiễm Covid-19 tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Cũng tại buổi làm việc này, ông Phong nhận định dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, nguy cơ xâm nhập ca bệnh từ các nước trên thế giới vẫn đang rất cao, đặc biệt là các nước trong khu vực. Bên cạnh đó là nguy cơ tiềm ẩn các trường hợp lây nhiễm dịch bệnh từ cộng đồng và tiếp tục lây lan cho nhiều người.
Chính vì vậy, UBND TP. HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục kéo dài thời gian cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 đến ngày 30/4/2020.
Tính đến nay, trên địa bàn TP. HCM có 54 ca nhiễm Covid-19, trong đó, 35 trường hợp lây nhiễm ở nước ngoài chiếm 65%, 19 trường hợp lây nhiễm ở cộng đồng chiếm 35%. Hiện đã điều trị khỏi bệnh cho 40 trường hợp và chỉ còn 14 trường hợp đang điều trị.
Nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành không có tính khả thi là thực trạng diễn ra suốt nhiều năm qua, gây phiền hà, rắc rối cho doanh nghiệp.
Nghị quyết 66 vừa được Bộ Chính trị ban hành không chỉ là một bước đột phá chiến lược trong xây dựng và thực thi pháp luật, mà còn là sự khẳng định nỗ lực cải cách quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Để hiện thực hoá khát vọng xây dựng nước Việt Nam “hơn mười ngày nay”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực và phát huy mọi tiềm năng.
Mặc dù đã hết bốn tháng đầu năm nhưng 24 bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới 5%, thậm chí còn chưa bắt đầu giải ngân vốn.
“Luồng xanh” là thủ tục đầu tư, kinh doanh đặc biệt theo phương thức hậu kiểm, được đánh giá là chìa khóa quan trọng tạo cơ chế bứt phá cho nền kinh tế.
Việt Nam sẽ giải quyết bài toán phát triển trung tâm dữ liệu ra sao, khi các quốc gia đi trước đều gặp thách thức về năng lượng, cũng như tiêu chuẩn xanh hóa?
Nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành không có tính khả thi là thực trạng diễn ra suốt nhiều năm qua, gây phiền hà, rắc rối cho doanh nghiệp.
Nghị quyết 66 vừa được Bộ Chính trị ban hành không chỉ là một bước đột phá chiến lược trong xây dựng và thực thi pháp luật, mà còn là sự khẳng định nỗ lực cải cách quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Chủ tịch Taseco Land Phạm Ngọc Thanh nói về việc cân đối giữa nợ vay và doanh thu để hiện thực hoá kế hoạch mở rộng quỹ đất đầy tham vọng.
Một làn sóng đầu tư vào các dự án đại đô thị đang lan rộng trên thị trường bất động sản, tạo ra những cú hích tăng trưởng đáng kể nhưng cũng kéo theo nhiều thách thức về pháp lý, thanh khoản và quản trị rủi ro.
Giá nguyên liệu tăng cao và bất ngờ khiến Bình Điền buộc phải đặt ra mục tiêu giảm so với năm trước nhưng vẫn sàng bứt phá nếu thị trường thuận lợi.
Bên cạnh vẽ lên bức tranh tăng trưởng khá tham vọng, ngành ngân hàng còn phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là nợ xấu gia tăng trong lĩnh vực bất động sản.