Tài chính
Thaiholdings thoái vốn khỏi Thaigroup
Thaiholdings sẽ bán 33,6% vốn điều lệ Thaigroup, hạ về còn 48%, qua đó không còn là công ty mẹ của doanh nghiệp này.
Công ty CP Thaiholdings vừa công bố nghị quyết HĐQT thông qua việc chuyển nhượng 84 triệu cổ phần, tương ứng 33,6% vốn điều lệ Công ty CP Tập đoàn Thaigroup.
Hiện tại, Thaiholdings đang sở hữu 204 triệu cổ phần, tương ứng 81,6% vốn điều lệ Thaigroup. Sau giao dịch, sở hữu của Thaiholdings tại Thaigroup sẽ hạ về còn 48%, qua đó không còn là công ty mẹ của doanh nghiệp này.
Giá chuyển nhượng dự kiến không thấp hơn giá trị đầu tư ban đầu và đảm bảo nguyên tắc có lãi, thời gian chuyển nhượng kể từ tháng 5/2024.
Được biết, Thaigroup từng là công ty mẹ của Thaiholdings với tỷ lệ sở hữu 74%, nhưng vào năm 2019 đã nhượng lại toàn bộ cổ phần cho các cổ đông khác.
Đầu năm 2021, Thaiholdings tăng vốn thành công lên 3.500 tỷ đồng thông qua chào bán 296,1 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu, giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu. Số tiền gần 3.000 tỷ đồng huy động được công ty “thâu tóm ngược lại” 81,6% vốn Thaigroup từ 9 cá nhân, qua đó biến Thaigroup trở thành công ty con của Thaiholdings từ đó đến nay.
Thương vụ chuyển nhượng cổ phần Thaigroup được công bố trong bối cảnh diễn ra một loạt động thái tài chính đến từ các công ty thành viên và có liên quan trong “hệ sinh thái” của bầu Thụy.
Gần đây nhất, LPBank tạo bước “đột phá” khi là một trong số các tổ chức tín dụng đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn năm 2024, LPBank sẽ phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 33.576 tỷ đồng, nằm trong nhóm các ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống.
Trước đó, Công ty CP Chứng khoán LPBank (LPBS) cho biết, công ty đã thực hiện tăng vốn điều lệ thành công từ 250 tỷ đồng lên 3.888 tỷ đồng (gấp 16 lần) và sẵn sàng triển khai các nghiệp vụ chứng khoán từ tháng 5/2024.
Ngoài ra, Thaigroup và LPBS cũng đã góp mặt trong danh sách nhà đầu tư chiến lược mới trong đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ 130 triệu cổ phiếu của Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai - đối tác ký kết “hợp tác toàn diện” với ngân hàng này, giá trị thương vụ ước tính là 1.300 tỷ đồng. Sau giao dịch nhóm này trở thành cổ đông lớn khi sở hữu khoảng 12,3% vốn doanh nghiệp của bầu Đức.
Về tình hình kinh doanh, trong quý I/2024, Thaiholdings ghi nhận doanh thu 276 tỷ đồng, giảm tương đối so với 584 tỷ đồng của quý I/2023, lợi nhuận sau thuế quý đầu năm đạt 49,3 tỷ đồng, giảm 30% so với quý I/2023.
Tại buổi ĐHĐCĐ năm 2024, công ty đặt kế hoạch doanh thu thuần hợp nhất đạt 1.114 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 125 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 68 tỷ đồng. Thaiholdings cho rằng đây là giai đoạn tập trung tìm kiếm quỹ đất sạch, pháp lý rõ ràng, các hạng mục đầu tư tài chính để trong dài hạn có thể tăng hiệu quả đầu tư.
HĐQT định hướng Thaiholdings sẽ không trở thành một tập đoàn đa ngành mà chỉ tập trung vào phát triển hai ngành nghề hiện đang có thế mạnh là đầu tư tài chính và bất động sản.
Trong lĩnh vực đầu tư tài chính, HĐQT khẳng định luôn đảm bảo nguyên tắc đầu tư an toàn, không vượt ngưỡng cảnh báo và rủi ro tài chính. Trong lĩnh vực bất động sản, công ty tiếp tục triển khai các dự án hiện có như Khu nghỉ dưỡng phức hợp Enclave Phú Quốc; Dự án Khu phức hợp Kim Liên.
Định hướng trong năm 2024, Thaiholdings sẽ tiếp tục tìm kiếm các dự án bất động sản tiềm năng để M&A. Đây là những dự án đảm bảo yếu tố pháp lý, tuân thủ quy định của pháp luật, chi phí đầu tư ban đầu phù hợp.
Thaiholdings cứu đợt tăng vốn của Hoàng Anh Gia Lai
Techcombank tiến sâu vào thị trường bảo hiểm
Techcombank đánh giá thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển, kinh tế trên đà hồi phục mạnh mẽ.
TPS mạnh tay đầu tư trái phiếu dưới thời Chủ tịch Đỗ Anh Tú
Đóng góp chính vào kết quả kinh doanh của TPS chủ yếu đến từ lãi bán các tài sản tài chính và thu nhập hoạt động khác, chiếm 65% tổng doanh thu hoạt động.
TPBank thông tin về việc từ nhiệm của ông Đỗ Anh Tú
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - HOSE: TPB) đưa ra thông tin nhận được đơn từ nhiệm của ông Đỗ Anh Tú – Phó chủ tịch hội đồng quản trị.
Nới room ngoại tối đa cho 4 ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc
Với quy định mới này, các ngân hàng vừa nhận chuyển giao bắt buộc trong thời gian qua như MB, HDBank, VPBank sẽ được nới room lên 49% kể từ ngày 19/5 tới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Vinhomes Đan Phượng hút khách
Chỉ sau hơn 10 ngày, kể từ 10/03 khi Vinhomes chính thức ra mắt đại đô thị Vinhomes Wonder City Đan Phượng, 90% bảng hàng tại phân khu Hừng Đông đã có thanh khoản.
Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Thời cơ vàng để du lịch Việt Nam bứt phá
Du lịch Việt Nam đang đứng trước thời cơ vàng để bứt phá, tăng tốc, tận dụng mọi lợi thế để khẳng định vị thế mới trên bản đồ du lịch thế giới.
Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt
Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.
'Quốc gia khởi nghiệp': Bài học quản trị xuất sắc
Khám phá bí quyết quản trị xuất sắc từ những quốc gia khởi nghiệp hàng đầu thế giới. Học hỏi chiến lược và bài học thành công để thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Techcombank tiến sâu vào thị trường bảo hiểm
Techcombank đánh giá thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển, kinh tế trên đà hồi phục mạnh mẽ.